snow_queen3112

New Member

Download Tiểu luận Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong kiến Việt Nam miễn phí





Một trong những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, đó là vấn đề niên đại của Quốc triều hình luật. Điều này có vẻ như thuần tuý kỹ thuật, nhưng thực ra có tầm quan trọng hàng đầu, vì nó có quan hệ trực tiếp với chủ đề đang được xem xét: tính pháp điển hoá sâu sắc của nó thuộc truyền thống đặc biệt quý báu của quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện pháp luật với tính cách là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền văn hoá Việt Nam.
Đinh Gia Trinh trong tác phẩm “Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam” đã dứt khoát lấy năm 1483 làm niên đại và đặt tên cho Bộ luật là Bộ luật 1483. Cũng theo Đinh Gia Trinh thì, Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1460-1497) trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ của các vua nhà Lê trước đó và có sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản mới[19].
Tác giả người Pháp, R. Deloustal, Chánh thông dịch viên tại Sở Tư pháp Đông Dương, người dịch sang tiếng Pháp Quốc triều hình luật theo Hình luật chí của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí và hiệu đính, bổ sung theo Lê triều hình luật mà trên bìa có đề 1777 là năm in, đã đem năm in 1777 làm niên đại của Bộ luật Hồng Đức[20].
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i nhà Lý, cũng phải ở năm thứ 33 của bản triều, tức năm 1042 và đến đời vua thứ hai - Lý Thái Tông mới sai Trung thư xây dựng Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên mà lịch sử biết đến của nước ta. Trong khi xây dựng bộ luật, việc tham khảo, tiếp thu các chế định pháp luật ra đời trước đó nhiều thế kỷ (ban bố năm 653 của nhà Đường[4]) và vẫn đang có ảnh hưởng lớn đối với các triều đại về sau ở ngay Trung Quốc, là điều dễ hiểu và cần thiết. Điều đó không phụ thuộc vào việc trước đó luật nhà Đường đã có ảnh hưởng ở Việt Nam như thế nào. 
Trong chỉ dụ của mình, Lý Thái Tông chỉ ra một cách khái quát về nguồn pháp luật cần được xem xét, san định là “luật lệnh” và trước hết phải là “luật lệnh” của bản thân triều Lý. Đó chỉ là những luật lệnh có tính đơn hành. Chính vì những luật, lệnh ấy chỉ ở dạng đơn hành nên mới cần san định, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra loại bài, biến thành điều khoản để ban hành thành sách (bộ luật). Đúng như Phan Huy Chú đã chỉ rõ: “Nước Việt ta, các triều dựng nước đều định hình chương, nhà Lý có ban Hình thư, nhà Trần có định hình luật đều đã tham chước xưa nay, để nêu thành phép tắc lâu dài”[5]. 
Nói là “tham chước xưa nay” thì có thể hiểu rất rộng, vừa của trong nước, vừa của nước ngoài, vừa từ thời Bắc thuộc hay các vương triều Hán, Tùy, Đường của Trung Hoa. Dù là “san định luật lệ” hay “tham chước xưa nay” thì vua Lý Thái Tông cũng chỉ đề cập đến nội dung của vấn đề có tính nguyên tắc, dành cho người được giao việc vừa là một địa bàn rất rộng để lựa chọn, cân nhắc, vừa không yêu cầu phải đặc biệt lưu ý đến một chủ thể cần được ưu tiên đặt lên hàng đầu nào. 
Sau khi Hình thư được ban bố, các đời vua Lý sau có bổ sung. Chẳng hạn, năm 1125, vua Nhân Tông có chiếu: “Phàm kẻ đánh người đến chết thì đày làm khao giáp, đánh 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt”[6]. Năm 1139, vua Anh Tông định phép chuộc ruộng, nhận ruộng, trong đó có ý “có kẻ tranh nhau ruộng ao, dùng khí giới đánh người chết hay bị thương thì bị 80 trượng, xử tội đồ lấy ruộng ao trả lại cho người chết hay bị thương”. Giết người hay làm chết người mà chỉ bị những hình phạt như trên đã bị Ngô Thì Sỹ, nhà sử học thế kỷ 18 phê phán: “sát nhân giả tử” là phép cổ. Nay tội giết người mà cũng xử phạt như tội đánh người bị thương, thật là không có thứ bực, mất cả sự cân nhắc nặng nhẹ…[7]. 
Xét từ góc nhìn pháp điển hóa, pháp luật đời Lý nói chung và Hình thư nói riêng, trực tiếp là chỉ dụ của vua Lý Thái Tông sai Trung thư san định luật lệnh phải được xem là một sự kiện đặc sắc. Đáng chú ý, lý do của việc san định luật lệnh, ban bố Hình thư là tình trạng việc kiện tụng trong nước nhiều phiền nhiễu, khắc nghiệt đối với dân, thậm chí còn gây oan uổng đối với dân và đây không phải là sự oan sai thông thường mà là một sự oan sai quá đáng và vua lấy làm thương dân. Điều này nói lên đầy đủ đạo lý của chủ trương san định luật lệ, ban bố Hình thư, một chủ trương thấm đậm tình người của người đứng đầu triều đại. Vua không ra chỉ dụ chung chung thuần túy đạo lý mà cùng với chủ trương san định luật lệ, nhà vua còn chỉ rõ cách thức phải theo để đạt được mục đích: san định luật lệnh - tham chước[8] cho thích dụng với thời thế - chia ra loại bài - biên thành điều khoản - làm thành sách hình thư - của một triều đại - để cho người xem dễ hiểu. 
Một chỉ dụ hoàn chỉnh về nội dung và nói theo ngôn ngữ ngày nay, đây là một chỉ dụ thật đặc sắc về pháp điển hóa. Nhìn bằng con mắt đời nay cũng thấy khó mà bổ sung, thêm bớt gì vào đây, từ phương diện đạo lý đến từng bước đi, quy trình phải thực hiện và kết quả phải đạt tới[9]. 
Theo quan điểm này, việc làm đầu tiên là phải san định luật lệ. “San định luật lệ” là “sửa chữa cho gọn và quy định cho nhất trí”[10]. Một định nghĩa khác coi “san định là sửa sang lại một văn bản cổ bằng cách bỏ đi những đoạn đánh giá là không hợp, xác định lại những chỗ còn nghi ngờ, sắp xếp lại”[11]. Riêng từ “san” được Đào Duy Anh định nghĩa: “dọn bớt đi cho gọn”[12]. Tìm thuật ngữ tương đồng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002) thì đó là “rà soát”, “chỉnh lý”... (các điều 8, 26, 45a). Một công việc quan trọng được tiến hành song song với việc “san định” luật lệnh là “tham chước xưa nay”, nghĩa là “thêm bớt cho vừa”[13]. Trên cơ sở xem xét, tham khảo, so sánh, tra cứu các thông tin đủ loại cần thiết nhằm làm sao cho “thích dụng” với thời thế. Thuật ngữ “thích dụng” ở đây được dùng thật “đắc địa”, tức phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tại, thi hành, áp dụng pháp luật. Từng thuật ngữ, từng từ được dùng, được đặt rất đúng chỗ với sự diễn đạt cô đọng, súc tích, chứng tỏ nhận thức về pháp điển hóa của nhà vua, của triều đình nhà Lý thật sâu sắc, chuẩn xác, theo một lô gíc chặt chẽ. Mục tiêu rất rõ, nhưng hoàn toàn không dễ dàng. Sự thích dụng với thời thế cũng phải “để cho người xem dễ hiểu”. 
Yêu cầu này tưởng như là bình thường, giản đơn, thật ra lại chính là biểu hiện của một thuộc tính, của một nhân cách mang đậm tính nhân văn, nhân bản, cũng có thể nói là tính đại chúng của người đứng đầu một nước trong xã hội phong kiến, vương quyền. ở La Mã trước đây có nguyên tắc: một người không được lấy lý do không biết pháp luật để vi phạm, làm trái pháp luật. Pháp luật do nhà vua ban hành, người dân có nghĩa vụ phải biết và nghiêm chỉnh chấp hành; nếu làm trái pháp luật, họ phải bị trừng phạt. Các vua nhà Lý về mặt này có thái độ hoàn toàn khác, Lý Thánh Tông đã chỉ ra điều đơn giản nhưng thật cơ bản: dân vì không hiểu luật mà mắc vào tội. Cũng vì vậy, vua lấy làm thương và chỉ đạo cho cấp dưới phải khoan hồng, dù tội nặng hay nhẹ. Cụ thể: Lý Thánh Tông (1023-1072), đời vua thứ ba lên ngôi năm 1054, mùa hạ, tháng tư, khi vua nghe xử kiện ở điện Thiên Khánh, Đổng Thiên công chúa đứng hầu bên, vua chỉ vào công chúa mà bảo ngục lại rằng: “Ta làm cha mẹ dân, lòng yêu dân cũng như yêu con ta đây. Nhân dân vì không biết luật mà sa vào hình pháp, ta rất thương. Từ nay về sau, không cứ tội nặng, tội nhẹ, đều nên khoan hồng”[14]. 
Có thể nói, san định luật lệnh, tham chước xưa nay là khâu cơ bản, quan trọng của hoạt động pháp điển hóa của bất kỳ thời đại nào; nhưng không phải bao giờ nó cũng nhận được sự quan tâm đầy đủ, thích đáng của các ông vua, vị chúa và nói chung của các nhà lập pháp. Và có thể khẳng định, cách đây 1000 năm mà quan niệm của Lý Thái Tông và nói chung của triều đại nhà Lý về pháp điển hóa không khác gì nhiều lắm so với quan niệm ngày nay. Thật đáng trân trọng và tự hào. 
Thực tế lịch sử giúp chúng ta thấy được tất cả tính đặc sắc riêng biệt, tân kỳ, nếu không nói là sáng tạo của nền pháp luật dân tộc đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top