ph_ht

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam





Trong lĩnh vực nông nghiệp, các cách canh tác tiên tiến chậm được áp dụng, năng suất cây trồng vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chi phí sản xuất còn lớn. Do đó giá trị gia tăng chưa tương xứng.

Chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước còn ở mức cao. Giá thành một số sản phẩm còn cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của của các nước trong khu vực, giá trị gia tăng của nghành công nghiệp chưa tương ứng với tốc độ tăng của giá trị sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp; chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ chưa cao; phí dịch vụ còn nhiều bất hợp lý, nhìn chung là cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


áp lệnh, tính chất phân bổ trực tiếp, khống chế cụ thể vẫn tồn tại. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, dung lượng các vấn đề trên sẽ giảm dần trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam. Đó cũng chính là yêu cầu đổi mới của công tác kế hoạch hoá.
Thành công và hạn chế trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam
Kế hoạch hoá tập trung, bao cấp
Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1955 cho đến năm 1980, Việt Nam áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung theo mô hình của Liên Xô với các đặc điểm đặc trưng:
Kế hoạch hoá phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo cách “giao-nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế kế hoạch hoá mang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành, từng lãnh thổ.
Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế sau hoà bình năm 1954, thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ thắng lợi năm 1975.
Tuy nhiên, sau năm 1975, tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Chính sách thực hiện kế hoạch hoá tập trung không còn phát huy tác dụng mà ngược lại, nó kìm hãm sự phát triển của đất nước, tạo ra cơ chế cấp phát, quan liêu, bao cấp, cơ chế kinh tế không huy động các nguồn lực trong nền kinh tế vào sản xuất, các đơn vị kinh tế quốc doanh trông chờ, ỷ lại và nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Lạm phát tăng cao, đời sống xã hội khó khăn, chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đã nảy sinh những dấu hiệu đổi mới công tác kê hoạch hoá vào những năm đầu thập niên 80.
Kế hoạch hoá trong thời kỳ đổi mới
Tình hình kinh tế-xã hội nước ta trong các năm qua tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được tăng cường, đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, sự nghiệp văn hoá, giáo dục và y tế thu được những thành tựu mới. Tuy nhiên, nếu so với những mục tiêu Đại hội IX định hướng cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 thì một số chỉ tiêu còn đạt mức thấp và nhiệm vụ dồn lại cho 2 năm 2004-2005 là rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm 2001-2003 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân mỗi năm mới đạt 7,06% và kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 10,4% mỗi năm. Để hai chỉ tiêu này thực hiện được mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 là tăng bình quân mỗi năm 7,5% và 16% thì 2 năm 2004-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước phải tăng 8,17% và kim ngạch xuất khẩu phải tăng 24,9%. Trong những năm 1992-1997 tổng sản phẩm trong nước của nước ta đã từng đạt tốc độ tăng bình quân mỗi năm 8,77% và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng bình quân 28% mỗi năm, nhưng sau nhiều năm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao thì quy mô của nền kinh tế và theo đó là lượng tuyệt đối của 1% tăng lên đã lớn hơn nhiều so với những năm trước đây nên việc phấn đấu thực hiện được các tốc độ tăng trưởng nêu trên là rất khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có nỗ lực vượt bậc thì mới có thể hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 mà Đại hội Đảng IX đã đề ra.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU 3 NĂM 2001-2003
Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
Thực hiện 3 năm 2001-2003 (%)
2001
2002
2003
BQ 3 năm
1. Tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%
6,9
7,0
7,2
7,1
2. Tốc độ tăng GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản BQ năm đạt 4,8%
4,7
6,5
4,7
5,3
3. Tốc độ tăng GTSX công nghiệp bình quân mỗi năm đạt 13,0%
14,6
14,8
15,8
15,0
4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt 16,0%
3,8
11,2
16,7
10,4
5. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP
34,0
33,3
35,6
34,7
6. Tỷ lệ hộ cùng kiệt đến năm 2005 còn 10,0%
16,1
14,5
12,0
7. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 còn 22-25%
31,9
30,1
28,0
8. Tỷ lệ học sinh THCS đi học trong độ tuổi vào năm 2005 đạt 80,0%
76,5
78,1
9. Tỷ lệ học sinh THPT đi học trong độ tuổi vào năm 2005 đạt 45,0%
35,2
37,9
10. Giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm 0,05%
0,06
0,04
0,04
11. Tốc độ tăng dân số đến năm 2005 còn 1,2%
1,4
1,3
1,3
Nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch của Việt Nam
Những nguyên nhân do công tác lập kế hoạch
Sự thiếu tập trung dân chủ trong lập kế hoạch phát triển
Việc tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác lập kế hoạch phát triển chưa được để cao, do đó đã:
Làm giảm khả năng hiểu biết của các nhà kế hoạch, của chính phủ đối với khu vực tư nhân như các thông tin chính xác về quy mô, cơ cấu, loại hình hoạt động và đầu tư của khu vực tư nhân; các tâm tư, nguyện vọng, thế mạnh và điểm yếu của khu vực này, do đó, các bản kế hoạch không tạo ra được những hỗ trợ kịp thời cho khu vực tư nhân khi thực thi các kế hoạch phát triển.
Sự vắng mặt của khu vực tư nhân trong lập kế hoạch phát triển của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tạo ra sự thiếu hụt của lực lượng này trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các chiến lược phát triển ngành, địa phương cũng như quá trình sửa đổi các chính sách, chương trình của chính phủ, đưa đến một môi trường thuận lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường được tiến hành trong các điều kiện khá phức tạp, chính vì vậy nó đòi hỏi phải có những cơ chế hết sức năng động, linh hoạt và khôn khéo từ chính phủ đến cơ quan kế hoạch hoá quốc gia. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam cho thấy sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào công tác lập kế hoạch là một nhân tố tích cực tạo nên sự thành công cho công tác kế hoạch. Tạo sự nhất trí cao giữa chính phủ và các thành phần kinh tế, là cơ sở tốt để đem lại những dấu hiệu khởi sắc cho nền kinh tế trong nước cũng như tăng sức cạnh trang quốc tế.
2.1.4. Tính định lượng, mềm dẻo
Tính định lượng của kế hoạch phát triển thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. Nó là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ kế hoạch và được sử dụng để điều tiết hành vi vĩ mô của Chính phủ. Các chỉ tiêu tạo nên phần gốc, phần cơ bản trong kế hoạch phát triển quốc gia.
Các dự án đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta hiện nay đều có xu hướng giảm phần định lượng và tăng phần định tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, giảm phần định lượng không có nghĩa là là giảm tính chất và chức năng định lượng của các kế hoạch hoá phát triển mà là giảm số lượng các chỉ tiêu kế hoạch, giảm tỷ trọng các nội dung định lượng trong công tác kế hoạch hoá. Việc giảm phần định lượng phải được tiến hành theo quan điểm nâng cao tính địn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Phân tích các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu (qua các năm 1997-1999) Khoa học kỹ thuật 0
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Thiế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top