Download Tiểu luận Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí





Người thừa kế do mưu đồ muốn chiếm đoạt một phần hay toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền được hưởng nên đã có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác (giết người thừa kế khác). Người thừa kế khác ở đây có thể hiểu theo hai hướng:
- Thứ nhất, người thừa kế cùng hàng
- Thứ hai, người thừa kế không cùng hàng – trong trường hợp này buộc phải là người thừa kế hàng phía trên. Vì không có lý do gì giết người ở hàng thừa kế phía sau với mục đích chiếm đoạt một phần hay toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế đó được hưởng được.
Tuy nhiên cần phân biệt ba trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác như sau:
- Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác – giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hay toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng: trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi đó sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

di chúc
Người không được quyền hưởng di sản – Điều 643 BLDS 2005
Người không được quyền hưởng di sản được quy định tại điều 643 Bộ luật Dân sự 2005. Về vấn đề ngày có hai điểm cần được xem xét đó là: những trường hợp không có quyền hưởng di sản và hiệu lực tình trạng không có quyền hưởng di sản
Những trường hợp không có quyền hưởng di sản
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a khoản 1 điều 643)
Điều kiện chính được đặt ra trong trường hợp này đó là phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không bị kết án Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sư hay không bị kết án dù đã có hành vi phạm pháp được quy định tại điều 89 BLHS 1999:
Người thực hiện hành vi chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hay quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
Hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội phạm đã được đại xá
Người thực hiện hành vi đã chết
thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều này.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản: người có hành vi cố ý giết người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi đó thì không có quyền thừa kế di sản của người để lại di sản. Điều cần lưu ý ở đây đó là hành vi này phải là cố ý hòng tước đoạt sinh mạng của người để lại di sản, và hành vi này phải là hành vi trái pháp luật. Điều đó khẳng định rằng, nếu hành vi tước đoạt tính mạng của người để lại di sản là hành vi không trái pháp luật (người thực hiện hành vi không có lỗi hay đang thi hành án tử hình) thì họ vẫn được quyền hưởng di sản. Trong trường hợp, người thừa kế bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản (lỗi ở đây là lỗi vô ý) thì người thừa kế vẫn được hưởng di sản theo pháp luật của người để lại di sản (mà người thừa kế vô ý làm chết).
Người đã có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di chúc và đã bị kết án về tội danh này thì cũng sẽ không được quyền hưởng quyền thừa kế của người đã bị ngược đãi, hành hạ sau khi người đó chết. Đây có thể xem là những hành vi trái với pháp luật, đồng thời trái với đạo đức xã hội, bởi lẽ đó, những người này không thể có quyền hưởng di sản của người mà họ đã thực hiện những hành vi sai trái đó.
Người có hành vi cố ý xâm phạm đến nhân phẩm danh dự của người để lại di sản và bị kết án về hành vi đó cũng không có quyền hưởng di sản thừa kế do người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm để lại
Cần lưu ý ở đây, đó là, đây buộc phải là lỗi cố ý, khi hành vi được thực hiện do lỗi vô ý và đã bị kết án với cùng tội danh nhưng là hành vi vô ý, thì người đó vẫn không bị mất quyền hưởng di sản.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (Điểm b khoản 1 điều 643)
Quan hệ nuôi dưỡng trong điều khoản này đề cập tới đó là quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế theo pháp luật và người để lại di sản khi người để lại di sản còn sống. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây phải được pháp luật quy định một cách chính thức (nghĩa vụ pháp lý) chứ không phải là nghĩa vụ đạo đức thuần túy. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây có thể được hiểu rộng ra là: nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người để lại di sản khi còn sống và nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản khi còn sống. Nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh trong các quan hệ sau: cha mẹ - con, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội, ngoại – cháu, vợ - chồng,… trong trường hợp một bên cần nuôi dưỡng.
Người thừa kế phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với người để lại di sản trong những trường hợp sau:
Người để lại di sản là cha mẹ hay con của người đó
Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con là một trong những đạo đức của người Việt Nam, không chỉ vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con còn được pháp luật quy định và cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình) (điều 36) và có chế tài nghiêm khắc nếu vi phạm được quy định tại điều 151 BLHS 1999
Điều 36: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hay con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Theo quy định tại điều khoản này thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con trong hai trường hợp:
+ Con chưa thành niên
+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Con có quyền lập di chúc để lại thừa kế trong ba trường hợp:
+ Con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
+ Con chưa thành niên trên mười lăm tuổi, có tài sản riêng
+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, tuy nhiên không mất năng lực hành vi dân sự
Có thể thấy, trong ba trường hợp này, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp sau. Mặt khác, cha mẹ là người đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của con bất kể có được con để lại di sản theo di chúc hay không (người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung của di chúc – điều 669) nhưng nếu cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong khi con thuộc trường hợp thứ hai và thứ ba thì cha mẹ cũng sẽ không được hưởng bất kỳ tài sản nào từ di sản thừa kế của con.
Trong khi chỉ có một số trường hợp cha mẹ mới buộc phải nuôi dưỡng con, thì nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con là trong mọi trường hợp, bất luận tình trạng sức khỏe của cha mẹ ra sao, tình hình kinh tế của cha mẹ như thế nào!
Người để lại di sản là anh chị em của người đó
Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các anh chị em cũng được quy định trong điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, theo đó thì anh, chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hay cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con.
Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo di chúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên, đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm nhưng chưa đủ mười tám tuổi) hay là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi.
Người để lại di sản là ông bà của người đó hay là cháu của người đó
Theo khoản 1 điều ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top