Download Tiểu luận Kỹ năng của luật sư khi tham gia tranh tụng trong các vụ án tranh chấp đất đai miễn phí





Khi đương sự có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, việc thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp là trách nhiệm và nghĩa vụ của các đương sự.
Sau khi đã thu thập các chứng cứ cần thiết, Luật sư cần hướng dẫn các đương sự cung cấp các chứng cứ cho Tòa án. Về nguyên tắc tất cả các chứng cứ mà đương sự có phải được giao nộp cho Tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Pháp luật tố tụng dân sự xác định và ghi nhận trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự. “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” và “đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh” (Khoản 1, 2 Điều 79 Bộ Luật tố tụng dân sự).
Người vảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Luật sư hay người khác) là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó bao gồm cả việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhằm chứng minh các tình tiết liên quan đến vụ kiện, cũng như chứng minh các yêu cầu của thân chủ. Nguyên tắc chưng, việc thu thập chứng cứ của Luật sư phải dựa trên mụch đích cơ bản là nhằm chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g cứ và giao nộp chứng cứ cho Tòa án:
Thực tiễn, các tranh chấp nảy sinh khá phong phú và đa dạng với khá nhiều các dạng tranh chấp thường gặp, tranh chấp đất do người sự dụng đất bị người khác chiếm dụng hay đòi trả lại đất; tranh chấp nhà đất; tranh chấp tài sản gắn liền với loại đất chưa giao cho ai sử dụng do Nhà nước thuê để làm nhà ở; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản; tranh chấp đất có nhà ở, vật kiến trúc, cây lâu năm; tranh chấp diện tích đất vợ chồng người con được bố mẹ cho nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận khi vợ chồng con ly hôn bố mẹ đòi lại đất; tranh chấp đất được cấp để tách hộ; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp để trong cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở; tranh chấp hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Với mỗi loại tranh chấp chính sách và đường lối giải quyết lại có những khác biệt mang tính bản chất và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật riêng đối với từng loại đất. Vì vậy, khi thu nhập các chứng cứ, Luật sư phải nắm vững tính chất của quan hệ Luật nội dụng điều chỉnh tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật tranh chấp đất đai để chính minh cho từng yêu cầu cụ thể của thân chủ.
Vấn đề mấu chất với việc giải quyết tranh chấp đất dù thuộc quan hệ nào đó là xác định nguồn gốc đất. Đây cũng là cơ sở đầu tiên để chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Vì vậy, ngay khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, Luật sư cần giúp thân chủ thu nhập chứng cứ để chứng minh nguồn gốc đất. Các chứng cứ được thể hiện qua việc thu thập một trong các giấy tờ về đất sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trên thực tế, nhiều trường hợp đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp, tuy nhiên loại đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại có ít tranh chấp. Phần lớn các tranh chấp quyền sử dụng đất lại rơi vào trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật sư cần căn cứ vào các quy định tại khoản 1, 2 và 5 –Điều 50 Luật đất đai năm 2003 để xác định các loại giấy tờ hợp lệ hay không hợp lệ đối với đất để yêu cầu khách hàng cung cấp hay tự mình thu thập nhằm xác định các căn cứ pháp lý của đất đang có tranh chấp, có thể xác định qua các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hay có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993 nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15-10-1993.
Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất (ví dụ bằng khoán điền thổ)
Một trong các giấy tờ nêu trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01-07-2004 (ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành) chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bản án hay quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
Khi thu thập các chứng cứ trên, Luật sư cần xem xét và nghiên cứu kỹ chứng cứ để xác định quyền của người sử dụng đất và đánh giá giá trị pháp lý của các giao dịch được xác lập khi chủ sử dụng đất có các loại giấy tờ này. Đây cũng là cơ sở giúp Luật sư xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và chứng minh về thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp đất của thân chủ theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003.
Hồ sơ khởi kiện đối với tranh chấp đất thông thường bao gồm: các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể kiện, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất. Trường hợp tranh chấp các giao dịch về đất phải có các giấy tờ chứng minh về giao dịch… theo quy định tại Điều 135, 136 Luật đất đai năm 2003, hóa giải tranh chấp đất đai tại các cơ sở là thủ tục đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Kết quả hóa giải cấp cơ sở (có thể không thành hay không hóa giải được) là điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án. Vì vậy, trước khi thân chủ khởi kiện ra Tòa, Luật sư cần hướng dẫn thân chủ làm thủ tục hóa giải cấp cơ sở đối với loại tranh chấp này. Chứng cứ cần thu thập là biên bản hòa giải cấp cơ sở nằm trong các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khởi kiện của thân chủ nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử, bên cạnh việc thu thập các chứng cứ về nguồn gốc đất, có nhiều vụ án giấy tờ về đất không thể hiện chính xác số thửa đất. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi, Luật sư cần hướng dẫn thân chủ làm đơn đề nghị Tòa án xác minh về nguồn gốc đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân và cơ quan địa chính nơi có đất tranh chấp.
Luật sư cũng có thể đến Ủy ban nhân dân xã, phường yêu cầu cung cấp các loại xác nhận liên quan đến việc sử dụng ổn định lâu dài của chủ sử dụng đất, quy hoạch chi tiết của khu vực đang có tranh chấp (nếu có); đề nghị cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành cung cấp các loại bản đồ, sổ đăng ký đất đai, sổ mục kê… để có được đầy đủ các thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất và nguồn gốc đất đai, thời gian sử dụng đất, các biến động đất đai, quá trình chuyển quyền sử dụng đất. Trong trường hợp đương sự hay Luật sư trực tiếp đến các cơ quan này để thu thập chứng cứ nhưng không thu thập được vì những lý do khách quan. Đây là cơ sở để Luật sư hướng dẫn thân chủ làm đơn đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, như để nghị Tòa án gửi công văn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân, cơ quan địa chính có thẩm quyền) yêu cầu cung cấp các tài liệu địa chính, các tài liệu có liên quan hay xác nhận quyền sử dụng đất của đương sự. Trong đơn thể hiện rõ về việc mình...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top