tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em kỹ sư ô tô

PHẦN 1
KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN Ô TÔ
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN ÔTÔ
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Trạng thái kỹ thuật và chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
Trạng thái kỹ thuật của xe ô tô được hiểu là tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết và
hệ thống của xe. Nó được thể hiện thông qua một tập hợp các thông số trạng thái (gồm thông số
cấu trúc, thông số làm việc - thể hiện đặc tính làm việc) các bộ phận của xe. Đánh giá trạng thái
kỹ thuật của xe tức là đánh giá tình trạng kỹ thuật của các hệ thống, cụm chi tiết và chi tiết của
xe.
Trạng thái kỹ thuật của xe thay đổi thường xuyên theo hướng xấu đi trong quá trình sử dụng do
mòn, mỏi, lão hóa… của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống. Nếu xe ở tình trạng kỹ thuật kém,
không đảm bảo các yêu cầu về khả năng làm việc và chức năng an toàn sẽ không đạt các tiêu
chuẩn kiểm định và sẽ không được phép lưu hành. Nếu có chi tiết hay cụm chi tiết, hệ thống nào
đó hoạt động không bình thường , bị hư hỏng không thể làm việc được thì xe ở trạng thái sự cố,
hỏng hóc cần được bảo dưỡng, khắc phục, sửa chữa.
Trong quá trình khai thác sử dụng ô tô chúng ta thường xuyên phải theo dõi tình trạng hoạt
động của ô tô, xác định trạng thái kỹ thuật hiện thời của ô tô (xác định trực tiếp hay chẩn đoán
trạng thái ô tô), chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật cho ô tô và sửa chữa ô tô. Xác định trạng thái kỹ
thuật hiện thời của ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm kỹ thuật tốt cho xe, đảm bảo
an toàn và kinh tế vận hành của xe, kéo dài tuổi thọ của xe. Việc này thường được thực hiện
trước khi xe được phép lưu hành hay quyết định các nội dung sửa chữa.
Xác định trạng thái kỹ thuật ô tô được thực hiện theo hai phương pháp. Phương pháp trực tiếp,
tức là tháo rời ô tô và các cụm chi tiết, kiểm tra, đo đạc,thử nghiệm (test),... và đánh giá trạng
thái kỹ thuật. Phương pháp chẩn đoán, tức không tháo rời mà thông qua thử nghiệm, thăm dò,
phân tích các hiện tượng, biểu hiện thu thập được để đánh giá, xác định tình trạng kỹ thuật của ô
tô.
Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm
chi tiết và hệ thống của xe. Chẩn đoán kỹ thuật ô tô nhằm mục đích: dự báo khả năng làm việc,
khẳng định khả năng làm việc tốt, an toàn của xe; phát hiện các chi tiết hay hệ thống ở tình
trạng kỹ thuật kém, cần bảo dưỡng; phát hiện sự cố, hỏng hóc để khắc phục sửa chữa. Kết
quả của chẩn đoán là tình trạng kỹ thuật của xe và các khuyến cáo kèm theo để đảm bảo tình
trạng kỹ thuật tốt cho xe.
2
Đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe là phân tích các thông tin về sự hoạt động của xe và các bộ
phận của nó, sử dụng các suy luận lô gíc để đưa ra các kết luận về tình trạng kỹ thuật của xe.
Kết luận này nói chung là có độ sai, vì nó được xác định bằng cách “đoán”.
Để có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe, trước hết cần có nhiều thông tin về sự làm
việc của xe và các bộ phận của nó. Do vậy trong quá trình chẩn đoán cần thực hiện nhiều thử
nghiệm, dùng các thiết bị hỗ trợ để có được đủ thông tin (hay càng nhiều càng tốt). Các thiết bị
chẩn đoán là một phần không thể thiếu của quá trình chẩn đoán. Nếu có nhiều thông tin về sự
làm việc của xe nhưng thiếu khả năng suy luận lô gíc thì kỹ thuật viên cũng không thể chẩn
đoán trạng thái của xe. Kỹ thuật viên chỉ có thể có được suy luận lô gíc sắc bén, hiệu quả cao
trên cơ sở hiểu biết về cấu tạo, quá trình làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của
các bộ phận của xe. Vì vậy kiến thức chuyên gia và kinh nghiệm về xe cũng là yếu tố không thể
thiếu của quá trình chẩn đoán.
Trước đây, và cho đến hiện nay, người ta thường dùng ba phương pháp chẩn đoán là chẩn đoán
bằng kinh nghiệm (phân tích các biểu hiện bên ngoài), chẩn đoán bằng phân tích dấu vết (phân
tích dầu bôi trơn, đo nhiệt độ nước làm mát,...) và chẩn đoán bằng cách mô hình hóa (dùng các
lô gíc để mô hình hóa và suy luận). Ngày nay ô tô bao gồm các cụm, hệ thống cơ điện tử trên ô
tô hiện đại rất phức tạp nên kỹ thuật chẩn đoán cũng rất phức tạp. Ô tô hiện đại đều có hệ thống
tự theo dõi phát hiện sự cố hỏng hóc, thông báo trình trạng sự cố và báo nội dung sự cố để việc
theo dõi, đánh giá tình trạng kỹ thuật và xác định nguyên nhân hỏng hóc được thuận lợi, nhanh
chóng (chức năng tự chẩn đoán và thông báo tình trạng sự cố).
1.1.2. Các thông số đánh giá trạng thái kỹ thuật ô tô
Thông số thể hiện trạng thái kỹ thuật của xe được gọi là thông số trạng thái (hay còn gọi là
thông số kết cấu). Các thông số này luôn biến thiên theo thời gian và theo quãng đường mà xe
đã chạy. Thí dụ, các thông số kết cấu như khe hở pít tông – xi lanh, độ dày đĩa li hợp,… luôn
thay đổi và thường được đánh giá thông qua mức % chất lượng.
Nói chung các thông số kết cấu
thường khó xác định giá trị nên
người ta sử dụng các thông số
biểu hiện trạng thái (biểu hiện
kết cấu). Thí dụ về về thông số
biểu hiện trạng thái kết cấu:
công suất động cơ phát ra, mô
men xoắn động cơ phát ra, tốc
độ tối đa của ô tô, nhiệt độ
nước làm mát động cơ, áp suất
dầu bôi trơn động cơ... Cần lưu
ý, thông số trạng thái và thông
Biến thiên của thông số trạng thái

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Giáo trình Lý thuyết kiểm định ô tô
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top