Constantinos

New Member

Download Tiểu luận Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án cấp sơ thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam miễn phí





Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, Toà án được xác định là khâu trung tâm và việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án được coi là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, công tác tư pháp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:
- Do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp bộc lộ nhiều điểm bất cập không còn phù hợp gây khó khăn cho hoạt động xét xử của TAND.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
1. Khái niệm:
Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Tòa án ra bản án nhân danh nước CHXHCN Việt Nam. Bản án của Tòa án cụ thể hóa đường lối, chính sách, quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý người có hành vi phạm tội.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, theo nghĩa rộng bao gồm quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án, ra bản án hay các quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án… Theo đó, thẩm quyền của Tòa án bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình thức là quyền xem xét và phạm vi xem xét và phạm vi xem xét (giới hạn xét xử) của Tòa án, Thẩm quyền về nội dung là quyền hạn giải quyết, quyết định của Tòa án đối với những vấn đề được xem xét.
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy định tại chương XVI của Bộ luật tố tụng hình sự, tức là thẩm quyền về hình thức (xem xét vụ án). Theo đó: “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm hay nơi khác theo quy định của pháp luật”.
2. Những căn cứ để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án cần dựa vào các căn cứ sau: Nguyễn Văn Huyên, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2002, tr.22-36.
- Đường lối, chính sách của Đảng
- Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên
- Biên chế và cơ sở vật chất
- Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm…
3. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 196 BLTTHS, theo đó phạm vi xét xử của tòa án cấp sơ thẩm bị giới hạn trong phạm vi truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng cũng có thể vượt khỏi phạm vi truy tố trong những trường hợp nhất định.
* Xét xử trong phạm vi truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử:
“Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử”. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu có căn cứ cho rằng bị can phạm một tội khác mà tội này nặng hơn tội mà viện kiểm sát truy tố, hay có đồng phạm khác thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Qua việc xét xử tại phiên tòa, nếu phát hiện tội phạm hay người phạm tội mới cần điều tra thì hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hay yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104 BLTTHS).
Ngoài ra theo Quyết định giám đốc thẩm số 08/2006/HS-GĐT ngày 08/5/2006 của HĐTP TANDTC, việc tòa án cấp sơ thẩm quyết định về tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của những người có hành vi phạm tội nhưng không bị truy tố là vi phạm giới hạn xét xử.
* Xét xử theo khoản khác hay về tội phạm khác với truy tố:
- Khung hình phạt khác với khung hình phạt mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật: Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hay nhẹ hơn khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật.
- Tội phạm khác bằng hay nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố: Tòa án không được xét xử theo tội phạm khác nặng hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Nếu có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác nặng hơn, tòa án phải xét xử theo tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố, không được tuyên là bị cáo không phạm tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Nhưng mặt khác, tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội phạm khác bằng hay nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố.
+ Tòa án có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà viện kiểm sát truy tố hay về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà viện kiếm sát truy tố.
Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố A về năm hành vi phạm tội, trong đó hai hành vi bị truy tố về tội cướp tài sản, ba hành vi truy tố về tội cướp giật tài sản. Tòa án có thể xét xử A về tội cướp giật tài sản (nhẹ hơn tội cướp tài sản) đối với cả năm hành vi phạm tội mà viện kiểm sát truy tố. Tòa án cũng có thể xét xử A về tội cưỡng đoạt tài sản (nhẹ hơn tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản) đối với cả năm hành vi phạm tội mà viện kiểm sát truy tố.
+ Tội phạm khác bằng tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Đây là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội phạm như nhau.
Ví dụ: A bị viện kiểm sát truy tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tòa án có thể xét xử A về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Hai tội này cùng được quy định tại Điều 194 BLHS.
+ Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Đây là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Để xác định tội nặng hơn hay nhẹ hơn, ta căn cứ vào dấu hiệu hình phạt. Hình phạt chính được so sánh trước. Trong trường hợp hình phạt chính đối với cả hai tội phạm như nhau thì so sánh tiếp đến hình phạt bổ sung. Thứ tự xác định theo nguyên tắc những dấu hiệu trước giống nhau, không có sự khác biệt thì so sánh đến những dấu hiệu tiếp theo.
So sánh hình phạt chính:
So sánh loại hình phạt: Tội mà điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt tù cao nhất: Tội mà điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhấu cao hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt tù khởi điểm: Tội mà điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt chính khác: Tội mà điều luật còn quy định loại hinh phạt chính khác nhẹ hơn là tội nhẹ hơn.
So sánh hình phạt bổ sung:
Tội mà điều luật ngoài hình phạt chính còn quy định hình phạt bổ sung là tội nặng hơn. Trường hợp hình phạt bổ sung như nhau, tội mà điều luật quy định bắt buộc áp dụng hình phạt bổ sung nặng hơn là tội mà điều luật quy định có thể áp dụng hình phạt bổ sung. Mục 2 phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ – HĐTP ngày 05/11/2004.
4. Chuyển vụ án:
Tòa án chuyển vụ án cho tòa án khác có thẩm quyền xét xử trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Việc chuyển vụ án ngoài phạm vi tỉnh do Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh quyết định. Việc chuyển vụ án ngoài phạm vi quân khu do tòa án quân sự cấp quân khu quyết định. Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, tòa án thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top