cobelanna

New Member

Download Tiểu luận Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)- Một số nội dung quy định cụ thể miễn phí





Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) lần này là nổi bật vai trò đặc thù của Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, vừa là Ngân hàng trung ương với nhiều quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Các quy định mới nhằm tạo quyền chủ động cho Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ chính sách tiền tệ và các giải pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ được quy định “đậm đặc” ở 28 khoản của Điều 6, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước và một số điều khoản khác (Điều 9, Điều 12, khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 62).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(sửa đổi): một số nội dung cần quy định cụ thể hơn
Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 12 (tháng 5/2010), dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến và biểu quyết thông qua. Đây là một dự án luật quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhằm tiếp tục cải cách thể chế một cách toàn diện, góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta cần hạn chế những tác động bất lợi của cuộc suy giảm kinh tế trong phạm vi toàn cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Bài viết phân tích thêm một số vấn đề cụ thể của Dự thảo Luật này (Bản Dự thảo Chính phủ trình Quốc hội).
Trong hơn mười năm qua, từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực (1/10/1998), các hoạt động ngân hàng đã tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng lẫn về chất. Số lượng các ngân hàng thương mại đã tăng mạnh, tính đến cuối năm 2009, nước ta có 52 ngân hàng, trong đó có năm ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có hai ngân hàng đã thực hiện xong cổ phần hoá), 37 ngân hàng thương mại cổ phần, năm ngân hàng liên doanh và năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đồng thời, quy mô và hiệu quả hoạt động các dịch vụ ngân hàng đã có những bước phát triển khá vững chắc, người dân được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn. Ngân hàng đã trở thành một trong những ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất và hấp dẫn nhất những năm gần đây, có tác động tích cực phát triển thị trường tài chính từng bước vững chắc, góp phần giảm được tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu, mà ngay cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng phải lao đao (riêng trong năm 2009 Mỹ có đến 171 ngân hàng phá sản do không chống đỡ nổi với cuộc suy thoái kinh tế, tài chính). Tại thị trường Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư ngân hàng nước ngoài muốn có thị phần tại Việt Nam tăng mạnh, chứng tỏ sức hút của thị trường này. Tính đến cuối năm 2009, có 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép hoạt động và nhiều ngân hàng đang xin phép hoạt động tại Việt Nam.
Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã được xây dựng theo định hướng chỉ đạo của Đảng ta: “Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong năm năm tới là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ… Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, khẩn trương thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng… Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường và đi tới loại bỏ hoàn toàn quy định hành chính với lãi suất ngoại tệ. Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên tắc thị trường với biên độ mở rộng phù hợp với mức độ mở cửa thị trường tài chính và năng lực kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hoạch định chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ thị trường tiền tệ…” (Trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X).
Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) được soạn thảo nhằm giải quyết nhiều vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật trong hơn mười năm qua về chính sách phát triển hệ thống ngân hàng, một số vấn đề kỹ thuật quản trị ngân hàng cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, cụ thể là bổ sung các công cụ như thẩm quyền, chế tài để thực thi chính sách tiền tệ một cách chủ động và linh hoạt trong bối cảnh phải đối phó với các tác động của khủng hoảng tài chính; luật hoá các quy định về công khai, minh bạch, cụ thể hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo lòng tin của công chúng vào chính sách của Nhà nước trong bối cảnh có nhiều nguồn thông tin của nền kinh tế thị trường; hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, can thiệp, xử lý các rủi ro...  
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ và thẩm quyền quyết định việc thực hiện chính sách tiền tệ
Điều 4 Dự thảo luật quy định “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”. Quy định sửa đổi này đã thể hiện ngắn gọn (so với quy định hiện hành) và tiến gần với khái niệm quốc tế về chính sách tiền tệ, theo đó, chính sách tiền tệ là một hệ thống bao gồm mục tiêu, giải pháp và công cụ để Chính phủ sử dụng quản lý nền kinh tế, nhằm đạt được một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tổng cầu, cung tiền, lạm phát. Trên thế giới, tuỳ bối cảnh mỗi nước mà Chính phủ nước đó cụ thể hoá hay ưu tiên một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, ổn định tỷ giá, tăng trưởng, việc làm. Ví dụ, ở EU thì mục tiêu cơ bản là duy trì ổn định giá cả, ở Vương quốc Anh là bình ổn giá cả đồng thời với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, ở Trung Quốc là duy trì tính ổn định của đồng tiền, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ như lạm phát, việc làm, tăng trưởng… như trên thì Chính phủ phải đạt được các mục tiêu trung gian như lượng tiền cung ứng, tăng trưởng tín dụng, lãi suất thị trường thông qua một số công cụ, biện pháp (lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, can thiệp thị trường ngoại hối). Phạm vi chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia khác nhau tuỳ từng trường hợp vào điều kiện, trình độ và định hướng phát triển về kinh tế, chính trị của quốc gia đó.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tốc độ tăng trưởng những năm gần đây khá, nhưng chưa thực sự dựa trên nền tảng vững chắc, ổn định nên việc xác định nội dung của chính sách tiền tệ quốc gia của Việt Nam là rất quan trọng, làm căn cứ để xác định việc thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đặc biệt là, cần quy định nhất quán về các mục tiêu chính sách, về thẩm quyền quyết định chính sách, về trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top