Ritter

New Member

Download Tiểu luận Cơ cấu Chính phủ và vấn đề chịu trách nhiệm của chính phủ Việt Nam hiện nay miễn phí





Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân.Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân,nhân dân trao quyền cho cơ quan thay mặt thực hiện quyền lực của mình .Chính phủ là cơ quan quyền lực ,cơ quan quản lý nhà nước do nhân dân gián tiếp bầu ra .Do đó bên cạnh việc thực thi quyền hạn của mình chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân trước những gì mình đã làm .
Điều 112 Hiến Pháp năm 1992 Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như điều 8 trong Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã quy định thẩm quyền của Chính phủ : “3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đại học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Luật
đề tài:
Cơ Cấu chính phủ và vấn đề dám chịu trách nhiệm của chính phủ Việt nam hiện nay.
Giảng viên : Th.s Bùi Ngọc Sơn
Sinh viên :Giang Văn Quyết
Hà nội tháng 11/2007
Lời Thank
Sinh viên chân thành Thank thầy giáo Th.s Bùi Ngọc Sơn giảng viên bộ môn Luật Hiến Pháp khoa Luật ,đại học Quốc Gia Hà Nội đã tổ chức và hưỡng dẫn sinh viên hoàn thành báo cáo này .tui xin cam đoan báo cáo này là sản phẩm của riêng tui ,những tài liệu sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn và chú thích rõ ràng.
Sinh viên thực hiện
G.V.Q
Giang Văn Quyết
Cơ Cấu chính phủ và vấn đề dám chịu trách nhiệm của chính phủ Việt nam hiện nay
Quá trình đổi mới toàn diện ở nước ta trong những năm qua đã đem lại nhiều chuyển biến sâu sắc ,quan trọng trong đời sống xã hội .Kết quả bước đầu của quá trình đổi mới đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước .Trong đó chính phủ đóng vai trò then chốt .
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nhấn mạnh: “ cải cách hành chính nhà nước là một trọng tâm của việc xây dựng ,hoàn thiện Nhà nước những năm trước mắt .”Cùng với xu thế hội nhập Quốc tế ,Việt Nam hăng hái gia nhập các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực ,việc đổi mới cơ cấu bộ máy hành pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cùa đại mới đã trở nên thiết thực .
Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII là một minh chứng cho sự “lột xác” về mặt cơ cấu ,cũng như chất lượng của một bộ máy điều hành quản lý Nhà nước .
Việc nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu trong chinh phủ cũng như một số vấn đề chịu trách nhiệm của cơ quan hành pháp này đang điểm nóng mang tính thời sự của các nhà lãnh đạo ,nhà lập pháp và lập hiến…Góp phần vào đề tài nghiên cứu chung cá nhân tui cũng mong được bày tỏ một số quan điểm ,ý kiến có liên quan tới “cơ cấu Chính phủ và vấn đề chịu trách nhiệm của chính phủ Việt Nam hiện nay”.
Có một câu nói mà đến nay tui vẫn rất tâm đắc :ở đâu có một nền hành pháp mạnh là ở đó có một nhà nước hùng cường .
Thật vậy ,trong ba quyền :lập pháp ,hành pháp và tư pháp thì hành pháp chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt .Nó chính là trung tâm của cành quyền lực nhà nước .ở đâu có nên hành pháp mạnh thì ở đó có một nhà nước hùng cường .Một nền hành pháp mạnh là phải có một chính phủ mạnh ,ở đó phải hội tụ được sự thanh thoát ,nhạy bén trong cơ cấu ,sự quyết đoán quyền uy của người đứng đầu .Đồng thời chính phủ đó phải dám chịu trách nhiệm trước những gì mình làm ,dám chịu trách nhiệm trước nhân dân hay nói cách khác là một chính phủ “trung thực ”.
A- Cơ cấu Chính phủ và vấn đề hoàn thiện
I – Cơ Cấu Chính Phủ hiện hành
1.Cơ cấu của Chính phủ thay đổi theo xu hướng gom đầu mối ,tinh gọn bộ máy .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất ,nhiệm kỳ khóa XII đã ghi nhận những thành công rực rỡ .Cùng với việc bầu ra những người thay mặt ưu tú nhất cho đất nước :Chủ tịch nước ,Tránh án tòa án nhân dân tối cao ,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao …Quốc hội khóa này đã thành lập được một chính phủ mà theo tui mang nhiều “dấu ấn của thời đại mới ” ,thời đại hội nhập kinh tế quốc tế .
Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cơ cấu gồm có : Một Thủ tướng
Năm Phó thủ tướng
22 Bộ trưởng và cơ quan ngang bộ
Trong đó hai phó thủ tướng mới là ông Nguyễn Thiện Nhân ,Bộ trưởng Bộ giáo dục và ông Hoàng Trung Hải,Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp .Các phó thủ tướng đương nhiệm gồm ông Nguyễn Sinh Hùng ,ông Phạm Gia Khiêm và ông Trương Vĩnh Trọng.
Các bộ trưởng gồm :
- Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Lê Hồng Anh – Bộ Trưởng Bộ Công An
- Phạm Gia Khiêm – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- Trần Văn Tuấn – Bộ trưởng Bộ nội vụ
- Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- Võ Hồng Phúc – Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư
- Vũ An Ninh – Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương
- Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hồ Nghĩa Dũng – Bộ Giao thông vận tải
- Nguyễn Hồng Quân – Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
- Phạm Khôi Nguyên- Bộ Trưởng Bộ tài nguyên – môi trường
- Lê Doãn Hợp –Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông
- Nguyễn Thị kim Ngân – Bộ trưởng Bộ lao động –thương binh và xã hội
- Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ văn hóa – thể thao và du lịch
- Hoàng Văn Phong – Bộ trưởng Bộ khoa học – công nghệ
- Nguyễn Thiện Nhân – Bộ trưởng Bộ giáo dục
- Nguyễn Quốc Triệu –Bộ trưởng Bộ y tế
- Giàng Seo Phử – Chủ nhiệm ủy ban dân tộc
- Nguyễn Văn Giàu – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Trần Văn Truyền – Tổng thanh tra Chính Phủ
- Nguyễn Xuân Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ
Như vậy nhìn vào bảng cơ cấu chính phủ mới ta thấy có hai phó thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng là ông Phạm Gia Khiêm và ông Nguyễn Thiện Nhân .Cơ cấu chính phủ nhiệm kỳ khóa XII đã có một sự thay đổi khá rõ ràng .Cơ cấu thay đổi theo xu hướng gom đầu mối ,tinh gọn bộ máy .Nếu như Chính phủ khóa XI có 26 Bộ và cơ quan ngang Bộ thì nay tiêu giảm đi 4 Bộ chỉ còn 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ .Sự khác biệt này theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung trong bài viết “ Chính phủ hợp pháp mạnh và dám chịu trách nhiệm ”- Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 9 (186),2007 Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư Pháp ,đã nhận định : “ con số này thể hiện một tinh thần rất rõ của sự nhường bước cho một sự điều chỉnh của thị trường đối với sản xuất. ”Đó xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế .Sự thay đổi này có thể coi là một bước ngoặt cho qua trinh đơn giản hóa cơ cấu của một guồng máy vốn khệ nệ ,chậm chạp ,mở đầu sự linh hoạt và năng động trong thời đại thông tin.
Đã có lúc trong cơ cấu chính phủ của chúnh ta có tới gần 50 bộ và gần tương đương với con số đó là các cơ quan trực thuộc của chính phủ .Đó là cơ cấu của chính phủ thời tập trung ,bao cấp ,mọi thứ đều rất máy móc ,đều phải chờ ý kiến của trung ương.Cho nên ai đã từng than phiền về một bộ máy Hành pháp cồng kềnh và phức tạp ,về một ông vui “béo” chắc hẳn cũng có lý do của họ và phần nào đúng .
Quốc hội khóa XII với 22 Bộ trong cơ cấu Chính Phủ là con số nhỏ nhất mà chính phủ ta có được từ thòi kỳ đổi mới .Nhưng để “ Sánh vai với các cường quốc năm châu” để có thể so sánh với chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm sau cách mạng tháng 8 và nhiều nước phương Tây tiên tiến (như Nhật Bản 10 Bộ,Đức 16 Bộ ) thì “chúng ta phải phấn đâu hơn nữa ”- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung –sđd ( chính phủ lâm thời của chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 10 Bộ )
2. Cơ cấu Chính Phủ thay đổi theo xu hướng chuyên môn hóa .
Việc sát nhập các Bộ nhỏ lẻ có liên quan đến nhau về một lĩnh vực nào đó thành một Bộ lớn đã thể hiện tính chuyên môn hóa trong cơ cấu của Chính phủ .Bộ Thủy sản sát nhập vào Bộ Nông ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top