Ponce

New Member

Download Tiểu luận Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: Việc rút yêu cầu của đương sự ở giai đoạn phúc thẩm miễn phí





Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là không hợp lý bởi lẽ theo Khoản 2 Điều 254 BLTTDS, bản án sơ thẩm hay phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, trong trường hợp trên, khi không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành nên không thể chấp nhận cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện được. Ngoài ra, cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm là dựa trên kháng cáo, kháng nghị. Nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì không thể có việc xét xử phúc thẩm. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án không thể mở phiên tòa để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án được. Để giải quyết vướng mắc này, có ý kiến cho rằng, “nguyên đơn rút đơn khởi kiện vào thời điểm vẫn còn thời hạn kháng cáo của đương sự thì Tòa án cấp sơ thẩm hướng dẫn cho đương sự kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm cùng với việc rút đơn khởi kiện để có căn cứ cho việc Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử. Nếu đương sự kháng cáo hay Viện kiểm sát kháng nghị về toàn bộ bản án sơ thẩm và nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì tùy thuộc vào ý kiến của bị đơn có đồng ý cho nguyên đơn rút đơn hay không mà Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 269 BLTTDS. Trường hợp sau khi có bản án sơ thẩm mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện vào thời điểm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị và cũng không có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm thì về nguyên tắc bản án sơ thẩm đã phát sinh hiệu lực pháp luật, do đó Tòa phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn”[2]. Chúng tôi thấy rằng,



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: Việc rút yêu cầu của đương sự ở giai đoạn phúc thẩm
1. Những quan điểm khác nhau về nội dung quy định rút yêu cầu của đương sự ở giai đoạn phúc thẩm
Rút yêu cầu là một trong các quyền tự định đoạt của đương sự, nên ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng, đương sự đều có quyền rút yêu cầu của mình. Khi việc rút yêu cầu của đương sự là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ chấp nhận việc rút yêu cầu của các đương sự.
Hiện nay, việc rút yêu cầu của đương sự ở giai đoạn phúc thẩm được quy định tại Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Theo đó, “Trước khi mở phiên toà hay tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án”.
Trên thực tế, việc hiểu và áp dụng Điều 269 BLTTDS hiện có nhiều bất cập.
Thứ nhất, BLTTDS quy định việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn phải hỏi ý kiến của bị đơn là để nhằm “tránh những trường hợp đương sự lạm dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và gây khó khăn cho các đương sự khác trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”[1]. Tuy nhiên, khi bị đơn
 đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này được hiểu là nếu vụ án có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay bị đơn có yêu cầu phản tố mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút lại yêu cầu độc lập, bị đơn không rút lại yêu cầu phản tố của mình thì phần bản án sơ thẩm giải quyết yêu cầu độc lập hay giải quyết yêu cầu phản tố của họ cũng bị hủy. Nếu áp dụng theo cách hiểu này là vi phạm đến quyền của bị đơn và của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được quy định tại Điều 60, Điều 61 BLTTDS cũng như nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự.
Ví dụ: Anh A khởi kiện yêu cầu xin ly hôn với chị B và yêu cầu chia tài sản chung, giải quyết vấn đề nuôi con. C có yêu cầu vợ chồng A và B trả cho C một khoản nợ trị giá 100 triệu đồng. Bản án sơ thẩm xử chấp nhận yêu cầu xin ly hôn giữa A và B, giải quyết vấn đề tài sản chung, giải quyết vấn đề nuôi con và buộc A và B trả nợ cho C 100 triệu đồng. B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, A rút đơn khởi kiện và B đồng ý nhưng C vẫn giữ nguyên yêu cầu về việc đòi vợ chồng A và B trả cho mình khoản nợ 100 triệu đồng. Theo quy định tại Điều 269 BLTTDS thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong vụ án này, toàn bộ bản án sơ thẩm (bao gồm cả việc giải quyết khoản nợ của C) sẽ bị hủy mặc dù C không muốn chấm dứt việc giải quyết yêu cầu. C muốn đòi vợ chồng A, B trả nợ lại phải khởi kiện thành một vụ án khác. Điều này vi phạm đến quyền của C và làm kéo dài quá trình tố tụng khi mà quyết định giải quyết sẽ không có gì thay đổi so với bản án sơ thẩm trước đây. Chúng tui cho rằng, trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ được hủy phần bản án sơ thẩm giải quyết mối quan hệ giữa A và B, tiếp tục giải quyết lại phần bản án sơ thẩm về khoản nợ của C trên cơ sở kháng cáo của B.
Thứ hai, BLTTDS mới chỉ đề cập đến việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn mà chưa có quy định về việc bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan rút lại yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của mình hay nguyên đơn chỉ rút lại một phần yêu cầu của mình ở giai đoạn phúc thẩm. Theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 BLTTDS, dù họ là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi đã đưa yêu cầu Tòa án giải quyết thì đều có quyền rút lại yêu cầu của mình. Do đó, các đương sự rút lại yêu cầu của mình ở giai đoạn phúc thẩm đều có thể được chấp nhận.
Thứ ba, theo hướng dẫn tại Mục 4.2 Phần III của Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ III “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS, việc giải quyết yêu cầu rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tùy thuộc vào kết quả trả lời của bị đơn và tùy từng trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm quyết định như sau:
- Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn không đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có đương sự nào kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này, bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hay Viện kiểm sát kháng nghị hay không, Toà án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởi kiện cho Toà án cấp phúc thẩm để Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 của BLTTDS mở phiên toà giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Như vậy, việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn có thể xảy ra trong trường hợp khi vụ án đó không có kháng cáo, kháng nghị. Khi đó, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu bị đơn trả lời bằng văn bản có đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn hay không? Nếu Tòa án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và văn bản rút đơn khởi kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 BLTTDS mở phiên toà phúc thẩm để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Chúng tui cho rằng, quy định như vậy là không hợp lý bởi lẽ theo Khoản 2 Điều 254 BLTTDS, bản án sơ thẩm hay phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, trong trường hợp trên, khi không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành nên không thể chấp nhận cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện được. Ngoài ra, cơ sở l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top