Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội





MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1: các vấn đề lý thuyết về tín dụng ngân hàng dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1. Tín dụng Ngân hàng

 1.1.1. Khái niệm

 1.1.2. Đặc điểm

 1.1.3. ưu điểm và hạn chế của tín dụng ngân hàng

1.2. Vị trí và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

 1.2.1. Khái niệm

 1.2.2. Đặc điểm

 1.2.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường

 1.2.4. Điều kiện để phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường

1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.3.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế

 1.3.2. Các hình thức tín dụng Ngân hàng cấp cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.3.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

1.4. Các nhân tố tác động đến tín dụng Ngân hàng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.4.1. Các nhân tố chủ quan

 1.4.2. Các nhân tố khách quan

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội

 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Quân đội

 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân đội

2.2. Hoạt động của Ngân hàng Quân đội trong những năm qua

 2.2.1. Hoạt động huy động vốn

 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

 2.2.3. Các hoạt động khác

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội

 2.3.1. Điều kiện vay vốn và quy trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Quân đội

 2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được

 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

3.1. Chủ trương phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hà Nội

3.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiêpj vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

3.3. Một số giải pháp phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

 3.3.1. Tổ chức tốt công tác huy động vốn

 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng

 3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay

 3.3.4. Các chính sách về lãi suất vay

 3.3.5. Đa dạng hoá cách cho vay

 3.3.6. Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro

3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Markettinh

3.3.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay

3.3.9. Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.4. Một số kiến nghị

 3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Quân đội

 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền Thành phố

Kết luận:

Tài liệu tham khảo:

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à quá nguyên tắc, cứng rắn, kém linh hoạt có thể dẫn đến ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa tính toán an toàn với tính sinh lời trong mọi công việc, tuy nhiên khi đã chọn ra được mục đích cụ thể thì cần có hướng đi đồng bộ trên mọi khâu của quy trình.
Tín dụng ngân hàng dành cho DVVVN còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay. Quá trình này giúp ngân hàng có thể nắm bắt được đối tượng mà mình cho vay, khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích không và hiệu quả sử dụng của món vay đó. Thông qua kiểm tra, kiểm soát ngân hàng có thể đoán mọi tình hình xung quanh khoản vay của mình như về thu nhập khi đến hạn hay ngân hàng phát hiện được những dấu hiệu sai trái, bất cứ hợp pháp để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và biện pháp xử lý.
Bước cuối cùng là thu nợ gốc và lãi của ngân hàng cho từng đối tượng cho vay rất quan trọng vì đối với các DNVVN chu kỳ sản xuất kinh doanh thường hay biến động, có thể một lý do nào đó mà khách hàng chưa muốn trả nợ hay chưa có nguồn để trả nợ. Vì thế nếu ngân hàng không thu nợ kịp thời hay các định kỳ hạn nợ không hợp lý có thể dẫn tới nợ quá hạn gia tăng, mất khả năng thu nợ của ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng.
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Đặc trưng nhất của ngành ngân hàng là “đi vay để cho vay”, bởi vậy nếu không đi vay được tức là ngân hàng không có vốn để đem cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển. Tương tự như vậy chi phí trong hoạt động huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay, vì lãi suất cho vay phải đủ để trang trải chi phí đầu vào. Chất lượng hoạt động cho vay cũng phụ thuộc vào chất lượng huy động vốn, chúng phải song song với nhau. Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không cho vay hết được số đó sẽ dẫn đến tình trạng “đọng vốn”, chi phí trả lãi vốn gia tăng mà thu nhập không tăng hay thấp hơn chi phí vốn, ngân hàng sẽ không có lãi.
- Chất lượng nhân sự
Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp như kiến thức marketing, tin học, ngoại ngữtrách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Dưới con mắt khách hàng, các cán bộ tín dụng là hình ảnh của Ngân hàng. Vì vậy, phong cánh giao tiếp của cán bộ tín dụng tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Nhưng trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay. Thêm vào đó, những hiểu biết mạng tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong khâu thẩm định.
Hoạt động cho vay là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là do sự thiếu trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng đã lợi dụng sở hở trong quản lý để thực hiện động cơ riêng. Yếu tố con người luôn là rất quan trong để thực hiện thành công mọi công việc.
- Thông tin tín dụng
Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời. Các thông tin tín dụng bao gồm nhưng thông tin tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý, thông tin về kinh tế xã hội Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn với khách hàng, lựa chọn món vay có lợi cho ngân hàng.
Hiện nay, ở nước ta việc tìm kiếm thông tin có chất lượng như trên là rất khó khăn. Có nhiều khoản cho vay gặp rủi ro vì thiếu thông tin chính xác như một khách hàng dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều ngân hàng, giấy tờ giả, hợp đồng giả hay thổi phồng tính khả thi của phương án kinh doanhĐiều này không những gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng mà còn gây mất lòng tin của ngân hàng đối với những khách hàng khác, đặc biệt tình hình này hay xuất hiện ở những khu vực các DNVVN. Ngân hàng nắm bắt những thông tin tín dụng không kịp thời sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng và như vậy hạn chế chất lượng cho vay của ngân hàng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung. Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác như việc ứng dụng tin học vào việc quản lý khách hàng.
Ngoài ra, hình thức của trang thiết bị của ngân hàng có thể đánh vào thị giác của khách hàng, tạo tâm lý tin tưởng hay không tin tưởng của khách hàng. Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
- Công tác tổ chức của ngân hàng
Đây là yếu tố không trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nhưng nếu công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng không khoa học, có sự chồng chéo thì việc thực hiện cac hoạt động cho vay của phòng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
* Về phía khách hàng:
Chất lượng cho vay không chỉ phụ thuộc vào việc ngân hàng đã thực hiện nó như thế nào mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố về phía người sử dụng vốn vay.
- Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn
Chất lượng của việc sử dụng vốn cũng là một chỉ tiêu trong chất lượng cho vay. Một dự án mà phương án kinh doanh không khả thi, khả năng tạo lợi nhuận thấp thì không thể nói việc sử dụng vốn vay đó có chất lượng. Phương án kinh doanh tốt sẽ cho lợi nhuận cao để doanh nghiệp vừa đủ tiền trang trảI cho chi phí vay vốn ngân hàng, vừa có một lượng vốn lớn để tái đầu tư.
- Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp vay vốn được biểu hiện bằng sự sắn lòng trả nợ, có mong muốn thực hiện tất cả các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không và có thể trả nợ được cho ngân hàng hay không cũng tuỳ từng trường hợp vào tình hình tài chính hiện có của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng: “túng bấn” thì chắc chắn ít có ý định trả nợ ngân hàng hay cũng trì hoãn việc trả nợ.
- Nhà quản lý doanh nghiệp
Trình độ quản lý doanh nghiệp tốt sẽ cho kết quả kinh doanh tốt nếu không gặp trở ngại khác. Như vậy, trình độ nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sử dụng vốn vay.
Hiện nay ở khu vực DNVVN nước ta, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn rất kém, công tác quản lý còn nhiều sơ hở nên làm ăn không hiệu quả, thất thoát vốn, kết quả kinh doanh thấp, mất khả năng thanh toán, phá sản gia tăng. Đôi khi những tổn thất của ngân hàng là do đạo đức của người kinh doanh. Người vay lợi dụng việc vay vốn ngân hàng để làm ăn phi pháp, biển thủ vốn vay, không muốn trả nợ ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu nợ.
- Các nhân tố khác như năng lực vay nợ, quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp
- Tài sản đảm bảo nợ vay
1.4.2. Các nhân tố khách quan
Cho vay có chất lượng tốt hay không còn phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài như môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước
- Chủ trương chính sách của nhà nước
Từ khi nhà nước có chính sách cho phép phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng có thêm một lượng khách hàng lớn để mở rộng cho vay. Nhưng trên thực tế, chưa có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với khu vực DNVVN. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, các điều kiện cho vay ngày càng thắt chặt nên khu vực các DNVVN không đủ điều kiện vay vốn. Như vậy, những chính sách của nhà nước có thể là động lực nhưng cũng có thể là cản trở để DNVVN có điều kiện vay vốn.
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là NHNo hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên xảy ra lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này có thể gặp rủi ro làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là cơ sở để cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hợp pháp có hiệu quả. Hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động kinh tế, đưa các doanh nghiệp vào hoạt động theo khung pháp lý đã quy định. Vì vậy phải có sự đồng bộ, thống nhất và hợp lý giữa các bộ luật và các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sự chặt chẽ và hiệu lực của pháp luật. Hiên nay môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng còn nhiều vấn đề đang được tranh cãi nhất là về việc cấp chứng nhận sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và sử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng. Chính những bất cập này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó khăn khi sử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ khó đòi của ngân hàng, tạo kẽ hở để khách hàng vay vốn ngân hàng chây ỳ không chịu trả nợ ngân hàng khi kinh doanh gặp rủi ro.
- Môi trường kinh tế
Mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi trường kinh tế luôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hay chịu sự chi phối của quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,trên t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top