ngochai_tp1995

New Member

Download Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài miễn phí





Có ba mô hình điều chỉnh của luật đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, là: 1) liệt kê những điều kiện mà một bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phải đáp ứng nếu muốn được công nhận và cho thi hành tại nước sở tại; 2) liệt kê những trường hợp không công nhận và cho thi hành; 3) vừa liệt kê những điều kiện mà một bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phải đáp ứng nếu muốn được công nhận và cho thi hành, vừa liệt kê những trường hợp không công nhận và cho thi hành2.
 
Đối chiếu với quy định tại Điều 356 chúng ta thấy, các nhà làm luật đã không theo một mô hình nào cả, nói cách khác là đã có sự lẫn lộn giữa điều kiện công nhận và cho thi hành (được chứng minh đã thỏa mãn bởi chủ thể nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hay chứng minh ngược lại bởi chủ thể phản đối việc công nhận và cho thi hành) với những trường hợp không được công nhận và cho thi hành (được chứng minh bởi cơ quan có thẩm quyền hay bởi chủ thể phản đối việc công nhận và cho thi hành). Vấn đề này cần được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án, quyết định của Trọng tài nước ngoài là thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành nhằm đảm bảo khả năng thi hành của các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành, tránh tình trạng cùng một vụ việc nhưng phải giải quyết đến hai lần. Vấn đề này đã được Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (BLTTDS) quy định, nhưng đã bộc lộ những bất cập nhất định khi áp dụng. Tác giả phân tích một số vấn đề được quy định trong BLTTDS liên quan đến điều kiện nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài (Điều 344) và những trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (Điều 356), đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm góp phần phục vụ cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
1. Điều kiện để nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Theo Khoản 1 Điều 344 BLTTDS, thì “người được thi hành hay người thay mặt hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài,… nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hay cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hay tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài,… có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu”. Đây là quy định chung cho cả bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài. Trong bài viết, chúng tui chỉ đề cập đến bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
1.1. Chủ thể nộp đơn
Điều 344 BLTTDS quy định chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành bản án, quyết định là “người được thi hành” trong bản án, quyết định đó. Điều luật không nói rõ là không cho nhưng từ câu chữ của điều luật có thể hiểu, nếu chủ thể nộp đơn là người phải thi hành thì đơn yêu cầu sẽ không được chấp nhận. Quy định này đã làm phát sinh nhiều vấn đề khi áp dụng trên thực tế.
Thứ nhất, việc xác định tư cách chủ thể của người nộp đơn. Thông thường, trong một vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu tài sản, đòi một khoản tiền… với bên nguyên đơn và bên bị đơn thì việc xác định người được thi hành và người phải thi hành tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, với những bản án, quyết định có liên quan đến vấn đề nhân thân (ly hôn chẳng hạn) thì việc xác định này trên thực tế sẽ không đơn giản. Những ví dụ sau là một minh chứng xác đáng.
Vụ việc thứ nhất: Bà DTNH cư trú tại Việt Nam và ông DTH cư trú tại Canada kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam vào năm 2006. Sau khi kết hôn, bà DTNH vẫn ở tại Việt Nam còn ông DTH sinh sống tại Canada. Sau đó, ông DTH xin ly hôn với bà DTNH tại Canada. Ngày 07/08/2008, Tòa án tối cao British Columbia, Canada cho ông DTH được ly hôn với bà DTNH theo bản án ly hôn số E080672. Con chung và tài sản chung giữa hai người là không có. Ngày 21/9/2009, bà DTNH có đơn yêu cầu Bộ Tư pháp công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án nêu trên. Đơn và các tài liệu kèm theo của bà DTNH được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết. Thụ lý đơn, thẩm phán được phân công giải quyết cho rằng, do ông DTH đang cư trú tại Canada nên bà DTNH chưa đủ điều kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết và ngày 26/01/2010, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài. Các căn cứ đã viện dẫn là Điều 192; Điều 342; Điều 343; Khoản 1 Điều 344; điểm b Khoản 1 Điều 354; Điều 357 và Điều 358 BLTTDS.
Vụ việc thứ hai: bà GNP cư trú tại Việt Nam và ông TDD cư trú tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau đó, ông TDD xin ly hôn với bà GNP tại Hoa Kỳ. Ngày 04/03/2009, Tòa Thượng thẩm bang California, hạt San Bernardino, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cho ông TDD ly hôn với bà GNP theo bản án ly hôn số FAMRS số 802358. Con chung và tài sản chung giữa họ là không có. Ngày 01/08/2009, bà GNP có đơn gửi đến Bộ Tư pháp để yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nêu trên tại Việt Nam. Đơn và các tài liệu kèm theo của bà GNP được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết. Cùng lý lẽ như vụ việc trên, ngày 18/11/2009, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài. Căn cứ để viện dẫn là Điều 194; Điều 342; Điều 343; Khoản 1 Điều 344; điểm b Khoản 1 Điều 354; Điều 357 và Điều 358 BLTTDS.
Ở đây, chúng tui không bình luận vấn đề đúng, sai trong hai quyết định của Tòa án Việt Nam, mà chỉ xem xét về mặt lý luận để thấy rằng, việc xác định tư cách của chủ thể nộp đơn là không đơn giản. Trong hai vụ việc trên, việc xác định tư cách của bà DTNH và bà GNP có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, bà DTNH và bà GNP là người được thi hành vì bản án đã tuyên chấp thuận ly hôn. Từ khi bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực, bà DTNH và bà GNP không còn chịu sự ràng buộc của mối quan hệ hôn nhân cũ và có thể tự do kết hôn với người khác mà không bị cản trở bởi ông DTH và ông TDD. Nếu quan điểm này được chấp nhận, bà DTNH và bà GNP có quyền nộp đơn theo quy định của Khoản 1 Điều 344.
Quan điểm thứ hai cho rằng, trong hai bản án trên, ông DTH và ông TDD mới là người được thi hành chứ không phải bà DTNH và bà GNP, nên hai bà không có tư cách nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành. Quan điểm này đã được Tòa án chấp nhận và dẫn đến kết quả hai vụ việc như trên. Rõ ràng, việc xác định tư cách chủ thể trong các trường hợp vừa phân tích ở trên có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong bản án, bởi vì với hai phán quyết bác đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài, bà DTNH và bà GNP, nếu muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân tại Việt Nam để kết hôn với người khác, chỉ có cách làm đơn ly hôn tại Việt Nam và như vậy, mục đích của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã không đạt được.
Thứ hai, sự cần thiết của việc xác định rõ tư cách chủ thể của người nộp đơn. Thực tế là đến thời điểm này, theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể nộp đơn phải là người được thi hành. Quy định của pháp luật xác định rõ và bắt buộc như thế đối với chủ thể nộp đơn có cần thiết hay không là điều cần xem xét. Trong tố tụng dân sự, việc xác định tư cách chủ thể của các bên tham gia chỉ có ý nghĩa để xác định nghĩa vụ chứng minh và v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top