Download miễn phí Luận văn Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị tại thành phố Hà Nội





- Việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp Giấy chứng nhận tại các quận, huyện như giảm bớt thành viên hội đồng xét duyệt, đơn giản hoá cách phân loại hồ sơ tại cấp phường, giảm bớt công tác xét duyệt cấp quận (chỉ xét những trường hợp vướng mắc). nhờ đó số lượng hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận đã tăng nhanh và chất lượng cũng được nâng cao hơn.

- Sở Địa chính – Nhà đất đã kịp thời tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cấp giấy chứng nhận và đề xuất trình UBND Thành phố các biện pháp tháo gỡ kịp thời nhiều vấn đề như vấn đề chia tách thửa, vấn đề nhà ngoài đê, chỉ giới bảo vệ sông Nhuệ đã tạo điều kiện giải toả nhiều hồ sơ tồn đọng tại các phòng Đại chính – Nhà đất quận, huyện.

- Công tác viết giấy chứng nhận đã được cải tiến, trang bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở hỗ trợ công tác viết giấy chứng nhận nên đã kịp thời đáp ứng tiến độ thụ lý hồ sơ của toàn Thành phố.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành phố lớn nằm hai bên bờ sông Hồng trên vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế rất đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta. Về mặt hành chính, Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương với bốn quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa ) với diện tích là 40 km² ( chiếm 4,4% diện tích toàn thành phố ) gồm 83 phường và 5 huyện ngoại thành với diện tích là 873,8 km² ( chiếm 95,6% diện tích toàn thành phố ) gồm 129 xã và 10 thị trấn ( Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm...). Ngoài ra còn có thêm 3 quận mới thành lập là quận Thanh Xuân và quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy. Với diện tích trên, Hà Nội là một thị trường đầy hứa hẹn về đất đai và nhà ở. Mặt khác, do Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng , chỉ có ít khu vực đồi, núi ở phía bắc và tây bắc huyện Sóc Sơn nên đất đai bằng phẳng, ít phức tạp, có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp và xây dựng . Đây cũng là một ưu thế của thị trường nhà - đất Hà Nội .
Hà Nội có nhiều đầm, hồ tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tưới tiêu nước. Do yêu cầu của đô thị hoá, nhiều ao hồ đã được san lấp để lấy đất xây dựng nên diện tích đất ngày càng tăng lên .
Hà Nội có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, phù sa ngoài đê , đất bạc màu và đất đồi núi. Phần lớn đất đai Hà Nội thuộc nhóm đất phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp các huyện, chiếm hầu hết diện tích đất của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ, tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp. Nhóm đất đồi núi tập trung chủ yếu ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi, sạn, cùng kiệt dinh dưỡng. Hà Nội là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị và nổi tiếng cho cả nước. Đáng chú ý là ở các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống (thịt, cá, trứng, sữa ) phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần cho xuất khẩu.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên :
Hà Nội là thành phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, biểu hiện :
+ Có vị trí, địa thế thuận lợi ở trung tâm Bắc Bộ. Có sông Hồng, một trong hai con sông lớn nhất của đất nước chảy qua, tạo cho Hà Nội gắn bó một cách tự nhiên , thuận tiện với mọi miền của đất nước và các nước xung quanh.
+ Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa dồi dào lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa quả .
+ Có nguồn tài nguyên phong phú như thủy sản, nước ngầm và nông sản quý. Bên cạnh đó, về mặt tự nhiên Hà Nội cũng có một số điểm không thuận lợi như thiên tai thường hay xảy ra do những biến động thất thường của thời tiết ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất (bão lụt, hạn hán, sâu bệnh ...) hay những tác hại do con người gây ra đối với các điều kiện tự nhiên và môi trường sống như việc đốt phá rừng, canh tác không hợp lý làm xói mòn đất đai, gây ô nhiễm cho đất, cho nguồn nước ngầm và không khí . ở một số nơi , mức độ ô nhiễm đã lên đến mức báo động. Vì thế, bên cạnh việc khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc chủ động phòng chống thiên tai, cải tạo và bảo vệ môi trường đã trở nên vô cùng cấp thiết và cấp bách.
2. Điều kiện kinh tế.
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước. Nền kinh tế của thành phố phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhất là về vị trí thủ đô của Hà Nội. Trong cơ cấu nghành kinh tế, nổi lên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ với nhiều sản phẩm truyền thống, có chất lượng cao. Hà Nội là trung tâm kinh tế đứng thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy tập trung rất nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máy nên diện tích đất đai, nhà ở của dân cư có phần bị thu hẹp . Mặt khác, do kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao nên nhu cầu về đất đai, nhà ở có cơ cấu riêng biệt so với các vùng khác. Chẳng hạn như các gia đình có đời sống cao, có tiềm lực kinh tế thì họ muốn có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, rộng rãi hay họ muốn có một căn nhà ngoại ô để về nghỉ cuối tuần ...Do đó , điều kiện kinh tế cũng đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển của nhà ở đô thị .
3. Điều kiện xã hội.
Một đặc điểm nổi bật của điều kiện xã hội là dân số. Như ở trên đã nói, Hà Nội bao gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích 922,8 km2, dân số của thành phố đến tính cuối năm 2001 là gần 4.658.000 người, trong đó dân số nội thành chiếm 57.6%, dân số ngoại thành là chiếm 42.4% tổng số dân của Hà Nội. Hiện nay Hà Nội chiếm 3% dân số của cả nước và đứng thứ 9 về mặt dân số theo đơn vị lãnh thổ hành chính. Như vậy, dân số Hà Nội khá lớn đã làm cho nhu cầu về đất đai và nhà ở tăng lên. Mật độ dân số của thành phố là 2360 người/km2. Mật độ dân số nội thành là 24.588 người/km2 ,ngoại thành là 1.298 người/km2. Mật độ này cao gấp 12 lần so với mật độ trung bình trong cả nước. Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên tương ứng với tỉ lệ tăng dân số hàng năm . Ngoài ra còn do tác động quá trình đô thị hoá, dân cư nông thôn đổ ra thành thị ngày càng nhiều làm cho dân số Hà Nội tăng lên một cách nhanh chóng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái (rác, nước thải, nước sạch, nhà ở ...)
II. Thực trạng về công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của thành phố Hà Nội.
Khái quát chung về công tác cấp GCN của thành phố Hà Nội.
Để thực hiện việc quản lý và sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả đúng qui định của pháp luật thì việc tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một nội dung rất quan trọng.
Để thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Chính Phủ đã ra Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 và Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính Phủ về xác lập quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại đô thị là mội nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách của nhà nước về nhà ở, đất ở một cách chặt chẽ, chính xác và có hiệu quả, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tổ chức kinh tế-xã hội, và các cá nhân sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kê khai đ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top