Elson

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hƣớng phân cấp quản lý đã và đang đƣợc thực hiện rộng khắp trên
thế giới. Về bản chất, đó là sự chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ
quan, tổ chức nhà nƣớc ở nhiều cấp độ theo các mục tiêu khác nhau tuỳ vào
đặc điểm chính trị, kinh tế ở mỗi quốc gia. Phân cấp quản lý ngân sách giữa
các cấp chính quyền là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp cơ quan nhà
nƣớc về các vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách nhà
nƣớc. Đây là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nƣớc. Ở Việt
Nam quá trình này đã đƣợc thực hiện từ nhiều năm trƣớc đây, đƣợc luật hoá
lần đầu trong Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 1996 và đƣợc bổ sung hoàn thiện
gần đây nhất trong Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002 (có hiệu lực thi hành
từ năm 2004). Theo đó, nhiều vấn đề tồn tại của phân cấp quản lý ngân sách
địa phƣơng đã đƣợc xử lý, khắc phục.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, qua 10 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà
nƣớc 2002 với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các cấp chính quyền từ
tỉnh đến xã đã tăng tính chủ động tích cực, phát huy cao độ tính tự chủ trong
quản lý ngân sách cấp mình, bƣớc đầu quan tâm khai thác, nuôi dƣỡng nguồn
thu, hạn chế bớt tình trạng thụ động, trông chờ ỷ lại và ngân sách cấp trên.
Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi, xu hƣớng toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách hành chính địa phƣơng... nên phân
cấp quản lý ngân sách địa phƣơng chƣa kịp thích ứng, chƣa tạo động lực khai
thác tốt nguồn thu, tình trạng dây dƣa, trốn lậu thuế, thất thu thuế còn diễn ra
khá phố biến... Mặt khác, một số chính sách của Nhà nƣớc thay đổi nhƣ: Thuế
bảo vệ môi trƣờng thay thế cho khoản thu phí xăng dầu, thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp thay thế cho luật thuế nhà đất,... cũng ảnh hƣởng đến việc thực
hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng.

Để phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý
khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu đáp ứng yêu cầu chi thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách nhà nƣớc, việc hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi ngân sách
giữa các cấp chính quyền địa phƣơng cho phù hợp với đặc điểm tình hình
thực tiễn của tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết.
Trƣớc những yêu cầu thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh
Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Đề tài nghiên cứu trả lời các câu hỏi chính sau:
- Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua (2010-2013) nhƣ thế nào?
- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn 2020?
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, xu hƣớng tăng cƣờng phân cấp quản lý
ngân sách đang đƣợc thực hiện mạnh mẽ. Vấn đề này cũng đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu và cán bộ hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên cứu dƣới những
góc độ, phạm vi khác nhau:
* Những công trình, đề tài nghiên cứu lý luận chung về phân cấp quản lý
ngân sách:
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN” của
tác giả Nguyễn Việt Cƣờng, năm 2001.
Luận án đƣa ra những phân tích, đánh giá về cơ chế phân cấp ngân sách
nhà nƣớc ở Việt Nam, từ trung ƣơng đến các cấp chính quyền địa phƣơng. Từ
đó đƣa ra những giải pháp đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nƣớc thực
sự hiệu qủa và đạt đƣợc các mục tiêu quản lý đã đề ra.
Luận án có phạm vi nghiên cứu rộng, đó là cơ chế phân cấp quản lý ngân
sách nói chung, không đi vào nghiên cứu tình hình phân cấp của địa phƣơng.
Bên cạnh đó giai đoạn nghiên cứu từ năm 2001 nên đã lạc hậu so với tình
hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp NSNN cho các
cấp chính quyền địa phƣơng” của tác giả Đào Xuân Liên, năm 2007.
Từ những lý luận chung về phân cấp ngân sách nhà nƣớc và kinh nghiệm
phân cấp cho các địa phƣơng ở một số nƣớc trên thế giới, tác giả đã phân tích
thực trạng phân cấp ngân sách ở nƣớc ta giai đọan 2003-2007, từ đó đề ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cƣờng phân cấp ngân sách nhiều hơn
cho chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta.
Luận văn nghiên cứu tổng quát công tác phân cấp NSNN cho các cấp
chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên mỗi địa phƣơng lại có đặc thù riêng nên
công tác phân cấp NSNN cho từng địa phƣơng cũng khác nhau.
* Các công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước trên địa
bàn các địa phương khác:
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Dƣơng Ngọc
Anh, năm 2001.
Luận văn phân tích và làm rõ những yêu cầu cơ bản phải hoàn thiện
quy trình và phân cấp quản lý NSNN đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn
hiện nay.Thông qua việc tập hợp số liệu, tƣ liệu và khảo sát thực tiễn trên địa
bàn nghiên cứu, luận văn đã phân tích đặc điểm thu, chi NSNN trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 1998- 2001. Trên cơ sở đó, đi sâu nghiên
cứu thực trạng tổ chức quy trình và phân cấp quản lý NSNN của tỉnh, đƣa ra
đánh giá chung, đồng thời trên cơ sở phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005, luận văn đề xuất phƣơng hƣớng
quản lý NSNN và các giải pháp hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý
NSNN của tỉnh Quảng Ngãi.
Nhƣ vậy luận văn có phạm vi nghiên cứu rộng hơn là công tác phân
cấp ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, chứ không đi vào nghiên cứu cụ thể
về ngân sách địa phƣơng. Bên cạnh đó thời gian nghiên cứu của luận văn đã
cách đây 12 năm, từ khi chƣa ra đời Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002 nên
nội dung của luận văn đã lạc hậu so với tình hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà
nƣớc của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà” của tác giả Nguyễn Anh
Tuấn, năm 2007.
Luận văn đã trình bày những lý luận chung về quản lý thu, chi ngân
sách nhà nƣớc và đƣa ra một số vấn đề lý luận cụ thể về quản lý thu, chi ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh nhƣ: nội dung, đặc điểm
và các nhân tố ảnh hƣởng. Đồng thời luận văn cũng đi sâu đánh giá thực
trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý thu, chi NSNN ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Luận văn đi sâu nghiên cứu công tác thu, chi ngân sách nhà nƣớc, chỉ
là một nội dung của công tác phân cấp ngân sách và phạm vi nghiên cứu chỉ
là ngân sách cấp huyện.
* Các công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình:
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Đổi mới quản lý ngân sách nhà nƣớc trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đỗ Tiến Dũng, năm 1999.
Luận văn chủ yếu nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình trên cơ sở Luật ngân sách nhà nƣớc năm 1996, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc năm 1998.
Hiện tại công tác quản lý ngân sách đựơc thực hiện trên cơ sở Luật
NSNN năm 2002 nên đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đã không còn phù
hợp với tình hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Dƣơng Đức Quân, năm 2007.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2002-2007 và vận dụng những kiến thức lý
luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung, quản lý ngân sách địa phƣơng
nói riêng, luận văn đã đề xuất hệ thống các phƣơng hƣớng, giải pháp và
những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình trên các mặt: phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân
sách địa phƣơng, quản lý thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, quản lý
chi ngân sách địa phƣơng.
Luận văn cũng nghiên cứu về công tác quản lý NSNN trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình nhƣng thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2002-2007. Trong
thời gian vừa qua, nhiều chế độ, chính sách đã thay đổi, công tác quản lý ngân
sách của tỉnh hiện đang thực hiện theo những quy định của thời kỳ ổn định
ngân sách 2011-2015 nên một số nội dung của luận văn đƣa ra đã không còn
phù hợp.
- Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý “Quản lý ngân sách nhà nƣớc
của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thanh Hà, năm 2012.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp
huyện, giai đoạn 2008-2011. Luận văn đã hệ thống hoá đƣợc sự hình thành,
tồn tại và phát triển của ngân sách huyện qua các thời kỳ lịch sử, vai trò của
nó đối với sự phát triển cũng nhƣ sự nâng cao hiệu lực quản lý của hệ thống
chính trị địa phƣơng trong phát triển kinh tế- xã hội. Phân tích thực trạng về
quản lý ngân sách thị xã Tam Điệp và các hoạt động tài chính trên địa bàn để
làm rõ những ƣu điểm, tồn tại cơ bản và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó,
luận văn đã đƣa ra một số mục tiêu định hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn trong giai đoạn tới.
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trong
giai đoạn gần đây 2008-2011, tuy nhiên phạm vi chỉ đề cập đến ngân sách cấp
huyện- một cấp trung gian trong hệ thống ngân sách địa phƣơng.
Tình hình nêu trên cho thấy, tuy đã đƣợc chú ý, nhƣng đề tài về phân cấp
quản lý ngân sách mới đƣợc đề cập ở các khía cạnh, góc độ nhất định hay chỉ
ở một số đơn vị, địa phƣơng nhất định, hay khá lạc hậu so với tình hình hiện
nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về phân cấp quản
lý ngân sách tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp
góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh. Vì vậy, tác giả lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh
Bình” là phù hợp và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn 2020.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý
NSĐP trong điều kiện nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh về phân cấp NSĐP
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản
lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010-2013 trên các
phƣơng diện: thực trạng tình hình, kết quả đạt đƣợc, những hạn chế thiếu
sót và nguyên nhân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyenmy18990

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình

Nhờ mod chia sẽ giúp tài liệu này. Cảm ơn!!!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần liên minh du lịch toàn cầu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty TRAPHACO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top