Download miễn phí Đề tài Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam





Chương I: Những vấn đề chung về khu chế xuất - khu công nghiệp 6

I- Khái niệm chung về khu chế xuất- khu công nghiệp. 6

1. Khái niệm khu chế xuất - khu công nghiệp. 6

2. Phân loại khu công nghiệp- khu chế xuất 10

3. Những đặc điểm chủ yếu của khu công nghiệp, khu chế xuất. 11

II- Vai trò của khu công nghiệp- khu chế xuất. 12

1. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 12

2. Tạo khả năng để khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng 14

3. Phát triển kinh tế theo hướng mở 15

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. 17

1. Các nhân tố ảnh hưởng. 17

1.1. Môi trường đầu tư 17

1.2. Quan điểm phát triển và chính sách vĩ mô 18

1.3. Xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá. 20

2. Những điều kiện cần thiết để xây dựng khu công nghiệp - khu chế xuất. 20

3. Quy trình hình thành khu công nghiệp. 23

Chương II: Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc và chính sách phát triển 24

I- Đặc khu kinh tế trong chiến lược cải cách kinh tế Trung Quốc. 24

1. Hoàn cảnh ra đời các đặc khu kinh tế. 24

2. Đặc điểm và các mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 25

2.1. Đặc điểm các đặc khu kinh tế. 25

2.2. Mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 27

3. Nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến và các chính sách ưu đãi. 29

3.1. Các giai đoạn phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến. 29

3.2. Các chính sách ưu đãi của Thâm Quyến. 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, tuỳ theo hạng mục kinh doanh. Nếu đất dùng cho thương nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi thời hạn sử dụng đất đai là 20 năm. Thời hạn sử dụng đất cho công nghiệp và du lịch là 30 năm, dùng cho nhà ở, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật là 50 năm. Hết thời hạn nếu muốn sử dụng tiếp phải có sự phê chuẩn của cơ quan quản lý đặc khu. Miễn thuế sử dụng đất đai từ 1-5 năm đối với những nơi khai phá như đồi trọc, đất hoang, đầm lầy,... giảm 25-40% thuế đất đối với xí nghiệp tiên tiến, quy mô lớn, nhất là dùng cho công nghiệp. Mức thuế sử dụng đất đai cứ 3 năm điều chỉnh một lần, mức điều chỉnh không quá 30% tiền thuê đất có thể trả dần trong nhiều năm với lãi suất hàng năm 8%. Trong quá trình thuê đất, các doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng lại cho nhau nhưng bắt buộc phải thực hiện các thủ tục hành chính; Nhà nước chỉ điều tiết thông qua thuế.
+ Về thuế gián thu: Các doanh nghiệp trong đặc khu khi cung cấp, trao đổi sản phẩm hàng hoá với nhau hay bán cho người tiêu dùng trong đặc khu đều không phải nộp thuế gián thu. Hàng hoá sản xuất tại các đặc khu được bán ra ngoài đặc khu thì phải nộp thuế.
2. Chính sách khuyến khích mối liên kết kinh tế giữa đặc khu với vùng ngoài đặc khu.
Việc mua bán trong thị trường nội địa Trung Quốc của các đặc khu có rộng rãi hơn ở các khu chế xuất của các nước. Các doanh nghiệp được phép tiêu thụ một phần sản phẩm tại chỗ hay nội địa. Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ tuỳ từng trường hợp vào mức độ sử dụng trang thiết bị, nguyên liệu, công nghệ của các doanh nghiệp trong đặc khu. Trong 5 năm đầu tiên khi việc xây dựng các đặc khu kinh tế ở giai đoạn đầu việc tổ chức chưa chặt chẽ và hiểu biết thị trường thế giới chưa nhiều, có tới 70% sản phẩm làm ra trong đặc khu kinh tế được tiêu thụ trong nội địa. Ngày nay tỷ lệ đó là 30%.
Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp trong nước có 25% giá trị vốn cổ phần do bên nước ngoài mua, doanh nghiệp đó được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi mà chính phủ đã ban ra.
3. Chính sách về lao động tiền lương.
Trung Quốc là nước đông dân, luôn có 25 triệu lao động chờ việc (số liệu năm 1988) do đó, những khuyến khích về tiền lương trong đặc khu kinh tế đã giúp Trung Quốc giải quyết tương đối tình trạng thất nghiệp.
Theo qui định, các doanh nghiệp trong các đặc khu kinh tế có quyền tự do tuyển dụng lao động thông qua thị trường lao động. Người lao động từ bên ngoài đặc khu vào tìm việc trong đặc khu phải chịu sự quản lý của sở lao động, và phải được sở lao động cho phép và cấp thẻ ra vào đặc khu.
Tuy mức lương của các công nhân trong các đặc khu kinh tế thấp hơn so với các khu chế xuất của các nước. Nhưng so với mức lương ngoài đặc khu kinh tế, mức lương trong đặc khu kinh tế vẫn cao hơn. Tiền lương luôn thay đổi tuỳ theo từng loại xí nghiệp và công việc. Mức lương trung bình trong các đặc khu kinh tế cao gấp 2,5-3 lần so với ngoài đặc khu.
Các quy định về chế độ và tiêu chuẩn tuyển dụng công nhân ở đặc khu kinh tế phải bảo đảm những điều kiện chặt chẽ về kỷ luật lao động, về quyền sa thải của chủ doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích cho công nhân. Chế độ tuyển dụng chủ yếu là thi tuyển và theo hợp đồng, phần lớn là tuyển dụng những thanh niên có trình độ văn hoá từ trung học trở lên và xuất thân từ các vùng nông thôn nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
4. Một số chính sách ưu đãi khác.
Trước hết là các chính sách cho các đặc khu kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xoá bỏ chế độ hai giá trong đặc khu, thành lập chế độ điều tiết ngoại tệ, cho phép thực hiện chế độ một tỷ giá theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu. Thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán được thành lập. Các ngân hàng nước ngoài được phép liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài hoạt động trong đặc khu kinh tế. Các ngân hàng được phép huy động vốn trong nước bằng nhân dân tệ để cho vay. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất khẩu thu ngoại tệ phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng, khi có nhu cầu sử dụng ngoại tệ các doanh nghiệp được phép rút ra theo nguyên tắc cung cầu ngoại tệ. Chế độ bán quyền sử dụng đất được áp dụng và các chế độ kiểm toán kế toán được áp dụng phù hợp từng ngành nghề kinh doanh.
Bên cạnh đó, "cơ chế dịch vụ mở cửa" đã đem lại cơ hội tốt cho các đặc khu kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ tiến hành phân quyền lập pháp, quyền cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cho chính quyền đặc khu. Trung tâm dịch vụ đầu tư nước ngoài được thành lập với chức năng quyết xét duyệt thủ tục cho các dự án đầu tư nước ngoài trong thời hạn bình quân là 2 tuần.
Ngoài ra chính quyền đặc khu còn có quyền sử dụng một số ngân sách vào xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ theo quy định riêng. Quyền hành của chính quyền đặc khu không chỉ liên quan đến sản xuất, mà còn liên quan đến hải quan, cấp visa đi lại, lưu trú của nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của chính quyền đặc khu, thủ tục cấp thị thực xuất cảnh cho các nhà đầu tư nước ngoài và Hoa kiều cũng đơn giản và có giá trị nhiều lần. Họ chỉ cần có giấy đi đường đặc biệt hay chứng minh thư do công ty phát triển đặc khu cấp để xuất nhập cảnh và ra ngoài khu.
Nhằm mục tiêu thu hút đầu tư của Hoa kiều, đặc biệt là Hoa kiều ở Hồng Kông. Vì thế công ty nào của Hồng Kông đầu tư trên 5 triệu USD vào đặc khu kinh tế sẽ được miễn thuế đất đai, ưu tiên phát triển trong đặc khu các ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là dệt may và quần áo - nơi Hồng Kông đang mất dần lợi thế so sánh. Giá thuê đất và chi phí lao động của Hồng Kông đều cao hơn Trung Quốc vì thế đây là địa chỉ đến của các nhà đầu tư Hồng Kông nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.
III- Đánh giá những thành công và tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
1. Những thành công đạt được.
1.1. Cơ sở hạ tầng đặc khu phát triển mạnh.
Theo kinh nghiệm từ đặc khu kinh tế Thâm Quyến, muốn thu hút được một đồng tiền vốn đầu tư của nước ngoài phải chi ra 5,5 đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Như vậy, thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ quyết định đến những thành công tiếp theo trong các đặc khu kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc đã bỏ ra 7,63 tỷ nhân dân tệ (3,5 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu trong 5 năm đầu (1980-1985) trong giai đoạn tiếp theo chính phủ Trung Quốc đã biết vận dụng khôn khéo các hình thức đầu tư như BTO, BT, BOT,... nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác vào xây dựng. Trong đó hình thức liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài đã thu được những thành công đáng kể.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển dịch vụ Logistics tại Singapore bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
H Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà n Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử ở Châu Á Công nghệ thông tin 0
A Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm và chính sách phát triển mô hình tập Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top