phi_lehoang

New Member
Download Khóa luận Hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trường tiểu học Hải Vân thông qua hoạt động vui chơi miễn phí

MỤC LỤC PHẦN MỞĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................1
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
4. Giả thiết khoa học. ...........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Những vấn đề lí luận về giáo dục hoạt động giao tiếp của trẻ CPTTT.
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...................................................................5 1.2. Khái quát về giao tiếp. ....................................................................................6 1.2.1. Khái niệm giao tiếp. ...................................................................................6 1.2.2. Chức năng của giao tiếp...............................................................................7 1.3. Kỹ năng giao tiếp............................................................................................9 1.3.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp. .......................................................................9 1.3.2. Các kỹ năng giao tiếp...................................................................................9 1.4. Đặc điểm giao tiếp của trẻ CPTTT...............................................................12 1.4.1. Khái niệm trẻ CPTTT. ...............................................................................12 1.4.2. Phân loại trẻ CPTTT. .................................................................................13 1.4.3. Các đặc điểm tâm lý của trẻ CPTTT. .........................................................13 1.4.4. Đặc điểm giao tiếp của trẻ CPTTT.............................................................14 1.5. Phương pháp giáo dục hoạt động giao tiếp..................................................16 1.6. . Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động vui chơi cho trẻ CPTTT...........18 1.6.1. Lí luận về hoạt động vui chơi.....................................................................18 1.6.2. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ CPTTT. ..............................................22 Chương II. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT trường
Tiểu học Hải Vân.
2.1. Khái quát quá trình khảo sát..........................................................................27
2.1.1. Mô tả địa bàn khảo sát. ..............................................................................27 2.1.2. Nội dung khảo sát. .....................................................................................28 2.1.3. Đối tượng khảo sát.....................................................................................28 2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát. .............................................................29 2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu. .......................................................................31 2.2.1. Nhu cầu giao tiếp -của trẻ CPTTT ............................................................ 31 2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT trường Tiểu học Hải Vân. ....32

2.2.3. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT thông qua việc tổ chức các trò chơi ở lớp học .....................................................................36 2.2.3.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT. ...........................................................................36 2.2.3.2. Thực trạng việc tổ chức các trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT. .................................................................................................37 2.2.3.2.1. Nhận thức của giáo viên về mục tiêu rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT.........................................................................................................37 2.2.3.2.2. Nội dung tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp chohọcsinhCPTTT....................................................................................39 2.2.3.2.3. Sử dụng các loại trò chơi nhằm hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT. ...............................................................................................................40 2.2.3.2.4. Hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh CPTTT. ........42 Tiểu kết chương II...............................................................................................44
Chương III. Hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT ở trường tiểu học Hải Vân thông qua hoạt động trò chơi.
3.1.Nguyêntắcđềxuấtcáctrò chơi...................................................................47 3.2. Hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh CPTTT ở trường tiểu học Hải Vân thông qua hoạt động trò chơi. ..............................................................................47 3.2.1. Các trò chơi nhằm làm giàu vốn từ cho trẻ CPTTT....................................47 3.2.2. Các trò chơi nhằm hình thành kĩ năng định hướng trong giao tiếp cho trẻ CPTTT. ...............................................................................................................52 3.2.3. Các trò chơi nhằm hình thành kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp cho trẻ CPTTT ................................................................................................................54 3.2.4. Các trò chơi nhằm hình thành và phát triển các hành vi giao tiếp có văn hoá.........................................................................................................56 3.3. Thực nghiệm.................................................................................................60 3.3.1. Mục tiêu ...................................................................................................60 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 60 3.3.3. Thời gian và nội dung thực nghiệm............................................................61 3.3.4. Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm.................................................65 3.3.5. Cách tiến hành thực nghiệm.......................................................................65 3.3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ...................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Bảng thông tin về trẻ:................................................................... .28 Bảng 2: Bảng đánh giá về khả năng giao tiếp của trẻ CPTTT học hòa nhập..................................................................................................32 Bảng 3: Bảng so sánh mức độ biểu hiện các khả năng giao tiếp của các trẻ CPTTT .................................................................................................................33 Bảng 4: Đánh giá của GV về vai trò của việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT học hòa nhập...................................................................36 Bảng 5: Đánh giá của GV về vai trò của trò chơi trong việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT học hòa nhập....................................................37 Bảng 6 : Mục tiêu hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT học hoà nhập. ............................................................................................................37 Bảng 7: Nội dung giáo dục hoạt động giao tiếp cho trẻ CPTTT học hòa nhập...................................................................................................39 Bảng 8: Đánh giá về mức độ sử dụng các loại trò chơi trong việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT học hòa nhập.............................................................. 40 Bảng 9: Hình thức tổ chức các trò cho trẻ CPTTT học hòa nhập.................................................................................................. 42 Bảng 10 : Thời gian tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ CPTTT
học hoà nhập .......................................................................................43 Bảng 11: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.........................................67 Biểu đồ số 1: Biểu đồ thể hiện nhu cầu giao tiếp của các trẻ................................31 Biểu đồ số 2: Biểu đồ so sánh kết quả TTN và STN.........................................67

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giao tiếp là nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người. Con người từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên luôn có nhu cầu về mối quan hệ với những người xung quanh - nhu cầu về người khác. Khi giao tiếp con người đã tham gia vào nhiều hình thức xã hội phức tạp và ở đó tạo nên các mối quan hệ xã hội (V. I. Lênin), theo K.Marx: "... bản chất của con người không phải là cái gì đó chung chung trừu tượng cố hữu của những sự vật riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" Như vậy giao tiếp là một trong những yếu tố giúp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, tạo ra các mối quan hệ xã hội và tạo nên bản chất người. Giao tiếp là một trong những cách tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, con người còn sống thì còn hoạt động và giao tiếp. Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
CPTTT là một dạng tật khá phổ biến ở trẻ khuyết tật. So với trẻ bình thường, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp một số trở ngại trong giao tiếp hơn.
Đó có thể là những trở ngại về mặt sinh lý: Do một số cấu trúc, chức năng của cơ thể trẻ hay bị giảm khả năng ở một số giác quan mà trẻ thường có khó khăn trong việc truyền và nhận thông tin, làm cho thông tin sai lệch, hay không đầy đủ, dẫn đến cản trở trong việc giao tiếp của các em
Đó có thể o
o
o
Đó có thể o
o o o
là những trở ngại về mặt tâm lý:
Khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận thức bị hạn chế.
Trẻ thiếu nhu cầu giao tiếp.
Trẻ phản ứng thất thường, chậm chạp.
là những trở ngại về mặt xã hội:
Trẻ thiếu niềm tin vào người khác, né tránh sự giao tiếp hay ít có cơ hội tiếp xúc với người khác.
Mặc cảm, tự ti, tự kỷ...
Đôi khi bị người khác định kiến.
Gia đình không dành nhiều thời gian tiếp xúc, chăm sóc trẻ đúng mức.

Vì vậy chúng ta phải rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT để hạn chế phần nào thiệt thòi cho các em, giúp các em hòa nhập vào cộng đồng.
Con đường gần nhất để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT theo chúng tui đó là thông qua hoạt động vui chơi. Bởi vì chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người, nó là một thiên tính của tuổi thơ nên nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống, không chơi trẻ không thể phát triển. Có thể nói trò chơi và tuổi thơ chính là hai người bạn thân thiết không thể tách rời nhau được. Nhà văn hào lỗi lạc người Nga Maxim Goocki đã từng nói: “Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức được cái thế giới mà ở trong đó các em đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh phải cải tạo” [8]. Trò chơi giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách cho trẻ em. Trẻ CPTTT cũng như những trẻ em bình thường khác, trẻ rất thích tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè. Thông qua các trò chơi, cùng bắt chước, cùng thi đua với các bạn thì nhân cách của trẻ CPTTT cũng có sự phát triển, điều đó được thể hiện ở sự hiểu biết về những công việc trong cuộc sống thông qua trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng, trò chơi học tập... , trên cơ sở đó, tinh thần đoàn kết, các giác quan, trí tuệ, thể lực, các kĩ năng giao tiếp,... của đứa trẻ cũng phát triển theo. Vì vậy, trò chơi giúp trẻ CPTTT phát triển kĩ năng giao tiếp, hình thành nhân cách, trí lực để trẻ hòa nhập vào cuộc sống với mọi người xung quanh.
Hiện nay, môi trường hòa nhập là môi trường mang lại nhiều thuận lợi để trẻ CPTTT phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập, vui chơi cùng các bạn. Nhưng thực tế, các em còn rụt rè, thiếu tự tin, mặc cảm. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu, tìm ra các biện pháp để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng.
Đó là lý do chúng tui chọn nghiên cứu đề tài: “Hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT trường Tiểu học Hải Vân thông qua hoạt động vui chơi”.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT

2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT khối lớp 1 trường tiểu học Hải Vân thông qua hoạt động vui chơi.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tui nghiên cứu đề tài với mục đích tìm hiểu thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ CPTTT, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT tại trường Tiểu học Hải vân và ứng dụng các trò chơi vào thực tế dạy học để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT.
4. Giả thiết khoa học.
Nếu xây dựng hệ thống trò chơi và tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ CPTTT thì sẽ giúp trẻ có cơ hội để hình thành và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT.
a. Điều tra thực trạng khả năng giao tiếp và việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT trường tiểu học Hải Vân thành phố Đà Nẵng.
b. Xác định một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi nhằm hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Chúng tui xác định nhiệm vụ 3 là nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nghiên cứu lí luận : Phân tích, tổng hợp lý thuyết để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến và phiếu khảo sát kĩ năng.
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phiếu quan sát để thu được những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với giáo viên và trẻ nhằm chính xác hoá những thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
7.3. Các phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được từ thực tế.

NỘI DUNG
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ GIAO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CHO TRẺ CPTTT.

1.1. TỔNGQUANCÁCVẤNĐỀNGHIÊNCỨU
Giao tiếp là một vấn đề mới trong khoa học nói chung và trong tâm lý học
nói riêng.
Giữa thế kỉ XIX, trong bản thảo Kinh tế - Triết học 1884, Các Mác (1818 -
1883) đã bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con người trong hoạt động xã hội và tiêu dùng, xã hội loài người phải giao tiếp thực sự với nhau. Các Mác viết: " Cảm giác và sự hưởng thụ của những người khác cũng trở thành sở hữu của bản thân tôi. Cho nên ngoài vũ khí quan trực tiếp ấy hình thành những khí quan xã hội, dưới hình thức xã hội. Chẳng hạn như giao tiếp với người khác đã trở thành khí quan biểu hiện sinh hoạt của tui và một trong những cách chiếm hữu sinh hoạt của con người. Hơn thế nữa thông qua giao tiếp với người khác mà có thái độ với chính bản thân mình, mỗi người tự soi mình". Mác chỉ ra rằng trong sản xuất vật chất và tái xuất con người, buộc con người phải có giao tiếp trực tiếp với nhau. Con người chỉ trở thành con người khi có những quan hệ hiện thực với những người khác, có giao tiếp trực tiếp với những người khác.
Đến thế kỉ XX , vấn đề giao tiếp càng được các nhà triết học, tâm lý học, xã hội học quan tâm nhiều hơn. Gmít (1863-1931) đã đưa ra thuyết qua lại tượng trưng ông khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người, hay như ta thường nói, con người chỉ tồn tại trong xã hội là người trong cộng đồng người. Mác Tinbubow (1876-1965), một thay mặt của triết học hiện sinh và triết học Nhật Bản trong một tác phẩm nổi tiếng của mình dưới nhan đề: " tui và bạn" đã cho rằng tồn tại là đối thoại, sau trở thành nguyên tắc đối thoại, góp phần phát triển lý luận về giao tiếp. Trong giao tiếp hai người bổ sung cho nhau, chứ không phải thay thế nhau, quan hệ qua lại hai chiều chứ không phải tuân theo một chiều trật tự thứ bậc, đó là hai người gặp nhau, tồn tại thứ nhất gặp tồn tại thứ hai.
Đầu thế kỉ XX, Khi nghiên cứu và đề xuất các Phản xạ học, nhà triết học Nga V.M. Becchurép (1857-1927) trong tác phẩm "Tâm lý học khách quan" (1907), "Phản xạ học tập thể" (1921)... đã đề cập nhiều về các vấn đề giao tiếp. Theo ông giao tiếp là ảnh hưởng tâm lý qua lại giữa người này với người kia. Giao tiếp giữ vai trò cơ chế thực hiện hoạt động cùng nhau và hình thành nên chủ thể tập thể của

hoạt động đó. Giao tiếp là điều kiện thực hiện giáo dục, truyền đạt kinh nghiêm từ thế hệ này đến thế hệ khác. Becchurep cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.[2]
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980. Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: " Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau"[2]
Theo PGS Hoàng Anh và PGS Vũ Kim Thanh, giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có các chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi, cùng các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy...) có thể tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học. Từ khái niệm trên chúng ta thấy, công tác giáo dục và học tập chủ yếu diễn ra trong điều kiện giao tiếp như: giảng bài trên lớp, phụ đạo riêng, thi cử.... Không có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không đạt được mục đích giáo dục [3].
Như vậy qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể khẳng định được sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ CPTTT học hòa nhập thông qua hoạt động vui chơi.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP.
1.2.1. Khái niệm giao tiếp.
Tâm lý học đại cương, tâm bệnh học và tâm lý học xã hội coi giao tiếp như
một quá trình hoạt động, một quá trình tiếp xúc tâm lý , tiếp xúc nhân cách hay một quá trình xác lập quan hệ xã hội.
- Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành quan hệ giữa người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau (TS Phạm Minh Hạc, 1998).
- Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trao đổi cảm xúc với nhau (B. Parughin, 1971).

- Giao tiếp là một quá trình tác động qua lại giữa các nhân cách cụ thể. Giao tiếp chỉ được thức hiện trong môi trường xã hội. Trong giao tiếp con người bộc lộ thái độ với người khác và với chính mình. Nhờ đó các nhà trị liệu tâm lý mới chuẩn đoán được các bệnh nhân cách khác nhau rồi kết hợp với các phương pháp khác để trị liệu. (V.N. Miaxixev, 1960).
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau (Trần Trọng Thủy, 1998).
! Tóm lại: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác [10].
1.2.2. Chức năng của giao tiếp. 1.2.2.1. Nhóm chức năng xã hội.
! Chức năng thông tin: Chức năng thông tin được biểu hiện dưới khía cạnh truyền thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định
! Chức năng tổ chức, phối hợp hoạt động: Trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều người thực hiện. Để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy, họ phải tiếp xúc với nhau, trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc, và trong quá trình thực hiện phải có những “tín hiệu” để mọi người hành động một cách thống nhất.
! Chức năng điều khiển: Chức năng điều khiển được thực hiện ở khía cạnh ảnh hưởng tác động qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác, và ngược lại người khác cũng ảnh hưởng, tác động đến đến chúng ta bằng nhiều hình thức khác nhau, như: thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng rất quan trọng của giao tiếp.

! Chức năng phê bình và tự phê bình: Trong xã hội, mỗi con người là một “chiếc gương”. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân.
1.2.2.2. Nhóm chức năng tâm lý
! Chức năng cảm xúc: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những xúc cảm
cần được bộc lộ. Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay khổ đau, lạc quan hay bi quan, chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải toả được xúc cảm của mình.
! Chức năng động viên, khích lệ: Chức năng động viên, khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lí con người. Trong giao tiếp, con người còn khơi dậy ở nhau những xúc cảm, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ.
! Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ: Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển, củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – đó là khởi đầu của các mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.
! Chức năng hình thành, phát triển tâm lí nhân cách: Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách của cá nhân phát triển bình thường. Trong quá trình giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành là phát triển. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẫm mỹ, pháp luật tồn tai trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì cần làm, cái gì nên làm, cái gì không được làm và từ đó thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất khiêm tốn hay tự phụ, lễ pháp hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ tôn trọng hay không tôn trọng người khác... chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp.

Như vậy, giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi chúng ta.
1.3. KĨ NĂNG GIAO TIẾP.
1.3.1. Khái niệm kĩ năng giao tiếp.
Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên
ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân của chủ thể giao tiếp, là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.
1.3.2. Các kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp: Nhóm kĩ năng này được biểu hiện ở
khả năng dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp để phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Nhóm kĩ năng này còn được phân chia nhỏ hơn thành những kĩ năng: Đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói; kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách và kỹ năng định hướng (gồm định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng giao tiếp).
+ Kĩ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.
Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng giao tiếp. Ngôn ngữ diển tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú. Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính chủ động hay bị động, tính chân thật hay giả dối tính tin tưởng hay hoài nghi đều in dấu trong giọng nói và nhịp điệu của lời nói. Trạng thái xúc cảm cũng được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành vi. Những động tác diễn cảm không chỉ do cơ mặt mà do toàn bộ những cơ bắp khác trong cơ thể như ta thường: mắm môi, nắm chặt tay... khi tức giận... Tri giác (nghe, nhìn) những biểu hiện xúc cảm bên
3.2.2. Các trò chơi nhằm hình thành kĩ năng định hướng trong giao tiếp cho trẻ CPTTT.
Trò chơi 1: Hãy đoán xem giọng nói nhỏ nhẹ này của ai
1. Mục đích: Luyện cho học sinh nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự với bạn bè.
2. Chuẩn bị: Một chiếc khăn để bịt mắt.
3. Cách chơi: Tất cả những người chơi đứng thành vòng tròn. Một người
đứng ở giữa vòng tròn và có khăng bịt mắt. Ai đó trong số người chơi (theo sự chỉ định của người điều khiển) khe khẽ tiến đến gần người bị bịt mắt, chạm nhẹ vào vai và nói khẽ một câu gì đó, chẳng hạn: Cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu một việc gì đó, chúc mừng...Sau đó người vừa nói trở về chổ của mình. Tất cả đồng thanh: "Hãy đoán xem giọng nói nhỏ nhẹ của ai?". Người bịt mắt được mở khăn ra và phải nói tên người vừa hỏi chyện mình. Nếu người đó nói đúng, người hỏi chuyện phải đứng thay vào giữa. Nếu nói không đúng, người đó lại tiếp tục phải bịt mắt dứng ở giữa vòng và chơi tiếp trò chơi cho đến khi nào đoán đúng.
Trò chơi 2: Nghề em yêu thích
1. Mục đích: Luyện tập cho học sinh kĩ năng tìm hiểu về một số ngành nghề trong xã hội mà các em yêu thích. Đồng thời, giáo dục cho các em thái độ kính trọng đối với người lao động.
2. Chuẩn bị: Học sinh tìm hiều về các ngành nghề trong xã hội và chuẩn bị sắm vai người lao động làm nghề mà các em yêu thích, như tập một số động tác hay một số từ nghề nghiệp. Chuẩn bị trang phục cho các vai, ví dụ như: quần áo, đồ nghề...
- Nông dân: Mặc quần áo nâu, vai vác cuốc.
- Bác sĩ: Mặc áo bờ lu trắng, đội mũ trắng, tai đeo ống nghe.
- Giáo viên: Một tay xách cặp, tay kia ôm một chồng vỡ của học sinh.

- Công nhân xây dựng: Mặc quần áo bảo hộ lao động, tay cầm bay tay trát vữa.
- Công nhân vệ sinh môi trường: Mặc quần áo bảo hộ lao động, tay cầm chổi quét.
- Công nhân điện: Mặc quần áo bảo hộ lao động, vai đeo túi đồ nghề sữa chữa điện, tay cầm kìm điện.
3. Cách chơi: Cả lớp ngồi phía dưới. Lần lượt từng học sinh sắm vai người lao động làm những ngành nghề khác nhau bước ra trước lớp mô tả trang phục, làm một số động tác, nói vài câu có tính chất nghề nghiệp. Sau đó người sắm vai có quyền chỉ định một bạn trong lớp đoán xem: Họ làm nghề gì? Nghề đó giúp ích gì cho xã hội? Ai đoán đúng, cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô. Còn ai đoán sai sẽ chịu một hình phạt do các bạn trong lớp đề ra và người sắm vai sẽ chỉ định một bạn khác trả lời thay.
Trò chơi 3: Nhớ nét mặt
Cách chơi: Giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh thể hiện các nét mặt ở các trạng thái khác nhau (vui mừng, ngạc nhiên, mệt mỏi, buồn rầu, tức giận...). Trẻ quan sát và ghi nhớ. Sau đó trẻ phải thể hiện lại trạng thái mà chúng vừa thấy và trả lời câu hỏi: "Nét mặt đó biểu hiện trạng thái gì?"
Trò chơi 4: Làm dáng
1. Rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng các vận động biểu cảm.
2. Cách chơi: Yêu cầu trẻ bắt chước dáng đi của các con vật: Gấu, vịt, thỏ... Người thắng cuộc sẽ là người thể hiện dáng đi giống con vật nhất.
3.2.3. Các trò chơi nhằm hình thành kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp cho trẻ CPTTT
Trò chơi 1: Tập làm phóng viên
1. Mục đích:
- Tạo cơ hội cho học sinh được tìm hiểu và làm quen với nhau. - Phát triển ở học sinh tính mạnh dạn, tự tin.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt từ đúng và ngắn gọn.

2. Chuẩn bị:
- Một chiếc micro không dây đồ chơi.
- Một máy ảnh đồ chơi.
- Một lính trắng không số.
3. Cách chơi: Một số học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên báo
Nhi đồng, báo Thiếu niên tiền phong hay phóng viên đài truyền hình Việt Nam... đến phỏng vấn các bạn trong lớp với những câu hỏi, chẳng hạn như:
- Chào bạn! Bạn tên gì?
- Bạn là học sinh lớp mấy? Trường nào?
- Sắp được lên lớp 2 bạn có vui không?
- Sáng nay, ai đưa bạn đến lớp?
- Bạn thích môn học nào nhất?
- Bạn thích trò chơi nào nhất?
- Bạn thuộc những bài hát nào? Bạn có thể hát một đoạn trong bài hát đó cho
chúng tui nghe được không?
Trò chơi 2: Em tập làm lớp trưởng
1. Mục đích: Luyện cho học sinh thói quen nói năng rõ ràng, đủ nghe; cử chỉ
mạnh dạn; tự tin trước tập thể lớp cũng như trước đông người nói chung.
2. Chuẩn bị: Băng đỏ lớp trưởng đeo vào tay để phân biệt với những học sinh
khác.
3. Cách chơi: Trước khi chơi, giáo viên phổ biến các công việc của lớp trưởng: - Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp.
- Hô cả lớp đứng lên chào khi thầy cô giáo hay khách vào lớp.
- Nhận xét tình hình lớp cuối tuần.
- Thay mặt lớp trả lời những câu hỏi của thầy cô giáo....
Sau đó gọi một em trong số những học sinh xung phong lên thực hiện một vài
công việc của lớp trưởng. Yêu cầu học sinh phải nói to, rõ ràng; cử chỉ mạnh dạn, tự tin. Em vừa được làm lớp trưởng có quyền chỉ định bạn tiếp theo lên làm lớp trưởng. Trò chơi cứ tiếp diễn như vậy. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, khen bạn lớp trưởng giỏi nhất.

Trò chơi 3: Đài phát thanh.
1. Mục đích: Luyện tập khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ trong các tình huống giao tiếp. Học cách phát âm, sử dụng từ, diễn đạt câu để làm rõ ý.
2. Chuẩn bị: Một chiếc micro không dây đồ chơi.
3. Cách chơi:
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Một trẻ sẽ làm "phát thanh viên" và có nhiệm
vụ thông báo cho mọi người biết tin tức về một người bị lạc như: đặc điểm, diện mạo bên ngoài và phẩm chất của người đó (người bị lạc là một trẻ trong lớp), những trẻ còn lại phải chú ý lắng nghe và cố gắng ghi nhớ đặc điểm của người bị lạc và nói được tên người đó. Muốn chơi được, trẻ làm "phát thanh viên" cần nhớ dấu hiệu (các đặc điểm bên ngoài, tính tình hay sở thích) của bạn và biết cách sử dụng các từ ngữ thích hợp, các câu phải rõ rang, mạch lạc để người khác dễ nghe và hiểu nội dung của thông báo. Còn những trẻ khác, cần nhớ tên và nắm được đặc điểm của các bạn trong lớp (bạn hôm nay mặc quần gì, áo gì, màu nào, bạn có sở thích gì, có ngoan không...). Khi nào có thông báo, trẻ cần chú ý lắng nghe và bết đối chiếu nội dung thông báo với các bạn trong lớp. Trò chơi được lặp lại vài lần với sự thay đổi của người làm " Phát thanh viên " và những người chơi bị lạc.
- Tiến hành chơi: Trước khi chơi, giáo viên yêu cầu các trẻ nhắm mắt và cho một trẻ ra ngoài. Giáo viên hay trẻ làm phát thanh viên và nêu rõ các đặc điểm của một trẻ trong lớp bị mất tích. Các trẻ khác phải chú lắng nghe và ghi nhớ dấu hiệu của bạn bị mất tích và đoán. Muốn chơi được trẻ phải tập trung chú ý. Còn phát thanh viên phải ghi nhớ dấu hiệu của bạn và nói rõ ràng, mạch lạc.
Trò chơi 4: Truyền tin
1. Mục đích:
- Rèn luyện khả năng lắng nghe, chú ý, tác phong nhanh nhẹn. 2: Chuẩn bị: Các phiếu ghi nội dung các tin cần truyền.
3. Cách chơi:
- Học sinh đứng thành hàng dọc theo nhóm hay tổ.

- Giáo viên sẽ truyền tin cho em A đứng đầu hàng. Em A sẽ nói nhỏ với em tiếp theo. Cứ tiếp tục như thế cho đến người cuối hàng. Người cuối hàng nhận được tin sẽ chạy lên nói thầm với giáo viên.
- Đội nào nhanh và truyền đúng nội dung tin thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 5: Kể chuyện theo tranh
1. Mục đích: Tăng khă năng ghi nhớ cốt truyện, nhớ lời thoại nhân vật và vận
dụng ngôn ngữ nói của trẻ để kể được câu chuyện.
2. Chuẩn bị: Các bức tranh của các câu chuyện đã được chia nhỏ thành các đoạn
theo từng tình huống.
3. Cách chơi: Giáo viên kể mẫu câu chuyện lần thứ nhất cho trẻ nghe, lần thứ hai
giáo viên kể chuyện theo tranh để trẻ ghi nhớ cốt truyện. Giáo viên yêu cầu trẻ kể chuyện theo từng tranh.. Lần một có thể cho trẻ nhìn sách và kể, lần hai yêu cầu trẻ kể chuyện theo tranh và lần ba yêu cầu trẻ kể chuyện theo tranh với giọng diễn cảm, kèm theo các cử chỉ điệu bộ của nhân vật. Cuối cùng giáo viên yêu cầu vài học sinh kể lại toàn bộ câu chyện. Giáo viên cần khuyến khích trẻ vân dụng ngôn ngữ của mình trong lúc kể và chỉ hướng dẫn học sinh, không kể giúp trẻ.
3.2.4. Các trò chơi nhằm hình thành và phát triển các hành vi giao tiếp có văn hoá.
Trò chơi1: Đóng vai theo tình huống
1. Mục đích: Biết nói lời chào hỏi trong giao tiếp.
2. Chuẩn bị: Trang phục của Minh và trang phục của bác đưa thư.
3. Cách chơi:
- Dựa theo tranh, từng học sinh đóng vai Minh , nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư theo từng tình huống.
- Đóng vai: Từng cặp, một em đóng vai Minh, một em đóng vai bác đưa thư. Hai em thực hiện tình huống bác đưa thư đưa lá thư cho Minh.
Trò chơi 2: Đóng vai theo chủ đề "Trường học".
1. Mục đích: Qua việc đóng vai giáo viên, học sinh trẻ sẽ được luyện tập
cách giao tiếp giữa cô và trẻ. Quá trình nhập vai sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực ở trẻ đối với cô và bạn, trẻ hiểu biết thêm về công việc hàng ngày của cô
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ycdmhvv

New Member
Chủ post ơi! Có thể cho mình tải tài liệu này với được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top