Download miễn phí Tiểu luận Phân tích diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh





 Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

 Theo Người, đối với Việt Nam không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết được vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phát triển phương Tây. Mà ngược lại, chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp.

 Ở Việt Nam, cùng với sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nội bộ dân tộc, nổi lên mâu thuẫn dân tộc và đấu tranh dân tộc giữa toàn dân tộc với chủ nghĩa thực dân đế quốc và bè lũ tay sai. Do đó, theo Người: Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước và đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với nông dân và trí thức là một chiến lược cách mạng, là lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhân tố cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của đường lối “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của cách mạng Việt Nam: một là, xây dựng một Đảng Cộng sản ngày càng vững mạnh và luôn giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách mạng; hai là, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng; ba là: sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới. Ba nhân tố trên tồn tại không biệt lập mà chúng luôn tác động thúc đẩy nhau tạo ra cơ sở vật chất và tinh thần, tạo động lực bảo đảm cho thắng lợi của “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi”.
Như vậy, trong tư tưởng, trong con người, trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trở thành động lực và mục tiêu của cách mạng. Suốt cuộc đời học tập, rèn luyện phấn đấu hoạt động cách mạng của Người là để đi đến mục tiêu ấy – “tui chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Lời nói này, ý chí này, tâm huyết này đã chứa đựng đầy đủ giá trị của tư tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
II.Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.Lịch sử và hiện tại gắn bó chặt chẽ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, tự lực tự cường là sự tiếp nối và phát triển truyền thống, ý chí đó của dân tộc Việt Nam.
Qua nghiên cứu lịch sử dân tộc, một trong những kết luận quan trọng nhất mà ngay từ năm 1922, khi đang bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở những người Việt Nam: “Giở sử đất nước ra mà xem, mi sẽ thấy lịch sử có biết bao tấm gương dũng cảm, chí khí và tự tôn”.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, những tấm gương đạo đức, dũng cảm, chí khí, tự tôn của dân tộc ta đời nào cũng có. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong thư Người gửi các chiến sỹ cảm tử Thủ đô ngày 27-1-1947. Hồ Chí Minh viết: “Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em”. Đến lượt mình, việc làm đó của các chiến sỹ cảm tử Thủ đô nhất định sẽ là tấm gương sáng “truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”.
Việc nghiên cứu kỹ lịch sử dân tộc, cũng như quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống xâm lược đã cung cấp những tư liệu cần thiết để Hồ Chí Minh đi đến kết luận “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã tự cường tự lập” và khẳng định ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường của dân tộc ta là một giá trị truyền thống quý và hiếm.
2. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó thể hiện trong đấu tranh giành chính quyền, trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chế độ mới.
Đối với một nước bị biến thành thuộc địa thì mục tiêu trên hết và trước hết của cả dân tộc là độc lập, giành chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, tự lực tự cường thể hiện đặc biệt rõ nét trong đấu tranh giành chính quyền. Hồ Chí Minh thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong việc làm phong phú kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề này.
Đối với Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, việc bắt gặp văn kiện Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa ví như người đi đường đang khát gặp được nước uống. Hồ Chí Minh không chỉ nhìn thấy mối liên hệ khăng khít giữa cách mạng thuộc địa và chính quốc qua hình ảnh sinh động “con đỉa con voi”, “con chim hai cánh” mà điều quan trọng là từ rất sớm, ngay từ những năm 20, Người đã đoán cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp.
Khi khẳng định tính chủ động lịch sử của các dân tộc thuộc địa trong việc lật đổ chủ nghĩa thực dân để tự giải phóng mình, Hồ Chí Minh xuất phát từ một quan niệm của Mác. Câu đầu tiên trong Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế, năm 1864, Mác viết: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân làm lấy”. Hơn 60 năm sau, câu nói trên của Mác được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng vào việc kêu gọi các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh để tự giải phóng. Hồ Chí Minh viết trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa: “Vận dụng công thức nêu trên của Các Mác chúng tui xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng nỗ lực bản thân anh em”.
Được dẫn dắt bởi những quan niệm lý luận đúng đắn, qua hoạt động thực tiễn ở hàng chục nước, tháng 5-1921, Hồ Chí Minh viết: “Ngày mà hàng trăm nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của vài tên thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng lớn và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện sống còn của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng”. Đối với Hồ Chí Minh, điều quan trọng là phải chỉ ra một cách cụ thể hơn để mọi người Việt Nam hiểu rằng không thể thụ động ngồi chờ đến lúc cách mạng Pháp thành công mà cần chủ động để “Việt Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”.
Với tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường “khó dễ cũng tại mình”, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị những nhân tố bên trong, nhân tố nội sinh của cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1945, khi tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Hồ Chí Minh kêu gọi: giờ quyết định vận mệnh dân tộc đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, mang sức ta mà giải phóng cho ta. Cả dân tộc Việt Nam đã vùng dậy giành chính quyền theo lời hiệu triệu của Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Năm 1955, Hồ Chí Minh nhận định rằng, trong cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong điều kiện “chúng ta hầu như cô đơn”.
Chưa tròn một tháng sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tiếng súng chống xâm lược đã vang lên ở Nam bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, tự lực tự cường tiếp tục chỉ đạo quá trình chống xâm lược. Bốn ngày sau khi toàn quốc kháng chiến, ngày 23/12/1946, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta ph...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Phân tích các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu (qua các năm 1997-1999) Khoa học kỹ thuật 0
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Thiế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top