hocdesong10ckd3

New Member

Download miễn phí Đồ án Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton





MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2 Nội dung của đề tài 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH 5
2.1 Mơ đầu 5
2.2 Phân loại kháng sinh 5
2.3 Tính chất của một số nhóm kháng sinh thông dụng 8
2.3.1 Nhómbeta–lactamin 8
2.3.1.1 Penicillin 9
2.3.1.2 Một số Penicillin thông dụng: 11
2.3.1.3 Cephalosporin 13
2.3.1.4 Một số Cephalosporin thôngdụng 15
2.3.2 Nhóm Phenicol 16
2.3.2.1 Cấu trúc 16
2.3.2.2 Tính chất 17
2.3.3 Nhóm Aminosid 18
2.3.3.1 Tính chất 18
2.3.3.2 Một số Aminosid thông dụng 18
2.4 Sự đề kháng kháng sinh. 19
2.4.1 Các cách đề kháng của vi khuẩn 19
2.4.1.1 Thay đổi tính thấm của màng tế bào 19
2.4.1.2 Sinh ra những enzym làm kháng sinh mất tác dụng 20
2.4.1.3 Thay đổi vị trí đích 20
2.4.2 Các kiểu đề kháng kháng sinh. 20
2.4.2.1 Đề kháng tự nhiên (intrinsic resistance) 20
2.4.2.2 Đề kháng thu nhận (acquired resistance) 20
2.5 Anh hưởng của kháng sinh đối với môi trường 22
2.5.1 Chu trình xâm nhập của dược phẩm vào môi trường tự nhiên 24
2.5.2 Kháng sinh trong môi trường 24
2.5.3 Quá trình kháng kháng sinh trong môi trường 29
2.5.4 Quá trình kháng kháng sinh trong các hệ thống xử lý nước thải 30
2.5.5 Sự phát triển của khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn 35
2.5.6 Kết luận 36
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 38
3.1 Sơ lược về các phương pháp xử lý nước thông dụng 38
3.1.1 Hấp thụ bằng than hoạt tính 38
3.1.2 Thổi khí 39
3.1.3 Xử lý sinh học 39
3.1.4 Xử lý bằng phương pháp hoá học 41
3.2 Các phương pháp oxi hoá tiên tiến (AOPs) 43
3.2.1 Giới thiệu chung 43
3.2.2 Những ưu việt của quá trình phân huỷ oxi hoá bằng gốc tự do
hydroxyl *OH 44
3.2.2.1 Những hạn chế của quá trình oxi hoá hoá học bằng các tác nhân oxi hoá thông thường 44
3.2.2.2 Những ưu điểm của quá trình phân huỷ oxi hoá bằng gốc tự do hydroxyl *OH 46
3.2.3 Các quá trình tạo ra gốc *OH 50
3.2.4 Phân loại các quá trình oxi hoá nâng cao 51
3.2.5 Tình hình nghiên cứu và áp dụng các quá trình oxi hoá nâng cao
hiện nay 52
3.3 Quá trình Fenton 54
3.3.1 Giới thiệu chung về quá trình Fenton 54
3.3.2 Cơ chế tạo thành gốc hydroxyl *OH và động học các
phản ứng Fenton 56
3.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng 60
3.4 Lựa chọn phương pháp xử lý 63
Chương 4: MÔ HÌNH, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
4.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 64
4.1.1 Mô hình 64
4.1.2 Phương pháp và đối tượng nghiên cứu 66
4.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu 66
4.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 66
4.1.3 Nội dung nghiên cứu 67
4.1.3.1 Thí nghiệm 1 67
4.1.3.2 Thí nghiệm 2 70
4.1.3.3 Thí nghiệm 3 72
4.1.3.4 Thí nghiệm 4 74
4.1.3.5 Thí nghiệm 5 76
4.1.3.6 Thí nghiệm 6 78
4.2 Kết quả nghiên cứu 79
4.2.1 Kết quả thí nghiệm 1 79
4.2.2 Kết quả thí nghiệm 2 84
4.2.3 Kết quả thí nghiệm 3 87
4.2.4 Kết quả thí nghiệm 4 90
4.2.5 Kết quả thí nghiệm 5 93
4.2.6 Kết quả thí nghiệm 6 95
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 96
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ong hệ thống xử lý nước thải. Sự kháng với các tác nhân beta – lactam được quan sát giữa vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và E. coli trong bệnh viện ở Pháp, với kết quả quan sát sự kém nhạy cảm của E. coli với cefotaxim. Ba loại beta – lactamas được xác định là trung gian hình thành khả năng kháng với cefotaxim và các penicillin và các nhóm cephalosporin khác. Như vậy, cácnhóm beta – lactam này là những nhóm có hoạt phổ rộng.
Chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng cơ thể của mỗi thành viên trong cộng đồng có thể là nơi chứa đựng các vi khuẩn hội sinh có gen kháng kháng sinh. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn khi điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn bởi vì sự lan tràn các vi khuẩn gây bệnh được nhận những gen kháng thuốc từ những vi khuẩn không gây bệnh trong cơ thể. Đối với vi khuẩn Gram - âm, khả năng kháng là phổ biến cho bởi dạng trung gian TEM 1 beta – lactamas, dạng trung gian này chiếm hơn 80% trong tất cả các plasmid trung gian. Tại Edinburgh, thuộc nước Anh, khả năng kháng kháng sinh được theo dõi trong cơ thể con người, bao gồm khả năng kháng với ampicillin. Plasmid chứa dạng Tem 1 beta – lactamas đựơc mã hoá thông tin và được xem xét trong cộng đồng và người ta tin rằng nó là thủ phạm của những enzyme beta – lactamas hoatï phổ rộng.
2.5.6 Kết luận
Qua những kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy sự hiện diện của kháng sinh cũng như những dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người khác trong môi trường gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Kháng sinh là nhóm hợp chất đặc biết gây ra những ảnh hưởng xấu bởi vì khả năng của chúng có thể tạo thành t ính chất kháng kháng sinh của cộng đồng vi sinh vật. Kháng sinh xâm nhập vào môi trường từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm theo các dòng chảy từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và các công ty dược phẩm, thất thoát từ các quá trình chăn nuôi, từ các chất thải của con người và động vật chứa kháng sinh. Tuy nhiên nồng độ kháng sinh không chỉ giới hạn trong môi trường nước tự nhiên. Những phát hiện gần đây cho thấy đã phân tích một số nồng độ của một số kháng sinh trong nước cấp. Điều đó cho chúng ta thấy khả năng tồn tại và lan truỳên rộng rãi của kháng sinh
Điều đáng lo ngại nhất là các vi khuẩn kháng kháng sinh khi xâm nhập vào môi trường có thể lan truyền các mã di truyền kháng kháng sinh đến cộng đồng vi khuẩn, kết quả là sự thay đổi tính chất kháng kháng sinh của vi khuẩn trong môi trường tự nhiên có thể làm rối loạn hệ sinh thái và sẽ là hiểm hoạ đối với sức khoẻ con người. Ví dụ, khi con người có vết thương lập tức vết thương đó sẽ là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, khi các vi khuẩn kháng kháng sinh xâm nhập vào thì khả năng điều trị bằng các loại kháng sinh sẽ rất khó khăn và đôi khi không mang lại kết quả như mong muốn và khả năng có thể gây tử vong.
Hiện nay, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là căn nguyên hàng đầu gây tử vong, hàng năm cướp đi sinh mạng khoảng 17 triệu người. Nhưng đến nay sự khởi phát tiềm tàng và tiến triển không ngừng của các vi khuẩn kháng thuốc đã trở thành mối lo ngại về vấn đề môi trường cũng như sức khoẻ của cộng đồng. Việc xử lý để loại bỏ kháng sinh trong nước thải trở thành vấn đề cấp thiết.
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1 Sơ lược về các phương pháp xử lý nước thông dụng.
Các chất thải nguy hiểm trong quá trình thải rất đa dạng, chúng khác nhau về chủng loại, nồng độ, nguồn thải, lượng thải, có hay không có chất thải rắn. Chính vì vậy để xử lý nước thải thường phải áp dụng kết hợp vài phương pháp. Các phương pháp hay sử dụng nhất là:
-Hấp thụ bằng than hoạt tính
-Thổi khí
-Xử lý sinh học
-Trung hoà
-Kết tủa hoá học
-Oxi hoá hoá học
-Khử hoá học
-Lọc
-Lắng
3.1.1 Hấp thụ bằng than hoạt tính
Than hoạt tính được sử dụng rất hiệu quả để loại bỏ các chất hữu cơ nguy hiểm như: các chất thơm, halocacbon, thuốc trừ sâu, phenol,…nó còn có khả năng hấp thụ rất tốt các chất vô cơ như antimon, asen, brom, clo, coban, iot, thuỷ ngân, kẽm,… Có hai loại than hoạt tính hay dùng là than bột hay than vê viên.
Trước khi xử lý nước thải bằng than hoạt tính, nước thải cần được xử lý sơ bộ tách các chất hựu cơ, tách dầu và các chất rắn lơ lửng bằng các phương pháp như thổi khí, xử lý sinh học… Than hoạt tính có thể sử dụng lại sau khi qua quá trình hoàn nguyên.
3.1.2 Thổi khí
Phương pháp thổi khí thường dùng để xử lý sơ bộ nước thải (tách các chất dễ bay hơi) trước khi đưa vào xử lý bằng than hoạt tính hay xử lý sinh học. Có nhiều loại thiết bị thổi khác nhau như thiết bị sục khí, tháp đệm, tháp phun rỗng… Phương pháp thổi khí có nhược điểm là đưa các chất nguy hiểm dễ bay hơi vào không khí.
3.1.3 Xử lý sinh học
Phương pháp xử lý sinh học là dùng các vi khuẩn ưa khí để phân huỷ các chất hữu cơ nguy hiểm với sự có mặt của oxy, tạo thành CO2, nước và các tế bào sinh học mới. Gồm các phương pháp cơ bản sau:
-Bùn hoạt tính
-Bể sinh học sục khí
-Lọc tầng cố định kiểu tia
-Tiếp xúc sinh học loại quay
a. Phương pháp bùn hoạt tính
Phương pháp bùn hoạt tính thường được sử dụng để xử lý các chất hữu cơ trong nước thải. Trong thiết bị xử lý bằng bùn hoạt tính, các vi khuẩn được giữ ở trạng thái lơ lửng và phân bố tương đối đều do sự khuấy trộn bằng khí nén hay cánh khuấy. Một quy trình công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính thường gồm các thiết bị: thiết bị điều chỉnh pH, bể lắng (xử lý sơ bộ), bể bùn hoạt tính (xử lý bằng sinh học), bể lắng cấp 2 (thu nước trong và tuần hoàn lại bùn hoạt tính), thiết bị lọc bùn (xử lý bùn của quá trình xử lý hất thải). Oxy cấn thiết cho quá trình sinh học được cấp vào bể xử lý sinh học bằng nhiều cách khác nhau như bơm sục khí, khuấy bề mặt nước thải…
b. Bề sinh học sục khí
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải bằng phương pháp bể sinh học sục khí về cơ bản giống như bằng phương pháp bùn hoạt tính. Việc cấp oxy cho quá trình phân huỷ cũng được thực hiện bằng các phương pháp tương tự như phương pháp bùn hoạt tính. Sự khuấy trộn để giữ cho lượng oxy hoà tan lớn và tất cả các hạt rắn đều ở trạng thái lơ lửng. Bể sinh học sục khí được sử dụng để xử lý một số chất thải nguy hiểm. Ưu điểm của loại thiết bị này là chi phí vận hành thấp, tạo ít bùn, nhưng có nhược điểm là thời gian lưu lớn hơn so với phương pháp bùn hoạt tính.
c. Lọc tầng cố định kiểu tia
Phương pháp này khác biệt so với hai phương pháp bùn hoạt tính và bể sinh học sục khí là các vi khuẩn không ở trạng thái lơ lửng mà bám vào các lớp vật liệu, tạo thành lớp màng sinh học.
Các lớp lọc tầng cố định được hình thành từ các lớp vật liệu đệm khác nhau như đá vụn, đệm nhân tạo từ gỗ, chất dẻo… Các vật liệu đệm này trong quá trình hoạt động sẽ tạo ra lớp màng sinh học do các vi khuẩn bám trên bề mặt. Khi nước thải đi qua lớp đệm này, các chất hữu cơ sẽ bị các lớp màng sinh họ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top