sau_khoailang

New Member

Download Tiểu luận Một số vấn đề về Dự án Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ miễn phí





Nhằm mục đích đổi mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, dự án Pháp lệnh có quy định một đầu mối là Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điều 38 dự thảo Pháp lệnh quy định “Bộ Công an giúp Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”. Tuy nhiên, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và có tính đặc thù rất cao, quan hệ đến nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyết đối, trực tiếp, toàn diện lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Trong nội dung quy định này của dự thảo Pháp lệnh, tính đặc thù trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cũng đã được tính đến khi xác định cách thực hiện là “chủ trì, phối hợp”. Song, thực ra quy định cách này cũng rất đặc thù, lần đầu tiên được quy định. Về logic, dường như cách quy định này chưa hợp lý. Quy định Bộ Công an “chủ trì, phối hợp ” tức là Bộ Công an chỉ chịu trách nhiệm chính, nói cách khác có nhiều Bộ cùng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trong đó Bộ Công an chịu trách nhiệm chính chứ không phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quy định như vậy là chưa tuân thủ một nguyên tắc trong quản lý nhà nước là một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Một số vấn đề về Dự án Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 của Quốc hội, Dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sau đây gọi là dự án Pháp lệnh) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ quyết định thông qua tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2010 để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua vào cuối năm nay.
Việc xây dựng và ban hành Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là một bước pháp điển hóa, xác lập khuôn khổ pháp lý có hiệu lực pháp lý cao, nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay, góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo của dự án Pháp lệnh là quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đặc biệt là quản lý rất chặt đối với vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao, nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện và thực thi nhiệm vụ, công vụ của lực lượng vũ trang và các lực lượng khác, không gây cản trở cho phát triển kinh tế, xã hội. Về cơ bản, nội dung của dự thảo Pháp lệnh đã thể hiện được tư tưởng chỉ đạo này. Tuy nhiên, một số vấn đề của dự án Pháp lệnh vẫn đang còn ý kiến khác nhau hay cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm các căn cứ khoa học và thực tiễn, để tiếp tục hoàn thiện dự án Pháp lệnh.
Sau đây xin trao đổi để làm rõ thêm một số vấn đề quan trọng thuộc nội dung của dự án Pháp lệnh.
1. Các trường hợp được nổ súng và vấn đề sử dụng công cụ hỗ trợ
1.1. Tại Điều 8 dự thảo Pháp lệnh đã quy định ba loại trường hợp được nổ súng vào các đối tượng: nổ súng sau khi đã nổ súng cảnh cáo mà đối tượng không tuân lệnh; nổ sung ngay; nổ súng khi có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hay của người chỉ huy các cấp khi được ủy quyền. Ngoài ra, khoản 4 Điều 18 Dự thảo còn quy định “Những trường hợp đặc biệt khác cần nổ súng do Chính phủ quy định”. Nhìn chung, về các trường hợp được nổ súng, nội dung Điều 8 của dự thảo Pháp lệnh quy định có phần còn khái quát, chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính cụ thể, minh bạch, chưa phản ánh sát với thực tiễn. Điều này làm cho việc thực thi sẽ khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, hay có thể bị lạm dụng hay làm bó tay các lực lượng thực thi, bảo vệ pháp luật.
Kinh nghiệm ở nước ta cũng như ở các nước khác, kể cả các nước phát triển, việc quy định về các trường hợp nổ súng là vấn đề rất khó và phức tạp. Nổ súng vào đối tượng phải bảo đảm yêu cầu một mặt không vượt quá mức cần thiết, có thể dẫn đến vi phạm quyền Hiến định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”1, mặt khác không làm bó tay người được giao sử dụng vũ khí trong thực thi nhiệm vụ, công vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cũng như trong việc bảo vệ an toàn tính mạng của chính họ. Người có quyền được nổ súng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật cũng phải được pháp luật bảo vệ.
Nổ súng vào đối tượng là trực tiếp nhằm vào tính mạng, sức khỏe của đối tượng để ngăn chặn hay làm tê liệt hành vi nguy hiểm xâm hại nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nổ súng nào cũng đều nhằm tiêu diệt ngay đối tượng. Dự thảo Pháp lệnh cần quy định cụ thể, minh bạch hơn các trường hợp được nổ súng vào đối tượng, xác định rõ mục đích, mức độ gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe đối với đối tượng, phù hợp và tương xứng với tính chất và mức độ chống đối, phản ứng của đối tượng trong từng trường hợp.
Việc nổ súng vào các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến một trong những quyền quan trọng nhất của công dân được Hiến pháp quy định, do vậy, để tránh tùy tiện, các trường hợp được nổ súng phải được dự thảo Pháp lệnh quy định đầy đủ, cụ thể, không ủy quyền lại cho Chính phủ quy định “Những trường hợp đặc biệt khác cần nổ súng…”.   
1.2. Điều 34 dự thảo Pháp lệnh quy định mang tính nguyên tắc: “Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân phải bảo đảm an toàn, đúng mục đích theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và được sử dụng trong các trường hợp sau khi có mệnh lệnh, cảnh cáo mà đối tượng không chấp hành”.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của các lực lượng chức năng nhằm vào các đối tượng cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm đến thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Do vậy, điều kiện sử dụng, mục đích và mức độ sử dụng công cụ hỗ trợ trong từng trường hợp phải được dự thảo Pháp lệnh quy định cụ thể, rõ ràng hơn; không quy định mang tính nguyên tắc, không ủy quyền lại cho cơ quan hành pháp quy định cụ thể như dự thảo.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường tính minh bạch trong quy định và thực thi pháp luật, các trường hợp được nổ súng và việc sử dụng công cụ hỗ trợ cần được dự thảo Pháp lệnh quy định đầy đủ, cụ thể hơn và rõ ràng, minh bạch hơn. Điều này không chỉ bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn là cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho các lực lượng thực thi pháp luật tự tin, kịp thời và kiên quyết sử dụng quyền nổ súng và sử dụng công cụ hỗ trợ.
2. Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 
Nội dung cơ bản của Điều 23 dự thảo Pháp lệnh quy định: Cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ.
Cách thức quản lý đối với việc sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ theo quy định tại Điều 23 dự thảo Pháp lệnh mang nặng tính chất hành chính, xin - cho. Tuy nhiên, điều này là cần thiết, phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng vật liệu nổ ở nước ta hiện nay, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với vật liệu nổ công nghiệp. Quy định của dự thảo Pháp lệnh là kế thừa nội dung quy định của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp.
Tuy nhiên, để bảo đảm chống lạm dụng độc quyền sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hạn chế xin - cho, dự thảo Pháp lệnh cần quy định rõ các tiêu chí, điều kiện được sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để doanh nghiệp nào đáp ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top