huy_mu

New Member

Download miễn phí Kế hoạch chhuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc thời kỳ 2006 - 2010





Lời nói đầu 1

Nội dung 2

Chương I: Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2

I.Lý luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. 2

1.Các khái niệm. 2

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3

3.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc 4

II.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh VĨnh Phúc 4

Chương 2: Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2006-2010 6

I. Thành tựu của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2005 6

II. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006-2010 9

1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010: 9

2.Mục tiêu tổng quát: 10

3.Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006-2010: 10

III. Đánh giá thực hiện đến thời điểm hiện tại. 12

1. Đánh giá thực hiện năm 2006. 12

2. Đánh giá tình hình kinh tế của Vĩnh Phúc 9 tháng năm 2007 16

IV. Những thuận lợi, cản trở về việc hoàn thành kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18

Chương 3:Giải pháp thực hiện kế hoạch CDCC kinh tế 2006-2010 21

Kết luận 24

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rợ giúp doanh nghiêp.
Chương 2: Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2006-2010
I. Thành tựu của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2005
Sau khi tái lập tỉnh,Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997 là: Khu vực I: 46,35%, khu vực II: 39%, khu vực III: 20,7%. Chỉ sau 8 năm, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2005, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực ( công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp). Năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, giá tri sản xuât công nghiệp, xây dựng tăng 20,4%, nông lâm thuỷ sản tăng 5,3%, dịch vụ tăng10,4%
Năm 2005 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp, xây dựng 52,2%
Nông, lâm, thuỷ sản21,2%
Dịch vụ 26,6%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28%, giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động.
Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo, làm đòn bẩy kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của ngành công nghiệp.Thành tựu trong các ngành cụ thể như sau:
Về công nghiệp: Trong cơ cấu giá trị GDP của tỉnh , giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng từ 39% năm 1997 lên 52,2 % năm 2005, bình quân trong giai đoạn 2000-2005 tăng 23,1%/năm trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 63,5%/năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%. Nếu tính theo con số tuyệt đối thì riêng về giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm từ 2000-2005 ta có số liệu sau: 2000:5411tỷ đồng; 2001: 6222 tỷ đồng; 2002: 7829 tỷ đồng; 2003: 10259 tỷ đồng; 2004: 12696 tỷ đồng; 2005: 15614 tỷ đồng.
Bước đầu trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như : cơ khí, lắp ráp ôtô, xe máy,các sản phẩm hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dệt may da giàyPhần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như ôtô, xe máy, gạch ốp lát, đồ gỗ nội thất, săm lốp, quần áo may sẵnđều tăng cao và vượt xa so với mục tiêu đề ra. Cơ cấu sản xuất hàng hoá chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng có chất lượng cao
Về nông nghiệp:Nhờ xác định đúng các chính sách phát triển nông nghiệp, triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực đất đai, vốn, kỹ thuật- công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và tổ chức sản xuất mà Vĩnh Phúc đã làm được những điều không thể tưởng chừng như không thể, đó là: Biến khó thành dễ, biến yếu thành mạnh. Sủ dụng đất là một ví dụ điển hình. Trong quá trình phân loại, những vùng đất có khả năng canh tác được nhiều mùa vụ được xếp hạng cao, do đó thường rơi vào những vùng, những khoảng đất ba vụ, nghĩa là trồng được cả lúa lẫn màu , điều kiện tưới tiêu thuận lợi.Nhưng nhờ tinh thần sáng tạo, sau một thời gian mày mò tìm kiếm người dân đã chủ động trồng lúa một vụ không ăn chắc sang kết hợp nuôi thả cá đông trên vùng đất trũng vốn trước đây được xếp vào loại đất xấu nay lại có giá tri kinh tế cao, thu hoạch cá mỗi năm đem lại giá tri kinh tế cao hơn ca hai vụ lúa và một vụ màu cộng lại
Nghị quyết 10 của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chủ trương chuyển 4 ngàn ha đất trồng cây lương thực sang trông dâu tằm, rau, hoa, qủa và nuôi trồng thuỷ sản nhưng an ninh lương thực trong tỉnh vẫn được đảm bảo. Điều đó thể hiện ở chỗ, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 43,6 tạ năm 2000 lên gần 53 tạ năm 2005. Trong bối cảnh diện tích canh tác, số lao động trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, bình quân khoảng 6,7%/năm, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôiĐể có một nền sản xuất nông nghiệp thực sự có cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất trong ngành tăng 6,7% (kế hoạch đặt ra là 4,5-5%), trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,5%/năm, thuỷ sản tăng 19,5%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 31,2% năm2000 xuống còn 21.2% năm 2005. Cơ cấu giá trị trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 71,3% xuống còn 60,9%, chăn nuôi tăbg từ 25,2% lên 35,3%( mục tiêu đề ra là 30%), thuỷ sản tăng từ 2,6% lên 5,2%
Về dịch vụ: Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11,8%/năm(mục tiêu đề ra là 9%). Kinh doanh thương mại khá sôi động, đảm bảo lưu thông hàng háo trong và ngoài tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 1,5 lần. Hoạt đông xuất nhập khẩu tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 180 triệu USD( mục tiêu đè ra là 40-45 triệu USD)
Vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách tăng mạnh. Bưu chính viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở vật chất phát triển nhanh, toàn tỉnh có 95092 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 8,5 máy/100 dân. Khai thác dịch vụ Internet bước đầu phát triển. Ngành du lịch có bước phát triển quan trọng từng bước phấn đấu trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều khu du lịch tập trung có chất lượng cao như Đại Lải, Tam Đảo, Đàm Vạc. Doanh thu du lịch tăng bình quân 12-15%/năm. Lượng khách quốc tế bình quân 17500 lượt /năm, khách du lịch nội địa tăng bình quân 14-16%/năm. Hoạt động du lịch còn thu hút nhiều lao động vào làm việc
Về lao động trong các ngành kinh tế:Năm năm gần đây, lao động trong các ngành kinh tế tăng 43140 người, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng 7,8 lần. Còn cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có nhiều chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh ở khu vực công nghiệp dịch vụ, giảm ở khu vực nông nghiệp. Tuy vậy người ta cũng thấy rằng lao đông trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,93 nhưng chỉ tạo ra 17,31%GDP, điều đó cho thấy năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật của người lao đông chưa cao. Vĩnh Phúc là một tỉnh có tiềm năng về nguồn lao động có trình độ cao, hầu hết người dân có trình độ từ tiểu học ttrở lên, chất lượng nguồn lao động ngày một tăng lên do lượng học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh tăng trên 20%/năm. Mặc dù vậy, thực tế cũng cho thấy tỷ lệ lao động không qua đào tạo ở các ngành kinh tế còn cao: khu vực I là 95,4%, khu vực II 61,76% và khu vực III là 51,65%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chưa cao và đặc biệt còn thiếu các lao động có tay nghề kỹ thuật.
II. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006-2010
1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010:
Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, tạo việc làm cho người lao động nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn miền núi
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đa dạmg hoá các loại hình sản xuất kinh ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top