co_ba_la90

New Member

Download Tiểu luận Một số điểm bất cập cơ bản của Luật thuế về đất đai ở nước ta hiện nay miễn phí





Hệ thống pháp luật về thuế hiện hành không đánh thuế lũy tiến đối với các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng nhiều thửa đất cũng như sử dụng thửa đất có diện tích lớn hơn hạn mức đất ở theo qui định của pháp luật về đất đai. Ví dụ: với giá thóc là 2.500đ/kg thì mức nộp thuế sử dụng đất đối với 1m2 đất đô thị ở vị trí giá trị nhất hiện tại chỉ khoảng 40.000 đ/m2/năm (32 lần x 0,5 kg/m2/năm x 2.500đ/kg thóc). Với mức thuế này, một căn nhà 50m2 ở vị trí “tốt” của khu đô thị thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chỉ phải nộp khoản thuế sử dụng đất 2 triệu đồng/năm. Trong khi đó, giá cho thuê nhà, đất tại đô thị ở vị trí này khoảng 25–30 USD/m2/tháng, tương đương gần 5 triệu đồng/m2/năm. Như vậy, thuế sử dụng đất mới chỉ chiếm 0,8% mức sinh lợi so với việc tài sản nhà, đất đó được đưa vào khai thác, kinh doanh



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

“mất trắng” thì không có thu hoạch trong khi đó có lúc mức thuế suất quy định trong luật vẫn áp dụng đối với người nông dân canh tác trên loại đất này. Như vậy, quy định của Luật về định thuế suất áp dụng vào điều kiện cụ thể đối với loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) trong nhiều trường hợp không phù hợp với thực tế.
Về hạng đất tính thuế, hạng đất tính thuế được xếp hạng từ năm 1994 căn cứ vào năm yếu tố : chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết, tưới tiêu. Nhưng đến nay một số các yếu tố đó đã trở nên không còn phù hợp trong tình hình hiện nay khi có chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả sử dụng đất thay đổi rất lớn như đất trồng nông nghiệp hàng năm xếp hạng 6 nay chuyển sang nuôi tôm, giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều (đạt từ 50-100 triệu đồng/ha) thì số thuế phải nộp quá thấp đối với hạng 6 đã chuyển sang nuôi tôm. Đến nay vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời, thiếu sự hướng dẫn chi tiết cách phân loại hạng đất gây lúng túng trong việc tổ chức thực hiện.
Việc quy định phân hạng đất tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 về mặt hình thức là rất khoa học, tuy nhiên trên thực tế, việc phân hạng đất thường mang tính chất đối phó, áp đặt theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý (ngay cả khi muốn tính toán chính xác để phân hạng thì điều kiện kỹ thuật, nhân lực, vật lực cũng còn nhiều hạn chế). Từ đó, có thể dẫn đến trường hợp xác định hạng đất nông nghiệp ở hai địa phương không đồng nhất mặc dù cùng trên một khu đất nên mức thuế áp dụng sẽ khác nhau. Hơn nữa, Thuế suất được tính bằng đơn vị kg thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất nhưng thu thuế tính bằng tiền theo giá thóc tại thời điểm thu thuế nên dẫn đến nếu cùng hạng đất thì số thuế nộp ở vùng này lại cao hơn ở vùng kia, thậm chí có lúc giá thóc ở miền núi cao hơn ở vùng đồng bằng.
Về thu thuế, nộp thuế: Luật thuế sử dụng đất nông nhiệp năm 1993 có quy định: thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương; Nghị định 74/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: thuế tính cả năm nhưng thu mỗi năm từ 1 đến 2 lần tuỳ theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Như vậy, việc thu thuế có thể được tiến hành 2 lần trong một năm theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Việc quy định như vậy là không khả thi khi mà khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp một năm là không lớn so với các loại thuế khác, mà tiến hành thu thuế 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây thì sẽ càng làm tăng chi phí hành thu, rườm rà hơn trong công tác thu thuế.
Nghị định 74 quy định: đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần thì thuế tính theo sản lượng khai thác và theo giá bán thực tế. Giá trị sản lượng tính thuế của cây lâu năm thu hoạch một lần (gỗ, tre, nứa, song, mây...) tính theo giá bán thực tế của từng loại cây. Quy định là hợp lý vì trên thực tế có lúc người canh tác có thể trồng một lần và thu hoạch một lần rồi chuyển sang trồng loại cây khác hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hơn nữa giá trị sản lượng có thể chênh lệch so với việc căn cứ vào hạng đất để tính thuế theo cách tính bằng thóc, thu bằng tiền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không chỉ là đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần mà loại cây lâu năm thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) cũng thường có giá trị sản lượng để tính thuế chênh lệch (thấp hay cao hơn) so với việc căn cứ vào hạng đất để định thuế suất. Ví dụ: một vụ thu hoạch của cây chè có thể lên đến 98,8 tạ/ha, giá trị thu nhập bình quân của người làm chè có thể tăng lên trên 50 triệu đồng/ha và tại các vùng chè đặc sản có thể đạt trên 100 triệu đồng/ha (theo đánh giá của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên về đề án phát triển chè giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh); với giá trị sản lượng này thì cho dù là đất hạng 1 hay đất hạng 6 thì cũng chênh lệch so với cách thu thuế tính bằng thóc, thu bằng tiền như quy định của pháp luật hiện nay...
Trên đây là một số điểm bất cập cơ bản của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành. Những bất cập này cũng xuất phát từ sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội trong khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành cách đây hơn 15 năm, do đó khó tránh khỏi một thực tế là Luật không đáp ứng hết “nhu cầu” cần điều chỉnh của các quan hệ về thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
2. Về Thuế nhà đất
a. Khái quát chung về thuế nhà, đất
Thuế nhà, đất là loại thuế thu vào chủ thể trực tiếp sử dụng hay việc có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Một cách chính xác, có thể gọi loại thuế này là thuế đất vì tới nay nhà nước vẫn tạm thời chưa thu thuế nhà (theo như quy định của pháp lệnh thuế nhà, đất 1992 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế nhà, đất 1994). Và đến năm 2012, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được ban hành năm 2010 có hiệu lực thì cũng chưa quy định về thu thuế đối với nhà ở. Loại thuế này không thu vào đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồn thủy sản và đất làm muối.
Về nguyên tắc, mọi chủ thể có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình hợp pháp đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Việc thu thuế nhà, đất góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước song mục đích trước hết khi ban hành thuế nhà, đất là phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất ở, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với quy định của Luật đất đai. Căn cứ tính thuế nhà, đất là diện tích đất, hạng đất và mức thuế trên một đơn vị diện tích. Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm diện tích mặt đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống. Hạng đất tính thuế và mức thuế đất được xác định có sự phân biệt giữa đất ở, đất xây dựng công trình ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn với khu vực ven đô thị, ven đầu mối giao thông, ven trục giao thông chính và đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi. Nguyên tắc xác định mức thuế là: khu vực nào đất đai có khả năng sinh lợi càng lớn thì mức thuế (so với mức thuế sử dụng đất nông nghiệp) càng cao.
Một đặc trưng của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành là ở chỗ, việc xác định mức thuế nhà, đất cần dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. Đây là điểm tương đối đặc trưng trong cách thức xác định thuế nhà, đất ở Việt Nam so với...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top