chuot_vip

New Member

Download Tiểu luận Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu . 1
I. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của Thuế môi trường .2
1. Thu thuế môi trường là để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước . 2
2. Thuế môi trường là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 2
3. Thuế môi trường làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho môi trường . 3
4. Thuế môi trường giúp thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ . 4
II. Bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường .4
1. Bố cục và nội dung chính của Dự thảo Luật Thuế môi trường.4
1.1. Bố cục của Dự thảo Luật . .4
1.2.Nội dung chính của Dự thảo Luật .4
2. Những ưu điểm và hạn chế của Dự thảo Luật Thuế môi trường.6
2.1. Ưu điểm của Dự thảo Luật 6
2.2.Nhược điểm của Dự thảo Luật . 7
Kết luận 9
Danh sách tài liệu tham khảo . 10
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………...…………………1
I. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của Thuế môi trường……………..2
1. Thu thuế môi trường là để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước……………………………………………...…2
2. Thuế môi trường là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường…2
3. Thuế môi trường làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho môi trường……………………………...…3
4. Thuế môi trường giúp thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ……………………………………………………………..…4
II. Bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường…………………..4
1. Bố cục và nội dung chính của Dự thảo Luật Thuế môi trường...4
1.1. Bố cục của Dự thảo Luật……………………………….…….4
1.2.Nội dung chính của Dự thảo Luật…………………………….4
2. Những ưu điểm và hạn chế của Dự thảo Luật Thuế môi trường.6
2.1. Ưu điểm của Dự thảo Luật……………………………………6
2.2.Nhược điểm của Dự thảo Luật……………………………...…7
Kết luận……………………………………………………………9
Danh sách tài liệu tham khảo………………………………….…10
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người. Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Ô nhiễm môi trường tác động xấu đến đời sống vật chất tinh thần của con người và cản trở sự phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng tăng. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và duy trì tăng trưởng bền vững, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Do xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp chúng ta đã chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế, chưa có điều kiện để đầu tư cải tạo môi trường. Vì vậy, ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng đã đến mức báo động.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường như: Miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện các Chương trình quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thoả đáng để xử lý vấn đề môi trường. Bên cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng có các chính sách để hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như: Xử phạt các vi phạm về ô nhiễm môi trường; thu phí bảo vệ môi trường (phí xăng dầu, phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn...). Tuy đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm môi trường. Do đó, Nhà nước cần có thêm những công cụ hữu hiệu hơn, trong đó, có thuế môi trường.
Chính vì vậy, trong bài tập lớn học kỳ của môn Luật Môi trường này, em đã quyết định chọn đề bài: “Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường”.
Vai trò, mục đích và ý nghĩa của thuế môi trường.
Thu thuế môi trường là để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, với mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Như vậy, Luật thuế môi trường khi được ban hành cùng các Luật thuế khác như: Luật Quản lý thuế, Luật thuế giá trị giá tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... sẽ đảm bảo mục tiêu: Xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chính sách thuế đồng bộ sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. Áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Thuế môi trường là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Hiện nay ở nước ta chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường để thu vào hàng hoá khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường, tuy Chính phủ đã ban hành và thực thi nhiều biện pháp tài chính nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham gia trực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên và huy động một phần đóng góp của đối tượng xả thải vào việc khôi phục môi trường. Các biện pháp này được thực hiện thông qua một số loại thuế như Thuế Đất, Thuế Sử dụng đất nông nghiệp, Thuế Tài nguyên, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và các khoản phí, lệ phí thu đối với các hoạt động liên quan tới môi trường như: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khai thác khoáng sản, chất thải rắn.
Tuy nhiên, các chính sách thuế, phí hiện hành cũng có những hạn chế. Chẳng hạn, trong chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính, vì vậy chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Vì thế, việc nghiên cứu và ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là rất cần thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam và xu hướng phát triển kinh tế của thế giới.
Trong Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường; bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững; đồng thời đáp ứng việc thực hiện cam kết quốc tế, phù hợp với xu thế p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top