Yvon

New Member

Download Tiểu luận Cải tổ hội đồng bảo an Liên hợp quốc - Lý luận và thực tiễn miễn phí





Hiện nay, HĐBA được giao thẩm quyền rất lớn, quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đời sống kinh tế nhưng trách nhiệm của nó lại không tương xứng với quyền lực được trao. Rất khó để có thể truy cứu trách nhiệm của ủy viên HĐBA, nhất là các ủy viên thường trực khi họ đưa ra những quyết định sai trái hay các giải pháp không hiệu quả. cần có cơ chế kiềm tỏa và chế ước quyền lực dường như vô hạn này. Chẳng hạn như cơ chế cho phép ĐHĐ xem xét lại các nghị quyết và quyết định của HĐBA trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, cho phép ĐHĐ đánh giá hiệu quả hoạt động và có những biện pháp đòi hỏi HĐBA phải có những động thái tích cực hơn về một số tình huống và tranh chấp cụ thể. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của Ban Thư ký, đặc biệt là Tổng thư ký và Tòa án công lý đối với hoạt động của HĐBA. Đã đến lúc cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch và dân chủ hơn trong các mối quan hệ này.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Một vài nét sơ qua về lịch sử hình thành của LHQ và HĐBA LHQ
1. Liên hợp quốc
LHQ – tổ chức quốc tế vì hòa bình và phát triển ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở của các quốc gia thắng trận trước nhu cầu phải đoàn kết tất cả các nước để chống lại thảm họa phát xít và ý tưởng về một tổ chức an ninh quốc tế để thay thế Hội Quốc liên không có hiệu quả đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 25/4/1945, đại biểu của 50 quốc gia gặp nhau tại San Francisco để soạn thảo và thông qua Hiến chương LHQ gồm 111 điều khoản. Hiến chương đã được các nước có mặt ký ngày 26/6/1945. Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực sau khi Anh, Liên Xô, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và đa số các quốc gia khác ký kết; LHQ chính thức được thành lập. Ngày 10/1/1946, Đại Hội đồng họp khóa đầu tiên tại Luân Đôn. Ban đầu, LHQ chỉ có 51 quốc gia thành viên nhưng đến nay đã có 193 thành viên.
Nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiến chương, LHQ được tổ chức thành sáu cơ quan chính: Đại Hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Ban thư ký và Tòa án Công lý quốc tế.
2. Hội đồng bảo an
HĐBA là cơ quan duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, là cơ quan hoạt động thường xuyên của LHQ. Phiên họp đầu tiên của HĐBA được triệu tập ngày 17 tháng 1 năm 1946 tại Church House, London.
Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Mọi nghị quyết của HĐBA chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Hay nói cách khác, 5 nước này có quyền phủ quyết.
Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại ĐHĐ). Từ 1946 đến 1965, HĐBA chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, Bắc/Nam Mỹ, Á Châu và Tây Âu, một ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới.
II. Yêu cầu cải tổ HĐBA
Năm 2003, một tiểu ban đặc biệt về vấn đề cải cách đã được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan. Tháng 12 năm 2004, nhóm chuyên gia cao cấp này đã đệ trình lên Tổng Thư ký LHQ báo cáo về “Đe dọa, thách thức và thay đổi của LHQ” nhấn mạnh cải tổ HĐBA là một việc làm cần thiết và tất yếu. Quá trình cải tổ HĐBA cần được tiến hành với mục đích xây dựng một “HĐBA có tính thay mặt cao hơn, dân chủ, hiệu quả và minh bạch, khắc phục được những nhược điểm trong hoạt động của cơ quan này”. Để đạt được mục tiêu trên, việc cải tổ HĐBA cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Ưu tiến những nước đóng góp nhiều nhất đối với LHQ trên các mặt tài chính, quân sự và ngoại giao; mở rộng sự tham gia của các nước đang phát triển để tăng thêm tính thay mặt của HĐBA; không được làm tổn hại đến hiệu quả của HĐBA và cuối cùng là phải làm cho HĐBA dân chủ hơn, trách nhiệm hơn.
Cải tổ HĐBA sẽ là vấn đề gai góc nhất. Quá trình cải cách sẽ căn cứ vào mấy vấn đề chính sau:
1. Mở rộng thành viên HĐBA
So với thời điểm 1945, khi LHQ được thành lập, bối cảnh quốc tế mới đã có nhiều thay đổi, chiến tranh thế giới cũng như chiến tranh lạnh đã kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang xu thế đối thoại, các nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành các cường quốc, đóng góp nhiều cho hòa bình, an ninh quốc tế nhưng lại không phải là ủy viên thường trực HĐBA (điển hình là Nhật Bản với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của LHQ chiếm 19,5%; tiếp đó là Đức với mức đóng góp nhiều thứ ba chiếm 8,7%; Anh chiếm 6,1% và Pháp 6%) – Vấn đề cải tổ LHQ trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, Đinh Quý Độ, 2007. Bên cạnh đó, những mối đe dọa mới như nội chiến, tranh chấp, khủng bố đang xuất hiện đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần một HĐBA hoạt động chủ động và hiệu quả hơn để đẩy mạnh hòa bình và an ninh thế giới.
Trong khi cơ cấu của HĐBA với 15 thành viên và cách vận hành theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước thường trực không hề thay đổi trong suốt 60 năm qua thì số lượng thành viên LHQ đã tăng từ 51 nước ban đầu lên 192 nước. Thực tế cho thấy, cơ chế và thành phần đó là không dân chủ và không phản ánh được sự tiến triển của hệ thống thế giới với sự nổi lên của các cường quốc khu vực mới (như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…) và sự gia tăng cả về số lượng và vai trò của các nước đang phát triển trong trật tự kinh tế quốc tế.
Như vậy, cơ cấu thành phần của HĐBA dựa trên tương quan lực lượng và hiện thực của thời điểm vừa kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã không còn mang tính thay mặt cho tương quan quốc tế về quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc gia ngày nay. Do đó, mở rộng thành viên của HĐBA để thích ứng vớ một thế giới mới là yêu cầu thực tế khách quan.
2. Cải tổ quyền phủ quyết (veto)
Quyền phủ quyết được coi là công cụ quan trọng nhất của các nước thành viên thường trực (P5) trong việc thực hiện duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Quyền này đồng thời cũng được thừa nhận như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của các nước lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền phủ quyết trong 60 năm qua không thật sự đáp ứng được những mong muốn của LHQ, có phần bị lạm dụng và tỏ ra không phù hợp với nguyên tắc công bằng. Đi liền với vấn đề cải tổ thành phần HĐBA có cả vấn đề tăng hay hạn chế quyền phủ quyết cho các ủy viên thường trực HĐBA. Tính đến năm 2007, quyền phủ quyết đã được sử dụng 261 lần, trong đó Liên Xô/ Nga 123 lần, Mỹ 82 lần, chiếm ¾ tổng số. Nhiều lần quyền phủ quyết được sử dụng không đúng với mục tiêu đề ra. Ví dụ khoảng ¼ số lần sử dụng quyền phủ quyết (59/261) là để bác bỏ việc cho một nước mới trở thành thành viên, tập trung vào những năm đầu thnafh lập, thực sự không liên quan gì đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 43 lần veto (1/6) được sử dụng để ngăn chặn việc giới thiệu ứng viên chức vụ Tổng Thư ký LHQ.
Quyền phủ quyết các thành viên thường trực HĐBA cần có sự thay đổi theo hướng giảm tính tuyệt đối: Để bác bỏ một quyết định cần có phiếu phủ quyết của từ hai đến ba thành viên thường trực thay vì một phiếu duy nhất như hiện nay. Cải cách này cũng đảm bảo tăng cường tính dân chủ trong hoạt động của HĐBA.
3. Cải tổ cách làm việc – yêu cầu của dân chủ hóa và minh bạch hoạt động của HĐBA
Bên cạnh việc mở rộng cơ cấu thành viên, yếu tố trọng yếu đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top