Download Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay-Thực trạng va giải pháp miễn phí





Theo đánh giá của tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động Hải quan theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu nại, thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật quản lý thuế quy định nội dung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại về thuế có quyền lựa chọn nại theo con đường hành chính hay khởi kiện tại tòa án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt trong khiếu nại về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rút ro, rút ngắn thời gian thông quan.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu thì mỗi quốc gia phải “nội luật hóa” các cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu bằng cách bổ sung, ban hành các quy định mới về thuế nhập khẩu hay sửa đổi những quy định cũ về thuế nhập khẩu để phù hợp với các cam kết đó.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 15/01/2007. trước khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật ( như Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005,..) để tương thích với các quy chế của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO. Như vậy, những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu.
3. Nhu cầu thu ngân sách của nhà nước:
Ngân sách nhà nước được hình thành để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công cộng phục vụ cho người dân. Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, Thuế nhập khẩu tuy có chức năng chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài nhưng đối với Việt Nam- một nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân sách nhà nước từ trong những năm qua đã thể hiện rõ điều đõ ( từ năm 2000 đến năm 2005 số thu hải quan luôn chiếm hơn 20% trong tổng thu ngân sách nhà nước). Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện các cam kết về thương mại quốc tế, trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm này cũng gây ra những tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Khi thuế nhập khẩu bị cắt giảm, giá cả một số mặt hàng như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng giảm theo. Từ đó, những sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng lên về sản lượng và giảm giá thành. Việc hàng hóa trong nước tăng về số lượng và giảm về giá thành sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nước và làm tăng thu ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Mặt khác, khi Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế thì những nước thành viên khác cũng phải cắt giảm thuế quan, điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu và từ đó sẽ tăng thu ngân sách từ các hoạt động xuất khẩu đó. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng thúc dẩy sản xuất kinh doanh trong nước và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu cũng làm cho nguồn hàng nhập khẩu trở lên dồi dào vơi giá thành thấp, từ đó đặt hàng hóa trong nước vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm nếu như không muốn loại ra khỏi cuộc chơi. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng làm giảm đi một nguồn thu khá quan trọng của ngân sách nhà nước và cũng giảm đi một phần thu từ các loại thuế khác có liên quan đến nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ hàng nhập khẩu nhưng đồng thời lại làm tăng nguồn thu tương ứng cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác. Số thu ngân sách nhà nước sẽ không thay đổi nhiều nếu như Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chính sách pháp luật thuế nhập khẩu thì phải tính đến nhu cầu thu ngân sách nhà nước để bảo đảm cho ngân sách quốc gia có được nguồn thu ổn định lành mạnh.
4. Thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia:
Pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan hệ xã hội, một sự phản ánh lệ thuộc vào những biến đổi xã hội. Để phát huy được vai trò, tác dụng của mình trong đời sống xã hội, pháp luật luôn phản ánh đúng, đầy đủ hiện thực khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực tiễn cuộc sống thì không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện pháp luật, không phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống.
Đối với pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ khuyến khích hỗ trợ bảo vệ nền sản xuất trong nước việc ban hành, sửa đổi, bổ sung bộ phận pháp luật này cần thiết căn cứ thực trạng phát triển của nền sản xuất trong nước, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế các quốc gia phải cam kết giảm thuế quan theo lộ trình nhất định
Vì vậy, mỗi quốc gia phải cần nghiên cứu đánh giá những lợi thế so sánh trong từng ngành hàng cụ thể để xác định những ngành hàng sản xuất nào cần được bảo hộ, mức độ bảo hộ và thời hạn bảo hộ,…Đối với hàng hóa có uy tín trên trường quốc tế có khả năng cạnh tranh cao thì không cần sự bảo hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các quốc gia khác…
Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại và quy định mức thuế đối với từng nhóm hàng hóa nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập khẩu của mình. Từ thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa để phát hiện ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế và tác động cụ thể của nó đối với nền kinh tế quốc gia mình để từ đó ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia mình trong khuôn khổ cho phép.
5. Ý thức của người nộp thuế:
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của các chủ thể nộp thuế.
5.1. Giá tính thuế nhập khẩu:
Người nộp thuế khai báo giá tính thế nhập khẩu không trung thực: các chủ thể nộp thuế thường khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp hơn. Khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như vải, sợi, sắt, thép,… chủ thể nộp thuế thường khai chất lượng hàng thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu. Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn.
Ví dụ như trường hợp vụ việc “ Ô tô cũ về cảng Sài Gòn toàn xe xịn giá rẻ”:
“Theo một quan chức hải quan nhận xét, giá khai báo của 4 xe cũ đầu tiên nhập về cảng Sài Gòn là "phi thực tế". Trong lô này, giá cao nhất thuộc về chiếc Lex...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top