Dakota

New Member

Download Tiểu luận Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh 2004 miễn phí





Bên cạnh những lợi ích từ M&A như hợp lý hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi, nhanh chóng tiếp cận thị trường mới, nâng cao hiệu quả đầu tư cho sáng tạo, con đường tăng trưởng ngoại sinh này của doanh nghiệp có thể tiềm ẩn những vấn đề về cạnh tranh như sự hình thành nên các doanh nghiệp có sức mạnh chi phối thị trường, triệt tiêu đối thủ cạnh tranh hay khả năng hình thành nên các thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh do hiệu ứng phối hợp khi số lượng “người chơi” trên thị trường giảm bớt.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y nhanh quá trình tích tụ, tập trung các nguồn lực để phát triển, tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn. TTKT thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất vì TTKT dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, đến quy mô sản xuất và kinh doanh. Sauk hi thực hiện TTKT, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại,đào tạo nhân lực. người lao động Việt Nam được huấn luyện bài bản có trình độ tay nghề cia sẽ trở thành nguồn lực chính của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Như vậy, TTKT không những có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền kinh tế nói chung mà còn tăng cường tích tụ, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty nói riêng.
b) Tác động tiêu cực.
TTKT có thể dẫn tới hậu quả như hình thành các công ty độc quyền, gia tăng vị trí thống lĩnh trên thị trường làm hạn chế cạnh tranh, gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Các công ty đa quốc gia đã tiến hành các vụ TTKT thông qua việc sáp nhập ,hợp nhất, mua lại doanh nghiệp hay thực hiện các hành vi dưới dạng liên doanh nhưng sau đó chấp nhận lỗ hàng năm trời để làm cạn kiệt khả năng tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, sau đó mua lại phần vốn góp, chiếm lĩnh thị trường và tiếp tục loại bỏ các doanh nghiệp đối thủ ra khỏi thị trường.
TTKT có xu hướng phân hóa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có ưu thế sẽ dành chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh, uy tín được nâng cao, lợi nhuận kinh tế thu được ở mức cao hơn. Còn các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn, đi vào bế tắc, có nguy cơ dẫn đến phá sản. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến hiện tượng độc quyền, loại bỏ đối thủ cạnh tranh 1 cách vĩnh viễn. lúc này, họ dùng sức mạnh độc quyền của mình tự do tăng giá bán, giảm giá mua hay áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh doanh như ép mua, ép bán, mua kèm, bán kèm những sản phẩm dịch vụ không cần thiêt để thu lợi nhuận siêu ngạch, gây ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Độc quyền làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái ngừng trệ tương đối, mặt nào đó đã làm yếu đi các lực lượng thị trường và làm cho các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường vận động sai lệch, cản trở nền kinh tế phát triển.
Người lao động có thể bị mất việc làm do hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp dẫn đến lao động dôi dư hay do doanh nghiệp của họ bị thất thế trong quá trình cạnh tranh với các tập đoàn lớn và đi đến phá sản, Người lao động bị thất nghiệp hàng loạt tạo ra 1 gánh nặng lớn cho xã hội, cho Nhà nước, tạo ra sức ép đơi với các chính sách kinh tế và xã hội của quốc gia.
II. Tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Các hình thức tập trung kinh tế.
Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, các hình thức TTKT bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp: Theo Khoản 1 Điều 17 Luật cạnh tranh năm 2004 thì: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. Như vậy, sau khi xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại còn doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng toàn bộ tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp: Theo Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh năm 2004 thì: “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất.
- Mua lại doanh nghiệp: Khoản 3 Điều 17 Luật cạnh tranh định nghĩa: “mua lại doanh nghiệp là việc 1 doanh nghiệp mua toàn bộ hay 1 phần tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động 1 hay toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Như vậy, mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ và mua lại 1 phần doanh nghiệp. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp, bởi vì mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và tính hợp pháp của doanh nghiệp đó. Chỉ có 1 điểm khác biệt giữa 2 hình thức này đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không? Tùy thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như 1 chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong 1 tập đoàn kinh tế.
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh quy định : “liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành nên doanh nghiệp mới”. Tại Việt Nam, liên doanh thường được hiểu là liên doanh với người nước ngoài vì hình thức này được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, thuật ngữa liên doanh cũng xuất hiện ở một số văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp… nhưng không có định nghĩa cụ thể. Luật cạnh tranh đã đưa ra khái niệm về liên doanh nhưng không nói đến quốc tịch của các bên liên doanh, do đó có thể hiểu rằng việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau hay giữa một hay nhiều doanh nghiệp Việt Nam với một hay nhiều doanh nghiệp nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập doanh nghiệp mới.
- Các hành vi TTKT khác: Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sở dụng phương pháp liệt kê những vẫn dự phòng một điều khoản mở cho phép bổ sung khi cần thiết.
2. Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế.
a) Các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện.
Việt Nam áp dụng kiểm soát TTKT theo hình thức tiền kiểm và yêu cầu trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế. Trường hợp này bị áp dụng thủ tục kiểm soát bởi vì khi một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trên thị trường liên quan sẽ bị coi là có vị trí thống lĩnh và cần được kiểm soát.
Như vậy, nếu TTKT thuộc diện phải thông báo thì thủ tục xem xét TTKT bao gồm các bước:
- Bước 1: Thông báo TTKT: Các doanh nghiệp TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì thay mặt hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ qua...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top