Download miễn phí Gia nhập WTO , Cơ hội thách thức - Thảo luận đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn





Các nhà nghiên cứu thương mại quốc tế, như Laird và Vossenaar (1991), căn cứ vào mức độ tác động trực tiếp của các biện pháp, đã chia các biện pháp phi thuế quan các phân lớp sau đây: (1) Các biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu. Có hàng loạt các biện pháp được sử dụng để kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu, nó bao gồm các lệnh cấm, các hạn ngạch hay hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (Quota Rate-QR), việc cấp giấy phép có điều kiện, giấy phép nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, Hiệp ước bình ổn thị trường và độc quyền nhập khẩu hay kinh doanh của nhà nước. (2) Các biện pháp kiểm soát giá hàng nhập khẩu. Những biện pháp này bao gồm: phần trả thêm, thuế theo mùa, hạn ngạch thuế quan, chi phí phát sinh và chi phí quốc nội đánh thuế lên mặt hàng nhập khẩu, các khoản thuế biến thiên, thuế chống phá giá và phụ thu. Các biện pháp khác trong nhóm này như giá tối thiểu, thủ tục mua bán của chính phủ, các biện pháp khác làm tăng chi phí hàng nhập khẩu như qui định khoản đặt cọc, sử dụng tín dụng khi nhập khẩu, vận chuyển trên các đội tàu quốc gia hay qui định cảng nhập khẩu. Nói là kiểm soát giá nhưng thực chất là các biện pháp kích hoạt làm cho giá hàng nhập khẩu tăng thêm. (3) Các biện pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng. Các biện pháp này là việc cấp giấy phép tự động, giám sát nhập khẩu, điều tra giá và điều tra chống phá giá - bù đắp. Các biện pháp này có tác động quấy rối, gây cản trở đối với các hoạt động khác, và như vậy thì sẽ hạn chế xuất khẩu. ở nhiều nước như Mỹ và Liên minh Châu Âu thường xuyên có các cuộc điều tra chống bán phá giá. Ban đầu họ điều tra xem liệu có bán phá giá hay trợ giá diễn ra không. Nếu như có hiện tượng này, họ tiếp tục điều tra xem liệu có gây hại đến sản xuất trong nước hay không. Từ đó họ áp đặt thuế bù đắp hay thuế bán phá giá. (4) Biện pháp kĩ thuật. Bao gồm những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật mà các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng khi đưa vào thị trường nước nhập khẩu. Đó là các qui định, tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, ATTP, tiêu chuẩn môi trường và kết hợp của các tiêu chuẩn đó. Mục đích chính đáng của các biện pháp kỹ thuật là vì lý do an toàn sức khoẻ của con người, bảo vệ cây trồng và vật nuôi tránh nguy cơ bị xâm nhập lây lan các bệnh tât. Để đáp ứng được các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật nước nhập khẩu yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu phải tăng đầu tư, tăng chi phí làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, một số mặt hàng xuất khẩu không tuân thủ quy định có thể sẽ bị cấm hay bắt buộc phải đầu tư nhiều cho việc nâng cấp quy trình sản xuất.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thuế từ 20% xuống 15%,10% và 5% v.v.. Hoa Kỳ sẽ giành chế độ MFN cho tất cả các hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ sản phẩm dệt theo giấy phép và hạn chế định lượng). Mức thuế suất nhập khẩu hàng Việt Nam giảm bình quân từ 40% xuống 3%. Về biện pháp phi thuế quan, Việt Nam cam kết đãi ngộ Quốc gia cho tất cả hàng hóa của Mỹ (trừ xe ô tô dưới 12 chổ ngồi, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, nhiên liệu, kim loại và phân bón). Từ năm 2005 -2007 áp dụng hạn chế định lượng nhập khẩu cho 82 dòng thuế cho các nông sản. Riêng đối với đường mía áp dụng đến năm 2011. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và quyền phân phối, trong vòng 3 -10 năm cho phép Hoa Kỳ kinh doanh xuất nhập khẩu hay phân phối đối với 255 nhóm hàng theo mã HS 4 chữ số, tương ứng 2590 mặt hàng theo mã HS 8 chữ số. Sau 2 năm Việt Nam áp dụng tính thuế hải quan theo hiệp định Định giá Hải quan của WTO. Đối với vệ sịnh dịch tể kiểm dịch động thực vật, hiệp định quy định mọi biện pháp vệ sinh dịch tễ kiểm dịch động, thực vật (SPS) không được trái với qui định của GATT năm 1994. Chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật dưa trên cơ sở các nguyên lý khoa học và không được duy trì nếu không có bằng chứng đầy đủ.
Sau 5 năm ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, thương mại của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã được mở rộng một cách bất ngờ, vượt qua nhiều dự báo trước đó. Điều đó tạo thêm niềm tin cho chúng ta đẩy sâu hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kim ngạch thương mại Việt Mỹ qua 6 năm (2000 -2005), triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cân đối
2000
821,3
367,5
+453,8
2001
1053,2
460,4
+592,8
2002
2394,8
580,0
1814,8
2003
4554,8
1323,8
+3231,1
2004
5275,3
1164,3
+4111,0
2005
6631,2
1193,2
+5438,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
1.4. Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (CA-FTA)
Ngày4/11/2002 tại Phnôm Pênh Căm Pu Chia, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được ký kết với các nội dung chủ yếu: (1) Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hoá; (2) Tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực; (3) Dành đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN; (4) Dành linh hoạt cho các Bên nhằm giải quyết những vấn đề nhạy cảm của mình trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi;
Về thương mại hàng hoá, Hiệp định đề cập 3 nhóm hàng: Nhóm 1: Với Việt Nam, nhóm hàng tham gia Chương trình Thu hoạch sớm (EHP), bao gồm nông sản thuộc 8 chương, thuế quan đến năm 2008 giảm xuống bằng 0%, năm 2005 phải giảm xuống 5%.
Nhóm 2: Loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa (ngoài EHP). Nhóm 3: Các mặt hàng nhạy cảm, loại trừ không tham gia EHP, tuỳ theo từng nước. Đối với Việt Nam loại trừ các nhóm mặt hàng: Gia cầm giống ; Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hay ướp đông; Trứng chim và trứng gia cầm trong vỏ, tươi, được bảo quản hay hấp chín, luộc chín; quả có múi (họ chanh), tươi hay khô.
Về các biện pháp Phi thuế quan: Các đàm phán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở những nội dung sau: Quy tắc xuất xứ; Các biện pháp phi quan thuế, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các hạn chế định lượng hay cấm nhập khẩu, cũng như những biện pháp vệ sinh dịch tễ không biện minh được về mặt khoa học và những hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Các biện pháp tự vệ trên cơ sở các nguyên tắc của GATT. bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những yếu tố sau: tính minh bạch, phạm vi, các tiêu chí khách quan để dẫn đến hành động
Tiến trình đàm phán, thương lượng của Hiệp định CA-FTA đã đạt thỏa thuận: Về thuế quan trong thương mại hàng hóa nông sản, Hiệp định AC-FTA đã thống nhất mức thuế quan cho các nhóm hàng hóa, lộ trình cắt giảm cụ thể và bắt tay thực hiện. Về các biện pháp phi thuế quan chưa được quan tâm lắm. Trong các Hiện định FTA chủ yếu mới nhấn mạnh vấn đề thuận lợi hóa, hài hòa hóa, tiến tới công nhận lẫn nhau, hải quan một cửa.
Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc đã tăng cường mở rộng thương mại Việt Nam -Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Riêng thương mại nông sản, 2 năm gần đây nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn thách thức ngay cả trên thị trường Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là rau quả.
1.5. Những nguyên tắc và qui định của WTO
WTO là tổ chức thương mại quốc tế được thành lập ngày 1/1/ 1995, tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), nhằm thảo luận để đưa ra cách qui định thương mại thế giới, đề ra các nguyên tắc về bảo hộ mậu dịch.
Tất cả những qui định đó dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản, đó là:
(1) thương mại không phân biệt đối xử;
(2) thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán;
(3) dễ dự đoán, dự báo;
(4) tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng;
(5) dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi.
WTO xây dựng một hệ thống các qui định vô cùng phức tạp và cụ thể trên 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Đối với nông nghiệp, có một số Hiệp định chủ yếu của WTO liên quan đến nông nghiệp như: Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture - AoA); Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phitosanitary Agreement - SPS); Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT). Ngoài ra có các hợp phần khác của thương mại nông sản trong các Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay tập trung vào 3 nội dung chủ yếu: (1) Mở cửa thị trường nhập khẩu; (2) Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản; (3) Cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước cho nông nghiệp. Mục tiêu chính của Hiệp định nông nghiệp là cải cách các nguyên tắc, luật lệ, chính sách trong nông nghiệp cũng như giảm bớt những bóp méo thương mại nông sản do việc bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất trong nước tạo nên. Các điều khoản và cam kết về mở cửa thị trường bao gồm các nội dung cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Chúng ta biết rằng thuế quan đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể dưới dạng thuế phần trăm, thuế đặc định hay thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế đặc định). Thông thường, thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được áp dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay non trẻ. Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Tuy nh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top