zenki282

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam





MỤC LỤC

 

Tên đề mục Trang

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 4

I. Lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông thôn 4

1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nông thôn 4

2. Vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế đất nước 5

II. Nhà nước và vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế nông thôn 6

1. Vai trò của nhà nước 6

2. Vai trò của chính phủ 7

3. Các biện pháp hỗ trợ trong nước 8

3.1. Xử lý mối quan hệ giữa gía đầu vào và giá tiêu thụ nông sản 8

3.2. Trợ giá nông sản 10

4. Chính sách bảo hộ nông nghiệp 11

4.1. Bảo hộ bằng thuế quan 11

4.2. Bảo hộ bằng phi thuế quan 11

III. Các giai đoạn chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

 KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM 13

I. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam 13

II. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 16

1. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông lâm thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn 16

2. Chuyển cơ cấu sử dụng đất 16

3. Chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn 17

4. Phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn 17

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 17

6. Một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn 18

6.1. Chính sách ruộng đất 18

6.2. Chính sách thuế sử dụng đất 19

6.3. Chính sách đầu tư 19

6.4. Chính sách phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn 19

7. Hội nhập quốc tế 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


này không quá 10% như ở Mỹ chỉ chiếm 3%. Về sản phẩm, giá trị sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển thường chiếm từ 30-60%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này thường dưới 10%. Sự biến động này chịu sự tác động của quy luật tiêu dùng sản phẩm và quy luật tăng năng suất lao động.
2. Vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế đất nước
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực nông nghiệp cũng có thế là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao và vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp. ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hoả), thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu về sẽ được dùng để nhập máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Nếu Nhà nước có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và thu nhập được phân phối công bằng thì thị trường nông thôn ngày càng có nhu cầu mở rộng về sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, nếu có thị trường rộng lớn ở nông thôn thì công nghiệp có thể tiếp tục phát triển sau khi đã bão hoà nhu cầu của thành thị về các sản phẩm công nghiệp.
Tóm lại, ở hầu hết các nước đang phát triển sẽ không có sự phát triển quốc gia, nếu không có sự phát triển nông thôn. Những vấn đề cốt lõi của đói nghèo, bất công tăng lên, dân số gia tăng nhanh chóng và thất nghiệp ngày càng tăng lên đều có nguồn gốc ở sự trì trệ và thụt lùi của hoạt động kinh tế ở các vung nông thôn so với thành thị. Do vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
II. Nhà nước và vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế nông thôn
1. Vai trò của nhà nước
Chúng ta phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao. Muốn vậy, đi đôi với phát triển sản xuất, phải mở rộng thị trường. Việc hình thành và phát triển các yếu tố thị trường như thị trường nông sản phẩm, thị trường đất đai, vật tư, vốn, sức lao động, khoa học và công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,… ở nông thôn là hết sức quan trọng.
Mở rộng tự do cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong nông thôn, cũng như giữa nông thôn với đô thị, trong nước và ngoài nước. Người sản xuất có thể mua bán những thứ cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng theo giá cả thị trường, tránh tình trạng bị ép cấp, ép giá.
Tham gia vào thị trường có nhiều thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể, cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phát huy đầy đủ mọi tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các thành phần kinh tế là động lực rất quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn. Việc quan tâm đầy đủ lợi ích của hàng triệu nông hộ, các trang trại, hàng nghìn hợp tác xã và hàng vạn tổ kinh tế hợp tác đa dạng là hết sức quan trọng đối với phát triển nông thôn. Trong cơ chế thị trường đó các thành phần kinh tế hợp tác liên kết, liên doanh một cách đa dạng về hình thức quy mô và trình độ khác nhau.
Cơ chế thị trường đòi hỏi phải chấp nhận không chỉ hợp tác với nhau, mà còn có sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế, chấp nhận những cơ may và rủi ro theo quy luật cung cầu và giá cả của thị trường. Mặt khác phải có sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường để đảm bảo cho sản xuất và đời sống ở nông thôn hoạt động bình thường. Dựa vào hệ thống quy hoạch, kế hoạch định hướng, dựa vào các công cụ quản lý như kế hoạch: tài chính, tín dụng, ngân hàng, thuế, bảo hiểm và các biện pháp kinh tế, tổ chức hành chính, pháp luật. Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng và có hiệu quả. Nhà nước có chính sách xoá đói giảm nghèo, nhưng cũng khuyến khích các hộ tiến lên khá và làm giàu. Nhà nước có các chính sách khuyến khích sản xuất đồng thời có chính sách tiêu thụ sản phẩm kịp thời với giá cả hợp lý, có chính sách đối với những vùng khó khăn và thuận lợi, đối với những năm được mùa và những năm mất mùa, đồng thời có chính sách điều chỉnh thích hợp khi các quan hệ cung cầu và giá cả thay đổi ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
2. Vai trò của chính phủ
Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng và kỹ năng của người nông dân trong việc nâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà thông qua thay mặt là Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Trong nền nông nghiệp truyền thống người nông dân không muốn và cũng không có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định sự chuyển động của nông nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kỹ thuật (giống mới, biện pháp canh tác mới …) và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ gia đình là chủ yếu. Do đó họ không có khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng. Để giúp họ đầu tư theo mô hình lớn như: hệ thống điện, đường xá, thủy lợi …Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao do hoạt động sản xuất của nó phụ thuộc nhiều vào ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top