tanganngoc

New Member

Download Tiểu luận Một số vấn đề chung về chế định trách nhiệm sản phẩm và vai trò của chế định này dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng miễn phí





Chế định về hành vi thương mại không lành mạnh: chế định về hành vi thương mại không lành mạnh là một chế định hết sức cơ bản trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Chế định này xác định những dạng hành vi mà thông qua đó, người kinh doanh được coi là lạm dụng vị thế của mình để làm hạn chế khả năng định đoạt một cách hợp lý của người tiêu dùng, từ đó người kinh doanh có thể thu lợi từ thiệt hại của người tiêu dùng. Từ việc xác định các hành vi được coi là hành vi thương mại không lành mạnh, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đưa ra những cơ chế nhất định để ngăn ngừa hay giúp người tiêu dùng không phục quyền lợi khi bị thiệt hại bởi các hành vi thương mại không lành mạnh từ phía những nhà kinh doanh.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vỏ chai Cocacola phát nổ làm nguyên đơn bị thương ở tay. Trong quá trình tranh tụng, mặc dù nguyên đơn không chứng minh được lỗi của công ty sản xuất vỏ chai trên, nhưng thẩm phán Roger John Traynor cho rằng, bị đơn là người chịu trách nhiệm sản xuất và đưa ra thị trường các loại vỏ chai đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm đối với các khuyết tật xảy ra trong điều kiện thông thường mà bị đơn không thể lường trước được. Đối với trách nhiệm bảo đảm, một sự giới hạn tương tự về việc phải có quan hệ hợp đồng cũng được áp dụng, một phẩn bởi vì bảo đảm được xem là một phần không tách rời của các hợp đồng bán hàng. Bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, một ngoại lệ của quy tắc phải có quan hệ hợp đồng cũng đã hình thành với các vụ việc liên quan đến sản phẩm tiêu dùng (thức ăn, đồ uống, thuốc) và cuối cùng là các sản phẩm sử dụng trực tiếp cho cơ sở (ví dụ mỹ phẩm), và bảo đảm trong các vụ việc này được mở rộng đến người sử dụng cuối cùng. Trong các trường hợp mà có sự bảo đảm rõ ràng, chẳng hạn như sự bảo đảm được tuyên bố đối với công chúng nói chung, thì yêu cầu phải có quan hệ hợp đồng đã được loại bỏ trong những năm 30 thế kỷ 20. Chẳng hạn như một tuyên bố trong tài liệu kèm theo sản phẩm ô tô rằng kính chắn gió chống vỡ sẽ tạo thành một sự bảo đảm rõ ràng đối với người mua về việc kính chắn gió không thể vỡ (Xem án lệ Baxter kiện Công ty Ford Motor [Wash. 1932]). Đối với sự bảo đảm ngầm định, việc mở rộng các ngoại lệ đối với quy tắc phải có quan hệ hợp đồng không áp dụng đối với các sản phẩm không phải là thức ăn, đồ uống hay các sản phẩm tương tự cho tới khi có vụ việc Henningsen kiện Công ty ô tô Bloomfield (32 N.J. 358, 161 A.2d 69 (1960)). Trong vụ việc này, Toà án Tối cao New Jersey đã bác bỏ ngoại lệ về sự hạn chế của yêu cầu phải có quan hệ hợp đồng và xác định rằng sự đảm bảo ngầm định sẽ là đảm bảo với người sử dụng hay tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm. Quyết định Henningsen, với tác dụng làm vô hiệu các miễn trách đối với đảm bảo ngầm định của nhà sản xuất, đã được học tập trong phần lớn các phán quyết toà án khác sau này. Từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu về pháp lý và một số thẩm phán đã thảo luận về việc tạo ra trách nhiệm nghiêm ngặt trong các vụ việc về bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng đối với các sản phẩm khuyết tật. Sự vận dụng trong ngành tư pháp được biết đến nhiều nhất là thẩm phán Toà án tối cao California Roger John Traynor trong vụ việc Escola kiện Công ty sản xuất chai Coca Cola của Fresno, 24 Cal. 2d 453, 150 P.2d 436 (1944). Một loạt các lý giải đã được đưa ra cho trách nhiệm nghiêm ngặt: sự bất cẩn thường rất khó để chứng minh; trách nhiệm nghiêm ngặt có thể được hình thành do một loạt các hành động vi phạm nghĩa vụ đảm bảo; trách nhiệm nghiêm ngặt khuyến khích các nhà sản xuất tạo ra sự an toàn cần thiết đối với sản phẩm; các nhà sản xuất ở vị trí tốt nhất để hay là loại trừ tính gây hại, hay là bảo hiểm hay phân bổ chi phí rủi ro; nhà sản xuất một sản phẩm tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng rằng sản phẩm là an toàn và cần được gắn với sản phẩm. Cuối cùng, vào năm 1963, trong vụ việc Greenman kiện Yuba Power Products, Inc., 59 Cal. 2d 57, 377 P.2d 897, Toà án tối cao California đã khẳng định quy tắc về trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các sản phẩm có khuyết tật. Trong một thời gian ngắn, quy tắc về trách nhiệm nghiêm ngặt đã lan ra khắp nước Mỹ và vào năm 2003, nó đã trở thành luật của phần lớn các bang của Hoa Kỳ và được hình thành tại các quốc gia khác trên thế giới. 2. Khái niệm và bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm 2.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm sản phẩm  Ở góc độ khái quát, trách nhiệm sản phẩm (product liability) được giải thích là trách nhiệm của người sản xuất hay người bán hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của hàng hoá mà họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong quá trình kinh doanh[5]. Với cách hiểu này, trách nhiệm sản phẩm có những đặc điểm sau: - Trách nhiệm sản phẩm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức là một loại trách nhiệm dân sự đòi hỏi người có trách nhiệm phải bù đắp bằng một cách thức phù hợp đối với thiệt hại mà người khác phải gánh chịu, dựa trên những cơ sở nhất định làm phát sinh trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Chủ thể của trách nhiệm là người sản xuất hay người bán hàng, tức là phải là một chủ thể nhất định tham gia vào quy trình đưa một sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng hay không có mối liên hệ trực tiếp. Điều kiện cần để xác định một chủ thể có thuộc diện phải chịu trách nhiệm chỉ phụ thuộc vào việc người đó trực tiếp có mối liên hệ đối với sản phẩm mà người tiêu dùng đã sử dụng hay không. Và mối liên hệ trực tiếp đối với sản phẩm có thể là một trong các hình thức sau: (i) là người sản xuất ra sản phẩm: người sản xuất ra sản phẩm bao gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hay là người sản xuất ra một phần, một bộ phận trong sản phẩm hoàn chỉnh đó; (ii) là người thực hiện vai trò phân phối trung gian đối với sản phẩm hay (iii) là người cung cấp sản phẩm đến tay của người tiêu dùng. Như vậy, về mặt nguyên tắc, trong bất kỳ trường hợp nào, đối với một sản phẩm xuất hiện trên thị trường luôn tồn tại chủ thể chịu trách nhiệm đối với sản phẩm này. - Cơ sở để xác định trách nhiệm phát sinh trên thực tế là việc sản phẩm có khuyết tật và khuyết tật đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng nó: khuyết tật của sản phẩm là đặc điểm nhất định về thiết kế, chất liệu sử dụng, sự kết hợp giữa các bộ phận, thành phần hay cách thức sử dụng, vận hành… mà có khả năng gây ra thiệt hại cho người sử dụng nó trong điều kiện thông thường. Có thể nói một cách khác là một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm bảo an toàn. Tất nhiên, yêu cầu về tính an toàn đối với sản phẩm không phải là không có giới hạn và thường được xác định ở mức độ mà công chúng có thể trông đợi một cách hợp lý: có nghĩa là không có khả năng gây ra thiệt hại khi được tiêu dùng bởi một người tiêu dùng có nhận thức thông thường, trong điều kiện thông thường. Đối với một số sản phẩm nhất định, khả năng gây thiệt hại trong điều kiện thông thường có thể không bị coi là khuyết tật của sản phẩm nếu nhà sản xuất hay cung ứng đã có thông báo về khả năng gây nguy hiểm cũng như đưa ra phương pháp mà người tiêu dùng có thể phòng tránh mà không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng bình thường cũng như là chức năng của sản phẩm. Ngoài ra, tính an toàn cũng được giới hạn ở phạm vi mà điều kiện phát triển khoa học, kỹ thuật… tại mỗi giai đoạn cho phép nhận biết. Nếu khả năng nhận biết về tính không an toàn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top