Fugeltun

New Member

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng 3
1.1.2.Phân loại tín dụng ngân hàng: 3
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 5
1.1.4.Bảo đảm tín dụng: 7
2.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
2.1.1.Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 8
2.1.2. Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng(RRTD). 15
2.1.3. Một số phương pháp quản lý rủi ro tín dụng. 19
Tóm tắt chương I: 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ TÂY 26
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ TÂY 26
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 27
2.1.2.Các quy chế và quy định của ngân hàng 32
2.2.TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CN HÀ TÂY. 35
2.2.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn 35
2.2.2. Hoạt động tín dụng 37
2.2.3 Hoạt động dịch vụ khác 40
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2007-2009 42
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN HÀ TÂY. 43
2.3.1. Quan điểm của NHTMCP CT – CN Hà Tây về quản lý rủi ro tín dụng 43
2.3.2.Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Hà Tây nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 45
2.3.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương-chi nhánh Hà Tây. 47
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN HÀ TÂY. 58
2.4.1. Thành công 58
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại 60
Tóm tắt chương II: 63
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPCT- CHI NHÁNH HÀ TÂY 64
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 64
3.1.1. Nội dung các mục tiêu định hướng đối với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010-2015. 64
3.1.2. Các mục tiêu ưu tiên 65
3.1.3. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản năm 2010 65
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN HÀ TÂY. 66
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng: 66
3.2.2. Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng: 68
 
3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 68
3.2.4. Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. 72
3.2.5. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng. 72
3.2.6. Công nghệ, nguồn nhân lực trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. 73
3.2.7.Đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong công tác tín dụng 74
3.2.8. Đẩy mạnh công tác giám sát sau khi cho vay 75
3.2.9. Biện pháp phòng ngừa: 76
3.2.10. Giải pháp xử lý tín dụng 78
3.2.11. Giải pháp chiến lược 79
3.3. KIẾN NGHỊ 80
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 80
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 81
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng cấp trên 82
3.3.4. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan. 83
Tóm tắt chương III: 84
KẾT LUẬN 85
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ịch vụ của Vietinbank
Biểu đồ 3 : Tình hình thu dịch vụ của Vietinbank Hà Tây
giai đoạn 2007 -2009
Đơn vị: tỷ đồng.
( Nguồn: phòng tổng hợp-tiếp thị, Vietinbank – chi nhánh Hà Tây )
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2007-2009
Chuyển từ một chi nhánh thuộc NHTM nhà nước sang một chi nhánh NHTM cổ phần, NHCTVN –chi nhánh Hà Tây đã hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tập thể cán bộ và nhân viên chi nhánh Hà Tây đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, quy mô và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao.
NHCTVN – Chi nhánh Hà Tây đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, vừa phát huy các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ dịch vụ mới như: phone-banking, internet-banking...Trải qua trên 20 năm đi vào hoạt động, đến nay Chi nhánh Hà Tây đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cục khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để giảm tác động xấu đến nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất và các chính sách tiền tệ.
Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng nói chung và NHCTVN – Chi nhánh Hà Tây nói riêng. Mặc dù vậy, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh từng bước khắc phục được khó khăn, không ngừng phấn đấu đi lên.
Bảng 3: Lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
so với 2007
Số tiền
so với 2008
Tổng thu
110,123
115,384
5,261
118,287
2,903
Tổng chi phí
74,221
73,882
(0,339)
71,585
(2,297)
Lợi nhuận
36,902
41,502
4,6
46,702
5,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Viettinbank chi nhánh Hà Tây)
Qua số liệu báo cáo trên nhìn chung thu nhập của ngân hàng TMCPCT- chi nhánh Hà Tây tăng đều và ổn định qua các năm. Nếu như năm 2007 tổng thu là 110,123 tỷ đồng thì đến năm 2008 là 115,384 tỷ đồng ; năm 2009 là 118,287 tỷ đồng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của chi nhánh có xu hướng tốt. Ta thấy tổng thu tăng nhưng đặc biệt là tổng chi phí của chi nhánh giảm đây là dấu hiệu tốt làm lợi nhuận của chi nhánh tăng.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN HÀ TÂY.
2.3.1. Quan điểm của NHTMCP CT – CN Hà Tây về quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.”
Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng 90% các rủi ro cơ bản. Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất lợi mà chủ yếu là các vấn đề như:
a- Đối với ngân hàng
* Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hay không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
* Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hay bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.
* Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.
* Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu NHTW không can thiệp kịp thời hay không thể can thiệp.
b- Đối với khách hàng
Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.
Đối với nền kinh tế
Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hàng lại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.
Vì vậy, ngân hàng TMCPCT-chi nhánh Hà Tây hiểu rằng rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top