Download miễn phí Đề tài Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay





Hiện nay, việc thẩm định và tổ chức chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động được căn cứ vào chứng từ C03-BH, C04-BH. Đối với những đơn vị sử dụng lao động đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đã có mã số thu BHXH, khi phát sinh chứng từ cập nhật vào máy, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát ngày nghỉ được thuận lợi. Riêng những đơn vị sử dụng lao động làm thủ công hoàn thành bằng tay thì việc theo dõi, kiểm tra là rất khó khăn. Bên cạnh đó, những đơn vị đóng BHXH đều đặn, việc thẩm định chứng từ thanh toán theo niên độ kế toán thì công tác theo dõi quản lý ngày nghỉ thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài, chứng từ phát sinh cách đây 1, 2, 3 năm, thậm chí có đơn vị truy thu 4, 5 năm mới thanh toán chế độ thai sản nên đã gây không ít khó khăn trong khâu quản lý. Để gắn trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động với người lao động và cơ quan BHXH, đề nghị khi thanh toán trợ cấp thai sản chỉ thanh toán theo niên độ kế toán, còn những thời điểm trước do đơn vị chậm đóng BHXH đơn vị phải chịu trách nhiệm với người lao động có như vậy thì việc chi trả trợ cấp ngắn hạn này mới mang đúng nghĩa là BHXH trả thay lương.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


2 ngày với mức trợ cấp bằng 100% thu nhập.
3
Pháp
Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập ròng. Thời gian nhận trợ cấp là 6 tuần trước khi sinh và 10 tuần sau khi sinh đối với đứa con thứ nhất và thứ hai. Đối với đứa con thứ ba được nghỉ 8 tuần trước khi sinh và 18 tuần sau khi sinh. Trường hợp song thai, người mẹ được nghỉ 12 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh. Nếu thai ba, người mẹ được nghỉ 24 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh.
4
Đức
100% thu nhập ròng. Thời gian nhận trợ cấp là 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh.
Đối với những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp như trên thì nhân trợ cấp một lần bằng 150 DM cho một lần sinh.
5
Nhật Bản
Mức trợ cấp bằng 60% mức lương bình quân ngày trong 42 ngày trước khi sinh (98 ngày trong những trường hợp đa thai) và 56 ngày sau khi sinh.
6
Mêhicô
Mức trợ cấp bằng 100% mức lương bình quân. Thời gian nhận trợ cấp là 42 ngày trước khi sinh và 42 ngày sau khi sinh (nếu sau khi sinh 42 ngày mà người mẹ không thể trở lại làm việc bình thường được thì họ sẽ được nhận trợ cấp ốm đau).
7
Balan
Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập. Thời gian nhận trợ cấp thai sản là 16 tuần đối với lần sinh thứ nhất, 18 tuần đối với lần sinh thứ hai trở đi và 26 tuần đối với những trường hợp sinh đôi, sinh ba trở lên.
8
Nga
Mức trợ cấp bằng 100% thu nhập trong thời gian từ 10 – 12 tuần trước khi sinh và 10 – 16 tuần sau khi sinh. Những người nghỉ việc để trông con dưới 18 tháng tuổi được nhận mức trợ cấp hàng tháng bằng 200% mức lương tối thiểu.
9
Nam Phi
Mức trợ cấp bằng 45% thu nhập tuần trong thời gian 18 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh.
10
Thái Lan
Mức trợ cấp bằng 50% lương trước khi nghỉ trong vòng 90 ngày cho một lần sinh. Chỉ thực hiện trợ cấp cho những người lao động nữ có tham gia bảo hiểm.
Thực hiện trợ cấp một lần là 4 000 bạt cho một lần sinh.
Nguồn: Bảo đảm xã hội của các nước trên thế giới - Xuất bản năm 1999
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN CỦA CƠ QUAN BHXH VIỆT NAM
I/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
1. Trước năm 1995
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng hưởng, điều hiện để được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH còn được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, điều lệ …
Như vậy, thực hiện BHXH là trực tiếp thực hiện các chế độ và qua đó, chính sách BHXH mới được thực hiện. Khi xem xét BHXH của một nước người ta thường chú ý xem xét thiết chế về BHXH chứ không phải là các chính sách BHXH. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hết sức phong phú nên các thiết chế về BHXH dù chi tiết đến đâu cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết cụ thể. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH thường phải nắm vững những vấn đề cốt lõi của chính sách BHXH thì mới có thể vận dụng thực hiện các chế độ một cách đúng đắn và nhất quán.
Ở nước ta, Đảng và Chính phủ luôn xác định chính sách BHXH là chính sách có tính chất nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH. Ngay từ khi thành lập (năm 1929), trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) đã nêu: “Tổ chức tất cả vô sản giai cấp và công hội thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền; giúp đỡ thợ thuyền thất nghiệp…”. Sau đó, tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1941, Đảng ta đã ra Nghị quyết sẽ đặt ra Luật BHXH khi thiết lập được chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng cho người già. Chính sách BHXH ở Việt Nam đã hình thành từ những năm đầu thành lập nước được thể hiện qua việc ban hành một số Sắc lệnh:
- Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế cùng kiệt nàn và lạc hậu, nhưng ngày 03/11/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký Sắc lệnh số 54/SL, ngày 14/6/1946 ký Sắc lệnh số 105/SL ấn định những điều kiện cho công chức về hưu.
- Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 quy định về “hưu bổng thương tật” và “tiền tuất cho thân nhân tử sĩ” đối với những quân nhân thuộc các ngành quân đội quốc gia Việt Nam”.
- Sắc lệnh số 29/SL ban hành ngày 12/3/1947, trong đó quy định vể “phụ cấp gia đình”, “phụ cấp thâm niên”, “lệ nghỉ của đàn bà đẻ và cho con bú”, chế độ ốm đau, tai nạn lao động đối với công nhân Việt Nam.
- Sắc lệnh số 76/SL ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1950, trong đó có quy định một số chế độ trợ cấp BHXH đối với công chức Nhà nước.
- Sắc lệnh số 77/SL ban hành ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định chế độ trợ cấp đối với công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.
Tại Sắc lệnh số 29/SL đã dành hẳn một tiết để quy định về chế độ thai sản. Theo quy định tại tiết này, người phụ nữ nghỉ thai sản được nhận trợ cấp trong thời hạn 8 tuần với mức trợ cấp bằng 5% tiền công kể cả phụ cấp và đựoc nghỉ 30 phút trong giờ làm buổi sáng và 30 phút trong giờ làm buổi chiều để cho con bú trong thời hạn 1 năm kể từ ngày sinh.
Điều 30 Sắc lệnh số 77/SL có quy định người lao động nữ trong thời kỳ thai sản được nghỉ 2 tháng, một tháng trước khi sinh và một tháng sau khi sinh với mức hưởng nguyên lương và phụ cấp. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày sinh, người phụ nữ được phép nghỉ 1 tiếng cho con bú.
Những quy định trên có nội dung và nguyên tắc về BHXH, nhưng do hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh, nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc thực hiện quyền lợi bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ thai sản nói riêng đối với người lao động trong giai đoạn này chưa đầy đủ và toàn diện, quỹ BHXH chưa được hình thành. Tuy nhiên những chế độ trợ cấp mang tính bảo hiểm xã hội trong giai đoạn đầu thành lập nước đã giải quyết được một phần những khó khăn trong đời sống của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ và làm cho mọi người an tâm, phấn khởi đẩy mạnh công tác.
Nhằm mục đích phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc, đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức Nhà nước với số lượng ngày càng tăng lên và thực hiện Hiến pháp năm 1959, ngày 27 tháng 12 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 218/CP kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước và ngày 30/10/1964, ký Nghị định số 161/CP, ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hay chết; đối với...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top