mr_huych0u

New Member

Download Tiểu luận Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng, chế độ công tác và lề lối làm việc miễn phí





Trước hết cần nhận thức bộ phận do mình phụ trách thuộc tuyến nào (ngang hay dọc ) trong mối quan hệ xử lý . Từ đó thấy được đối tác quan hệ ( liên quan đến bộ phận khác như thế nào ) , những hình thức thực hiện mối quan hệ ( qua văn bản , qua điện thoại hay gặp mặt trực tiếp ) . Hệ thống ngang được tạo nên từ tổ chức cùng cấp. Các tổ chức trong hệ thống ngang cần có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng thì mới không trùng lặp gây lãng phí và làm giảm sức mạnh của tổ chức. Đôi khi do mâu thuẫn cá nhân trong tổ chức và để giải quyết mâu thuẫn đó, thủ trưởng cấp trên tách tổ chức thành hai đơn vị và như vậy trong hệ thống ngang có sự trùng lặp về chức năng nhiệm vụ. Đây là nguồn gốc của mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến tính hệ thống của tổ chức và có nguy cơ làm suy yếu, thậm chí tan rã tổ chức. Về cơ bản hệ thống ngang là hệ thống đồng cấp. Ngoài việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đồng cấp với nhau cần quy định quan hệ giữa các tổ chức đồng cấp với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể của tổ chức.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Các nhà khoa học xã hội và kinh tế đã nói: “Tổ chức là đặc trưng và yếu tố cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hiện đại ” để khẳng định tổ chức là một nhân tố hàng đầu trong quá trình triển khai bất cứ một hoạt động nào. Trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp nói riêng những sai lầm thiếu sót về xây dựng và vận hành sẽ gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến hậu quả khó tránh khỏi là các mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được, thậm chí dẫn đến nguy cơ đổ vỡ mặc dù có những thuận lợi khác như: thị trường, nguồn vốn,...
Với cơ chế mở cửa thị trường như hiện nay, và nhất là khi Việt Nam vừa chính thức gia nhập WTO thì các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải đứng trước sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt của nền kinh tế thị trường , phải tự chịu trách nhiệm trước hoạt động của công ty mình. Do vậy để có thể tồn tại trong môi truờng cạnh tranh đầy khắc nghiệt đó thì các doanh nghiệp phải tự vận động và khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Muốn vậy doanh nghiệp trước tiên phải xây dựng cho mình một bộ máy điểu khiển tốt. Vì vậy khi thành lập và vận hành công ty, doanh nghiệp
( hay bất kỳ một tổ chức nào ) thì điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tổ chức, và trong số những nguyên tắc đó là “ Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng, chế độ công tác và lề lối làm việc”, thì mới có thể đưa doanh nghiệp vào hoạt động có hiệu quả nhất , mang lại lợi ích kinh tế nhiều nhất .
Với tầm quan trọng đặc biệt đó, em đã viết về đề tài: “ Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng, chế độ công tác và lề lối làm việc”. Sự vận dụng vào doang nghiệp để làm rõ hơn quan điểm trên. Mặc dù, đã có sự chuận bị và chủ động trong việc lựa chọn, tìm hiểu tài liệu tham khảo. Nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho nên bài viết của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, để cho bài tiểu luận của em được tốt hơn.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ TỔ CHỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TẮC: “ CẦN XÁC LẬP VÀ XỬ LÝ ĐÚNG CÁC MỐI QUAN HỆ CHỨC NĂNG, CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC”.
1. Những nguyên tắc về tổ chức:
Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc tập trung dân chủ, “tự chủ ,tự chịu trách nhiệm có hiệu lực để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất” là nguyên tắc cơ bản bao trùm toàn bộ các loại tổ chức, bởi nó xuất từ thực tiễn quản lý và phù hợp với các quy luật khách quan.Từ ngưyên tắc chung đó nhiều nhà nhoa học quản lý đã xác lập 8 nguyên tắc cụ thể :
Nguyên tắc 1:
Từ mục tiêu hoạt động mà định ra chức năng của tổ chức, từ chức năng mà thiết lập bộ máy phù hợp ; và từ bộ máy mà bố trí con người đáp ứng yêu cầu .
Nguyên tắc 2 :
Nội dung chức năng của mỗi tổ chức cần được phân chia thành các phần việc rõ ràng và phân công hợp lý ,rành mạch cho các bộ phận ,mỗi cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện .
Nguyên tắc 3:
Nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn phải tương xứng .
Nguyên tắc 4:
Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng ,chế độ công tác và lề lối làm việc .
Nguyên tắc 5:
Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và độ tin cậy cao .
Nguyên tắc 6: Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ qua đó xử lý các vấn đề phát sinh, thúc đẩy tiến độ và đúc kết kinh nghiệm.
Nguyên tắc 7:
Tạo sự hợp tác gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức, giữa người điều hành với tập thể lao động, hướng vào mục tiêu chung
Nguyên tắc 8:
Tuyển chọn chặt chẽ và bố trí sử dụng cán bộ, nhân viên; tạo điều kiện cho mọi người phát huy khả năng và không ngừng phát triển về năng lực và phẩm chất .
2. Vị trí của nguyên tắc: “ Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng , chế độ công tác và lề lối làm việc” trong những nguyên tắc khác:
Mặc dù nguyên tắc 4 không phải là nguyên tắc chung cơ bản bao chùm toàn bộ các loại tổ chức nhưng nó cũng có vị trí không kém phần quan trọng. Nguyên tắc này là một phần của những nguyên tắc còn lại.
Ở nguyên tắc 1 : “Từ mục tiêu hoạt động mà định ra chức năng của tổ chức , từ chức năng mà thiết lập bộ máy phù hợp , và từ bộ máy mà bố trí con người đáp ứng yêu cầu”, ta có thể nhận thấy sự quan trọng của việc phân chia và xử lý các mối quan hệ chức năng. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra ( kinh doanh một lĩnh vực sản xuất , thương mại hay một dịch vụ nào đó ) , cần xác định các chức năng nhiệm vụ cơ bản lâu dài của bộ máy quản lý doanh nghiệp , xuất phát từ 4 chức năng của quản lý : hoạch định , tổ chức , điều khiển , phối hợp và kiểm tra . Mỗi bộ phận của bộ máy quản lý lại có chức năng cụ thể để thực hện phần việc được phân công , phân cấp quản lý. Chức năng xác định không rõ sẽ không có căn cứ để tổ chức thực hiện đạt tới mục tiêu. Chức năng chồng chéo sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh , trách nhiệm không rõ , hoạt động trục trặc. Bộ máy được thiết lập để thực hiện các chức năng , có chức năng thì phải có bộ máy và bộ máy phải đáp ứng chức năng . Không thể lập ra một bộ máy tuỳ tiện với những lý do không liên quan đến chức năng ( chẳng hạn để có cho số người dư thừa hay sao chép mô hình của tổ chức khác ... ).
Nguyên tắc 2 cũng lại nhấn mạnh rằng: “Nội dung chức năng của mỗi tổ chức cần được phân chia thành các phần việc rõ ràng và phân công hợp lý , rành mạch cho các bộ phận” . Sự phân chia nhiệm vụ phải đảm bảo cho người thực hiện có thể hoàn thành vừa sức để có thể chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện . Nó cũng phải tạo được và duy trì mối kiên kết , phối hợp để cùng thực hiện chức năng chung của tổ chức .
“Nhiệm vụ,trách nhiệm và quyền hạn phải tương xứng” .
Chức năng ( lâu dài ) hay nhiệm vụ ( từng việc ) giao cho bộ phận hay cá nhân nào đó phải đảm bảo hoàn thành . Nguyên tắc trên đây đặt ra vấn đề phải xây dựng chế độ trách nhiệm với nội dung và giới hạn rành mạch, gắn chặt với việc quy định quyền hạn cho mỗi cấp , mỗi chức danh quản lý. Đó là cơ sở để duy trì kỷ cương và để làm tốt công tác cán bộ, tạo ra sức mạnh của tổ chức. Mà muốn việc phân chia, giới hạn quyền hạn của mỗi cấp diễn ra có kết quả như mong muốn người quản lý phải biết rõ chức năng của từng cấp là gì? chịu trách nhiệm về mặt nào và đến đâu, ai là người chịu trách nhiệm trước ai ?. Từ đó xây dựng những quy định nhằm điều chỉnh hành vi của các đối tượng tham gia mối quan hệ chức năng , được xây dựng thành nề nếp và thói quen , thể hiện sự ràng buộc của tổ chức đây chính là lề lối làm việc trong tổ chức.
“Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời , trung thực và có độ tin cậy cao” . Sự quản lý điều hành thông suốt có hiệu lực thường xuyên đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top