sunflower_axn

New Member

Download Tiểu luận Luật Công đoàn - Một số bất cập và hướng hoàn thiện miễn phí





Về nội dung, LCĐ đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn trên tất cả lĩnh vực của quan hệ lao động, đáp ứng yêu cầu của việc điều chỉnh quan hệ công đoàn hiện nay. Cụ thể là: Quyền gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, đây còn là một trong những quyền cơ bản trong “quyền công đoàn”, là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn Việt Nam; Quyền thay mặt của công đoàn (được ghi nhận tại Điều 10 Hiến pháp năm 1992) được xác định trong cơ cấu của tổ chức công đoàn, nội dung chức năng đại diện, địa vị pháp lý của thay mặt và các bảo đảm cho việc thực hiện chức năng thay mặt của từng cấp công đoàn; Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và thay mặt của người sử dụng lao động thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động (đây là quyền hạn của hệ thống công đoàn các cấp); Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động (là một trong những nhóm quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lý của tổ chức công đoàn); Một số quyền của công đoàn trong bảo vệ người lao động về việc làm, tiền lương, tính mạng, sức khỏe, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp lao động, đình công. cũng đồng bộ với cơ chế điều chỉnh mới, góp phần bảo vệ người lao động, phát triển quan hệ lao động hài hoà, ổn định; Các quy định về bảo đảm hoạt động của công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động làm tròn chức năng của mình đối với giai cấp công nhân và người lao động.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Luật Công đoàn - một số bất cập và hướng hoàn thiện
Luật Công đoàn 1990 đã thể chế hoá được các chủ trương, các định hướng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực điều tiết quan hệ lao động. Tuy nhiên, trước sự biến đổi và phát triển nhanh chóng của các quan hệ xã hội, Luật này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập với thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời, về kỹ thuật lập pháp, các quy định liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh, cách tiếp cận xây dựng quyền công đoàn, sự phân công quyền và trách nhiệm giữa các cấp công đoàn, nội dung các điều luật, và đặc biệt là các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền công đoàn... đã tỏ ra hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng đi vào cuộc sống. Do vậy, cần nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp.
1. Nhận xét chung 
Luật Công đoàn năm 1990 (LCĐ) được Quốc hội khoá 8, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 30/06/1990 thay thế Luật Công đoàn năm 19571. LCĐ gồm 4 Chương 19 Điều, là cơ sở pháp lý để phát huy vai trò của công đoàn trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn đã được xác định rõ hơn trong hệ thống chính trị: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. LCĐ đã quy định về vị trí, chức năng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức công đoàn cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị... trong việc tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện các quyền của công đoàn.
LCĐ là một trong những luật ra đời sớm (năm 1957) và ngày càng phát huy tốt vai trò tác dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Đến nay, nhờ LCĐ, tổ chức và hoạt động công đoàn đã có bước phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng1.
Các quy định của LCĐ là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức công đoàn thực hiện các chức năng, quyền và trách nhiệm cũng như địa vị xã hội của một tổ chức. Về hình thức, LCĐ đã trở thành hệ thống luật chuyên ngành tương đối quy củ với khá nhiều văn bản pháp luật. Nhiều quy định liên quan đến tổ chức công đoàn đã được đề cập trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất như trong LCĐ và trong nhiều nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư... của các cơ quan quản lý ban hành, đặc biệt là Bộ luật Lao động đã dành cả Chương XIII quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn (từ Điều 153 đến Điều 156) và có tới 43 Điều liên quan trực tiếp đến công đoàn. Hệ thống pháp luật này đã điều chỉnh quan hệ lao động, cơ chế hoạt động công đoàn một cách tương đối toàn diện trong tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.
Về nguyên tắc, LCĐ đã thực hiện đồng bộ hai nguyên tắc: tôn trọng quyền độc lập, tự do hoạt động của công đoàn và đảm bảo quyền, trách nhiệm của công đoàn. Các nguyên tắc này là cơ sở để cho công đoàn hoạt động, đề cao địa vị pháp lý và thực hiện tốt các chức năng của mình, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, phát triển kinh tế song hành với tiến bộ xã hội.
Về nội dung, LCĐ đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn trên tất cả lĩnh vực của quan hệ lao động, đáp ứng yêu cầu của việc điều chỉnh quan hệ công đoàn hiện nay. Cụ thể là: Quyền gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, đây còn là một trong những quyền cơ bản trong “quyền công đoàn”, là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn Việt Nam; Quyền thay mặt của công đoàn (được ghi nhận tại Điều 10 Hiến pháp năm 1992) được xác định trong cơ cấu của tổ chức công đoàn, nội dung chức năng đại diện, địa vị pháp lý của thay mặt và các bảo đảm cho việc thực hiện chức năng thay mặt của từng cấp công đoàn; Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và thay mặt của người sử dụng lao động thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động (đây là quyền hạn của hệ thống công đoàn các cấp); Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động (là một trong những nhóm quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lý của tổ chức công đoàn); Một số quyền của công đoàn trong bảo vệ người lao động về việc làm, tiền lương, tính mạng, sức khỏe, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp lao động, đình công... cũng đồng bộ với cơ chế điều chỉnh mới, góp phần bảo vệ người lao động, phát triển quan hệ lao động hài hoà, ổn định; Các quy định về bảo đảm hoạt động của công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động làm tròn chức năng của mình đối với giai cấp công nhân và người lao động. 
Qua hơn 20 năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, LCĐ đã từng bước thiết lập cơ chế hoạt động công đoàn, góp phần xác lập và hình thành thị trường lao động theo cơ chế thị trường. Đây thực sự là lĩnh vực pháp luật của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tạo cơ chế bảo vệ người lao động trước xu hướng giảm chi phí nhân công của giới chủ và trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các quan hệ lao động phát triển và biến đổi một cách nhanh chóng. Do đó, LCĐ không thể tránh khỏi những bất cập cần sửa đổi, bổ sung.
2. Một số bất cập của Luật Công đoàn
Thứ nhất, về hình thức, các quy định của LCĐ còn bị ảnh hưởng của tư duy kinh tế cũ, thể hiện rõ nét nhất là những quy định về quyền dân chủ, quyền tham gia quản lý của công đoàn, những quy định về hoạt động công đoàn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Nhiều quy định trong LCĐ còn chung chung, không thiết thực với quyền lợi của người lao động trong nền kinh tế thị trường hay đã lỗi thời, gây trở ngại lớn đến quyền thành lập và gia nhập công đoàn của đông đảo người lao động (ví dụ khoản 1, khoản 2 Điều 1; Điều 4, khoản 1 Điều 8, Điều 11, Điều 12...). Có lẽ vì vậy mà hiện nay, có tới 85% số doanh nghiệp dân doanh, 65% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức công đoàn2.
Thứ hai, về nội dung, LCĐ được ban hành ở thời kỳ nước ta còn thiếu những văn bản pháp lý quan trọng đối với hoạt động công đoàn. Sau gần 20 năm, nhiều đạo luật quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung như Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Bảo hiểm xã hội... Do vậy, một số nội dung quy định tron...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top