mo_on

New Member

Download Tiểu luận Nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể trong bảo lãnh ngân hàng miễn phí





Khi các bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh chính là một cách để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đối với nền kinh tế đang phát triển như nứớc ta hiện nay thì vốn là vô cùng cần thiết. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ uy tín và đột tin cậy đối với các đối tác cho vay nước ngoài. Nhờ có uy tín của ngân hàng mà bảo lãnh trở thành một cách thức tiếp cận tới các nguồn vốn nước ngoài (nguồn vốn nước ngoài thường có thời hạn dài và lãi suất tương đối thấp). Nguồn vốn này thường tập trung cho sản xuất tạo điều kiện cho doanh nghiệp mau sắm máy móc, thiết bị đổi mới công nghệ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản xuất phát triển kéo theo lợi ích kinh tế xã hội tăng lên như: giảm thất nghiệp, tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng vị thế hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ân hàng là giao dịch “kép” bởi vì để đạt được mục đích và động cơ chủ yếu của mình là phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng và gửi cho bên có quyền – bên nhận bảo lãnh để nhận tiền thù lao dịch vụ (phí bảo lãnh) thì tổ chức tín dụng không thể không tiến hành kí kết cả hai loại hợp đồng theo thứ tự: Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được giao kết trước và hợp đồng bảo lãnh được giao kết sau. Thứ tự này phản ánh mối quan hệ giữa hai hợp đồng, trong đó hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đóng vai trò là cơ sở pháp lí để tổ chức tín dụng kí kết hợp đồng bảo lãnh, còn hợp đồng bảo lãnh được kí kết nhằm thực hiện nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đã phát sinh trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (ở đây được hiểu là nghĩa vụ phát hành cam kết bảo lãnh). Việc tổ chức tín dụng giao kết hai hợp đồng này tuy đều hướng tới mục đích chung và có động cơ thống nhất nhưng mặt khác, điều này cũng phản ánh sự độc lập của hai hành vi pháp lí khác nhau: dù rằng cả hai hành vi đó đều do một chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. Tuy nhiên, theo định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng được quy định trong Khoản 12 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng thì dường như các nhà làm luật muốn thể hiện quan điểm cho rằng giao dịch bảo lãnh ngân hàng chỉ liên quan đến một hợp đồng duy nhất là hợp đồng bảo lãnh, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng chỉ phải cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng được bảo lãnh. Còn việc pháp luật quy định khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay có vẻ như chỉ là hệ quả tất yếu của việc tổ chức tín dụng đã làm nghĩa vụ thay khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh. Có thể cho rằng quan niệm như vậy là không hợp lý, bởi mục đích và động cơ của tổ chức tín dụng khi thực hiện hành vi bảo lãnh cho khách hàng là nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh. Vì thế khó có thể tưởng tượng được rằng tổ chức tín dụng lại sẵn sàng phát hành cam kết bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng mà không hề dựa trên việc kí kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa họ với khách hành.
Thứ sáu, theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể đơn phương hủy ngang bởi những người thay mặt có thẩm quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh. Đặc điểm này không chỉ được ghi nhận trong Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế: “…cam kết không hủy ngang, độc lập, kèm chứng từ và ràng buộc khi phát hành…” (Quy tắc 1.06) mà còn được công nhận bởi pháp luật quốc gia của nhiều nước trên thế giới về bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, đặc điểm này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định Việt Nam về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật Việt Nam thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng.
Nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể trong bảo lãnh ngân hàng
Việc xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh sẽ rất có ý nghĩa để có thể hiểu rõ hơn bản chất của bảo lãnh ngân hàng. Trong quan hệ bảo lãnh, tồn tại ít nhất ba chủ thể tham gia. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đã được pháp luật của nước ta quy định cụ thể. Sau đây, chúng tui sẽ trình bày về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bảo lãnh
    Trong quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh TCTD với tư cách là bên cung ứng dich vụ bảo lãnh nên quyền hạn của TCTD được Luật TCTD quy định tại khoản 1 Điều 59 gồm:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính và những tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh;
b) Yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình;
c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
d) Kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh;
đ) Từ chối bảo lãnh đối với các khách hàng không đủ uy tín.
e) Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hay bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.
 Cơ sở của những quy định về quyền hạn TCTD trong bảo lãnh xuất phát từ việc thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ. Theo thỏa thuận thì TCTD phải phát hành thư bảo lãnh để gửi cho bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh. Trơng trường hợp này TCTD là người thực hiện công việc dịch vụ nên đương nhiên TCTD phải yêu cầu bên hưởng dịch vụ thanh toán phí dịch vụ bảo lãnh cho mình. Đây là điều đương nhiên trong bảo lãnh ngân hàng nói riêng các các dịch vụ khác nói chung.
  Việc quy định TCTD có quyền kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh xuất phát từ việc TCTD đã phải đem cả uy tín và tài sản của mình để phục vụ quyền lợi cho khách hàng được bảo lãnh, nên họ có quyền được bảo hộ như chủ nợ trong dân sự.
    Mỗi quyền hạn mà pháp luật trao cho TCTD đề có mục đích riềng. Trong đó việc quy định quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, thông tin về khả năng tài chính và những tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh nhằm mục đích đảm bảo an toàn về phương diện quyền lợi cho TCTD, đảm bảo cho sự an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế và  nâng cao ý thức trách nhiệm hợp đồng cho bên khách hàng đề nghị bảo lãnh.
   TCTD  có quyền yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho TCTD.Việc quy định quyền từ chối bảo lãnh đối với khách hàng không đủ điều kiện bảo lãnh nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền tự do kinh doanh của TCTD và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của TCTD trong hoạt động kinh doanh trên thường trường.
   Theo quy định của khoản 2 Điều 59 Luật TCTD thì TCTD có nghĩa vụ sau:“ TCTD thực hiện bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện cam kết đối với người nhân bảo lãnh khi được người bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ” Việc quy định này có tác dụng đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh và đề cao tính kỉ luật hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch.
   Ngoài ra TCTD còn có nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh. Đây là nghĩa vụ cơ bản của TCTD cung ứng dịch vụ bảo lãnh đối với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ này tạo nên niềm tin đối với khách hàng bảo lãnh khi tham gia hợp đồng bảo lãnh. Và chỉ khi nào TCTD thực hiện xong nghĩa vụ này thì họ mới có quyền yêu cầu bên hưởng dịch vụ bảo lãnh thanh toán phí dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng được bảo lãnh. 
    Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh có tư cách pháp lí là người h
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top