anhbang821987

New Member

Download Tiểu luận Nội dung và kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự miễn phí





Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm dụng từ phía người yêu cầu, Bộ luật TTDS đã quy định về biện pháp bảo đảm. Theo khoản 1 Điều 120 thì người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT như kê biên; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài sản, tài khoản của người có nghĩa vụ, sẽ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hay giấy tờ có giá “do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện” vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Cụ thể hơn, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02 thì “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng BPKCTT hay cho người thứ ba.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Trên cơ sở quy định của Bộ luật TTDS, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật TTDS. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật TTDS - bên cạnh những ưu việt - đã bộc lộ một số hạn chế, chưa tương thích và bao quát hết được thực tiễn. Từ đó, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung. Bài viết này tiến hành đánh giá một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự về BPKCTT và bước đầu đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện.
1. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) quy định có 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT). Ngoài ra, Khoản 13 của điều luật này còn một quy định mở, đó là các BPKCTT khác (ngoài 12 BPKCTT này) mà pháp luật có quy định. Tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật TTDS có quy định về BPKCTT: “giao người chưa thành niên cho cá nhân hay tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Đây là một quy định chưa đầy đủ, bởi ngoài đối tượng được áp dụng biện pháp này là người chưa thành niên, thì người mắc bệnh tâm thần, người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (mất năng lực hành vi dân sự) cũng rất cần được áp dụng biện pháp này. Vì vậy, việc bổ sung vào khoản 1 Điều 102 Bộ luật TTDS, quy định giao người mất năng lực hành vi dân sự cho cá nhân hay tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ mà chưa có người giám hộ, là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần có hướng dẫn cụ thể như: tổ chức được giao trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự là các tổ chức nào, điều kiện cần có của tổ chức để được Tòa án giao trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục những đối tượng này.   
Mục đích của việc áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 99 Bộ luật TTDS là nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hay để đảm bảo thi hành án. Điều này đòi hỏi pháp luật tố tụng phải trao cho Tòa án thẩm quyền ban hành lệnh áp dụng BPKCTT một cách “kịp thời và có hiệu quả”. Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 108, 109 và 110 Bộ luật TTDS thì các biện pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp chỉ được Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ tài sản này “có hành vi” tẩu tán hủy hoại tài sản, chuyển dịch quyền tài sản hay làm thay đổi hiện trạng tài sản. Điều này có nghĩa là, khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT thì những hành vi đó đã được thực hiện. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng BPKCCTT - dù chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn - cũng đủ để cho người bị yêu cầu áp dụng BPKCCTT tẩu tán tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản hay rút tiền từ tài khoản nhằm trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ. Trong khi đó, Bộ luật TTDS lại không quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này đối với những thiệt hại mà người yêu cầu phải gánh chịu do việc áp dụng chậm trễ các BPKCTT. Và như vậy, việc Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT khi “người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản” (khoản 1 Điều 108), “người đang chiếm hữu hay giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản” (Điều 109), “người đang chiếm hữu hay giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hay có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó” (Điều 110) là đã quá muộn, không còn giá trị, nên không đạt được mục đích của việc áp dụng BPKCTT. Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này, các Điều 108, 109, 110 Bộ luật TTDS nên được bổ sung cụm từ “cần ngăn chặn”, cụ thể là: “nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ về tài sản có hành vi” bằng cụm từ “nếu có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang nắm giữ về tài sản có hành vi…”.
2. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, căn cứ hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời  
Liên quan đến thẩm quyền của Tòa án các cấp trong việc ra quyết định áp dụng BPKCTT cũng có vấn đề cần bàn, đó là: trong trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm, đương sự kháng cáo bản án đồng thời có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT. Giai đoạn này, Tòa án cấp sơ thẩm đang làm các thủ tục liên quan đến kháng cáo theo quy định của pháp luật mà chưa chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Vậy, Tòa án cấp nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT nếu yêu cầu của đương sự là có căn cứ, đúng pháp luật và thuộc trường hợp cần được áp dụng BPKCTT? Ngược lại, nếu yêu cầu của đương sự không đúng pháp luật và không thuộc trường hợp cần áp dụng BPKCTT thì Tòa án nào sẽ không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT? Tòa án cấp nào có thẩm quyền ban hành văn bản trả lời đương sự? Đây là những vấn đề Bộ luật TTDS chưa có quy định cụ thể.   
Theo quan điểm của chúng tôi, để xác định rõ vấn đề thẩm quyền của Tòa án cấp nào trong việc xem xét yêu cầu áp dụng BPKCTT, Bộ luật TTDS cần thiết bổ sung quy định: “Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT và hồ sơ vụ án để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT, còn các thủ tục về kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ bổ sung sau”.
Tính chất của BPKCTT là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Tính tạm thời thể hiện ở chỗ quyết định áp dụng BPKCTT không phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản 1 Điều 122 Bộ luật TTDS quy định cụ thể các trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ BPKCTT. Việc áp dụng khoản 1 Điều 122 trong thực tiễn cũng đặt ra vấn đề cần tiếp tục có sự nghiên cứu, hướng dẫn. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT song nếu có căn cứ hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT quy định tại khoản 1 Điều 122 thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ BPKCTT. Nhưng trong thực tế có trường hợp, khi Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT và sau đó đã có quyết định giải quyết vụ án bằng bản án; bản án có hiệu lực pháp luật, chuyển sang giai đoạn thi hành án nhưng chưa có căn cứ hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT nên quyết định này ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top