meocon_932001

New Member

Download Tiểu luận Một vài vấn đề cần được nghiên cứu để xây dựng bộ luật dân sự miễn phí





Theo pháp luật, khái niệm chủ hộ chỉ tìm thấy trong quyển sổ hộ khẩu.[11] Trong thực tiễn, những người có tên trong một quyển sổ hộ khẩu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với một gia đình, hay ngược lại. Chính sách quản lý hộ khẩu đã dẫn tới tình trạng cho nhập hộ khẩu nhờ như ở Bình dương và nhất là các thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, và hậu quả là những người nhập hộ khẩu nhờ có tên trong sổ hộ khẩu, nhưng không phải thành viên gia đình. Chính sách giá điện hiện hành dẫn tới việc một số gia đình đã tách sổ hộ khẩu để giảm tiền sử dụng điện hàng tháng, nhưng vẫn là một gia đình.[12]



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kinh tế, Bộ Tư pháp
Một trong các nguyên lý cơ bản của pháp luật dân sự là phải ổn định. Vì vậy, thông thường người ta chỉ chọn những vấn đề có tính ổn định, ít bị tác động của các quyết định chính trị, nhất là các quyết định chính trị ngắn hạn để quy định trong Bộ luật dân sự. Điều đó có ích lợi lớn lao cho* sự ổn định và phát triển xã hội.
1. Năm 1995, Quốc hội đã thông qua và ban hành Bộ luật dân sự năm 1995. Về nội dung, vẫn còn những vấn đề cần bàn và chắc chắn không bao giờ hết các vấn đề cần bàn, nhưng có thể khẳng định việc ban hành Bộ luật dân sự năm 1995 có một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với chính sách đổi mới của Việt nam. Bộ luật dân sự năm 1995 cần được coi là một trong các tuyên ngôn pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước về việc từ bỏ cơ chế quản lý tập trung kế hoặch hoá, phát triển kinh tế thị trường, tôn trọng các nguyên lý cơ bản của đời sống dân sự.[1]
2. Để giải quyết những bất cập của Bộ luật dân sự năm 1995, năm 2004 Chính phủ đã trình Quốc hội việc sửa đổi Bộ luật và Quốc hội đã ban hành Bộ luật dân sự năm 2004, có hiệu lực từ năm 2005. Tuy nhiên, nội dung Chính phủ trình năm 2004 và nội dung Bộ luật dân sự năm 2004 không hoàn toàn giống nhau.[2] Một số đề nghị quan trọng của Chính phủ đã được chấp thuận liên quan đến phạm vi áp dụng, một số vấn đề cụ thể liên quan đến quyền tự do hợp đồng… Một số vấn đề khác cũng quan trọng nhưng lại chưa được chấp nhận. Ví dụ như vấn đề hộ gia đình, tổ hợp tác, giá trị pháp lý của hình thức hợp đồng, thời hiệu…
3. Việc sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2004 đã được đặt ra ngay sau 3 năm thực hiện và công việc đang được dự kiến tiến hành trên quy mô lớn. Việc liên tục sửa đổi Bộ luật dân sự trong 15 năm qua không hoàn toàn đồng nghĩa với chất lượng của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 không tốt. Về cơ bản, cả hai bộ luật đều được đánh giá cao. Tuy nhiên một số nguyên lý then chốt và xuyên suốt của pháp luật dân sự cũng như một số vấn đề chi tiết cụ thể không có tính khả thi đã dẫn tới việc cần liên tục sửa đổi Bộ luật dân sự. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về các nghiên cứu cơ bản liên quan pháp luật dân sự.
4. Tham luận này không trình bày những thành tựu cuả nghiên cứu khoa học liên quan đến Bộ luật dân sự đã có mà chỉ đề cập đến một vài hạn chế cũng như thách thức đối với những nhà nghiên cứu về pháp luật dân sự cũng như chính Bộ luật dân sự mới nếu được ban hành.
Xây dưng Bộ luật dân sự là một vấn đề lớn đối với mỗi quốc gia, vì vậy việc nghiên cứu cơ bản là hết sức quan trọng. Có tham gia ít nhiều trong nghiên cứu khoa học liên quan đến pháp luật dân sự và ít nhiều được tham gia vào quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự từ năm 2003 đến nay, xin nêu một số nguyên lý cơ bản của Bộ luật dân sự mà khoa học pháp lý của Việt nam chưa giành một sự quan tâm thật sự thích đáng.
5. Một trong các nguyên lý cơ bản của pháp luật dân sự là phải ổn định. Vì vậy, thông thường người ta chỉ chọn những vấn đề có tính ổn định, ít bị tác động của các quyết định chính trị, nhất là các quyết định chính trị ngắn hạn để quy định trong Bộ luật dân sự. Điều đó có ích lợi lớn lao cho cho sự ổn định và phát triển xã hội.
Việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung giúp pháp luật cặp nhật những vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên lại thể hiện sự không ổn định của hệ thống pháp luật. Pháp luật trong lĩnh vực dân sự luôn đòi hỏi một sự ổn định nhất định.
Câu nói của Lão tử “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” được Nguyễn Hiến Lê chú dịch là “Trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ (nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá nguỵ, chống đối)”[3].
Hàn Phi Tử giải thích câu này trong mục “Giải lão”: “Nói chung, pháp lệnh mà thay đổi thì việc lợi và hại cũng khác đi, việc lợi và hại khác nhau thì việc làm của dân thay đổi. Việc làm của dân thay đổi gọi là thay đổi nghề. Cho nên cứ lấy lý mà xét thì nếu việc lớn và nhiều mà hay thay đổi thì ít thành công.
Giữ cái vật lớn mà hay dời chỗ nó thì sứt mẻ nhiều, nấu con cá nhỏ mà hay lật đi lật lại thì làm cho nó mất vẻ đẹp. Cai trị một nước lớn mà hay thay đổi pháp luật thì dân khó về việc đó. Do đó ông vua có đạo quý trọng sự yên tĩnh, không làm thay đổi pháp luật. Cho nên nói: “Trị nước lớn giống như là nấu con cá nhỏ””. [4]
Nếu người dân phải đổi nghề nhiều thì dẫn tới (i.) xã hội không có người lành nghề và (ii.) chi phí xã hội sẽ tăng lên do phải đổi nghề. Như vậy là hơn 2300 năm trước người xưa làm luật đã phải quan tâm đến tính ổn định, đơn giản và kinh tế của pháp luật.
Để đạt tính ổn định, có một số nguyên lý cần tuân theo. Thí dụ, theo giáo sư Walter Rolland, các nhà lập pháp Đức đã không quy định những quan hệ xã hội có tính dân sự nhưng có thể thường xuyên bị thay đổi do các quyết định chính trị. Về kỹ thuật, để bộ luật được ổn định, Bộ luật dân sự Đức cũng phải được thể hiện trên nguyên tắc trừu tượng (abstraction)…[5]
Dựa trên các nguyên lý chung đó mà người Đức đã giữ Bộ luật dân sự Đức do Hoàng đế ban hành vào ngày 18 tháng 8 năm 1896, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1900 với 2 lần sửa đổi Bộ luật dân sự. Lần đầu tiên vào năm 1977, sửa đổi những quy định về hôn nhân, gia đình xuất phát từ sự thay đổi điều kiện xã hội lúc đó, một tác động từ bên ngoài về đấu tranh đòi sự bình đẳng nam, nữ mà Bộ luật dân sự trước đó chưa đề cập nhiều. Trước đó, đàn ông trong gia đình nhiều quyền hơn phụ nữ. Ngoài ra, sự thay đổi trên thế giới cũng có tác động đến pháp luật.
Lần thứ hai, sửa đổi luật về trái quyền, bắt đầu từ năm 2000 đến 2002, có hiệu lực từ năm 2003, có tính đến sự phát triển pháp luật của thế giới ảnh hưởng đến pháp luật trong nước, trong đó đặc biệt là pháp luật cộng đồng Châu Âu, kéo pháp luật các nước xích lại gần nhau hơn. Đầu tiên là pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã kéo theo sự sửa đổi pháp luật về trái quyền.[6]
Với thẩm quyền giải thích luật, những thẩm phán của Đức có thể xét xử những vấn đề hiện đại trên cơ sở một Bộ luật dân sự cổ điển. Sau khi sửa đổi phần trái vụ, mặc dù phù hợp với thực tiễn hơn nhưng giới luật học của của Đức đã nhận thấy việc sửa đổi đó đang mang đến các rủi ro pháp lý trong thực tiễn vì người dân, các thẩm phán, các luật sư đã quá quen với các điều luật cũ và phải mất một thời gian đáng kể để thích nghi với các quy định mới.
Người Pháp đã giữ Bộ luật dân sự năm 1804 mang tên Bộ luật Napoleon hơn 200 năm với rất ít sửa đổi, bổ sung.[7] Hiện nay người Pháp mới đang có ý định nghiên cứu để sưa đổi cơ bản.
Tương tự như vậy, người Nhật đã giữ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top