svishop

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kế hoạch hoá gia đình, nạo hút thai, làm mẹ an toàn của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe sinh sản là sự phát triển hài hòa của mỗi con người về thể lực,
tinh thần, là khả năng hoà hợp cộng đồng chứ không phải chỉ là không có bệnh
tật, ốm đau hay không tàn phế của bộ phận sinh dục mà còn là sự hoạt động hài
hoà của hệ thống đó nhằm mục đích sinh sản hay không sinh sản và thực hiện
được quyền sinh sản của mỗi con người [3].
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) là chăm sóc sức khoẻ cho tất cả
mọi người từ khi mới là bào thai cho đến khi già, sức khỏe sinh sản là phần
không thể thiếu để con người phát triển hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội
[3]. Đây là một trong các vấn đề ngày nay rất được quan tâm trên phạm vi toàn
thế giới nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong lĩnh vực sinh
sản và tình dục. Tại Việt Nam, từ những năm 80 và nhất là những năm đầu của
thế kỷ XX, Bộ Y tế đã chú trọng đến những hoạt động của chương trình này và
có kế hoạch xây dựng thành một chương trình quốc gia về CSSKSS giai đoạn
2001–2010 theo Quyết định số 136/2000/QĐ – TTg, ngày 28/11/2000. Đầu tư
cho chương trình CSSKSS là cách đầu tư tổng hợp lồng ghép nhiều hoạt động
của các chương trình quốc gia theo chiến lược nhằm thực hiện việc nâng cao và
giữ gìn sức khoẻ cho phụ nữ, nam giới trong thời kỳ sinh sản, cùng với việc đưa
ra các chỉ tiêu cụ thể để các cấp, các ngành làm căn cứ chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững trong
cung cấp dịch vụ CSSKSS [3].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhận thức, thái độ,
thực hành của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với hàng loạt các vấn đề xã hội có
liên quan. Tuy nhiên các nghiên cứu này được nhìn nhận dưới góc độ y học nhiều
hơn là xã hội học, và mới chỉ tập trung nghiên cứu ở vùng đồng bằng và thành
thị, chưa chú ý nhiều đến các khu vực nông thôn, dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Quan tâm đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và những yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng CSSKSS cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu
vùng xa, dân tộc thiểu số là điều cần thiết.
Nội dung về CSSKSS khá phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn
này, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về kế
hoạch hoá gia đình, nạo hút thai và làm mẹ an toàn của phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Cao Bằng, là tỉnh miền núi phía
Bắc, với điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Vì những lý do trên, tác giả luận văn đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
có chồng trong độ tuổi sinh đẻ” (Qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng).
Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của cuộc
khảo sát “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của ngƣời sử dụng các
dịch vụ bảo hiểm y tế, CSSKSS, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây
truyền qua đƣờng tình dục tại Cao Bằng và Sơn La” thuộc dự án 3 năm “Cải
thiện các dịch vụ y tế tại tỉnh Cao Bằng và Sơn La” do Trung tâm Nghiên cứu
Dân số và Sức khỏe Nông thôn thực hiện năm 2007-2008, với sự hỗ trợ tài chính
của Tổ chức Deutsche Gesellschaft Technische Zusammenarbeit (GTZ) - Chính
phủ Đức. Tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia thiết kế bộ công cụ nghiên cứu,
điều tra thực địa tại Cao Bằng, tham gia xử lý số liệu, viết báo cáo và được phép
của Ban quản lý dự án cho sử dụng bộ số liệu điều tra để thực hiện luận văn.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần vào việc vận dụng các lý thuyết xã hội học trong việc
phân tích, làm rõ thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành và các nhân tố tác
động đến vấn đề CSSSKS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một địa
bàn cụ thể.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần làm rõ thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Cao Bằng về CSSKSS và phân tích một số
yếu tố liên quan.
Nâng cao nhận thức của phụ nữ về tầm quan trọng của việc CSSKSS đối
với người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS của phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ.
Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về
CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kế hoạch hoá gia đình,
nạo hút thai, làm mẹ an toàn của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về
CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ về tầm quan trọng của việc CSSKSS.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bện Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B Y dược 0
D Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan Y dược 0
K Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0
D Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top