be_bie

New Member

Download miễn phí Đề tài Những vấn đề về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam





Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm, hay cung cấp, lao vụ cho khách hàng được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ.

Các nghiệp vụ cần hạch toán ở giai đoạn này là suất thành phẩm để bán và thanh toán vơi người mua, tính chính xác các khoản doanh thu bán hàng trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi- lỗ về tiêu thụ sản phẩm.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ì hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm thành phẩm.
- Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm thành phẩm. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng thành phẩm xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho.
VD: Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 3000 TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP , giá thự ctế nhập kho: 1100đ/TP kế toán n/đ đơn vị bình quân cỷa 1TP x là:
(3000 x 1000 + 2000 x 1100)
= 1040đ/TP
(3000 + 2000)
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Kế toán x/đ giá thực tế 4000TP x là: 4000 x 1040 = 4.160.000đ
Giá trị TP x tồn kho:
3000 x 1000 + 2000 x 1100 - 4160.000 = 1.040.000đ
Ngày 5/1, doanh nghiệp nhập kho TP x: 3000TP, đơn giá 1080đ/TP
Kế toán x/đ đơn giá bình quân.
(1.040.000 + 3000 x 1080)
= 1070đ/TP
(1000 + 3000)
Ngày 6/1, doanh nghiệp xuất kho 2000TP x, giá thực tế xuất kho là
1.080 x 2000 = 2.160.000đ
Phương pháp này cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm thành phẩm. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít doanh điểm thành phẩm và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước:
Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng thành phẩm tồn kho cuối kì trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng thành phẩm xuất kho trong kì để kế toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho theo từng danh điểm.
Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả thành phẩm. Trường hợp giá cả thị trường thành phẩm có sự biến động lớn thì việc tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).
- Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kì.
Với các phương pháp trên, để tính được giá thực tế thành phẩm xuất kho đòi hỏi kế toán phải xác định được lượng thành phẩm xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên, trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho.
Trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng thành phẩm tồn kho cuối kì trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của thành phẩm xuất kho trong kì.
Giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì
=
Số lượng tồn kho cuối kì
x
Đơn giá thành phẩm nhập kho lần mới
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
=
Giá thực tế thành phẩm nhập kho
+
Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì
-
Giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kì
- Phương pháp giá hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, giá cả thường xuyên biến động nghiệp vụ nhập - xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hay giá mua thành phẩm ở một thời điểm nào đó hay giá thành phẩm bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập, xuất. Thành phẩm hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của thành phẩm xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.
Hệ số giá thành phẩm
=
Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kì + Giá thực tế
thành phẩm nhập kho trong kì
Giá hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kì + giá hạch toán thành phẩm nhập kho trong kì
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
=
Hệ số giá
thành phẩm
x
Giá hạch toán thành phẩm xuất kho
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về thành phẩm trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm thành phẩm, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
(VD: phương pháp nhập trước - xuất trước)
Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 3000TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP, giá thực tế nhập kho 1.100đ/TP
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Giá thực tế 4000TP x xuất kho ngày 4/1 theo phương pháp nhập trước - xuất trước là: 3000 x 1000 + 1000 x 1100 = 4.100.000đ
(VD: phương pháp nhập sau - xuất trước)
Ngày 1/1 tồn kho thành phẩm x của doanh nghiệp là 300TP, đơn giá 1000đ/TP
Ngày 3/1 nhập kho thành phẩm x là 2000TP, giá thực tế nhập kho 1.100đ/TP
Ngày 4/1 xuất kho thành phẩm x: 4000TP
Giá thực tế 4000TP x xuất kho ngày 4/1 theo phương pháp nhập sau - xuất trước là: 2000 x 1100 + 2000 x 1000 = 4.200.000đ.
3. Hạch toán thành phẩm:
TK sử dụng hạch toán: * TK 155 "Thành phẩm"
Bên nợ:
+ Giá thực tế của thành phẩm nhập kho
+ Giá thực tế của thành phẩm thừa trong kiểm kê
+ Giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kì
(Phương pháp kiểm kê định kì)
Bên có:
+ Giá thực tế của thành phẩm xuất kho
+ Giá thực tế của thành phẩm thiếu hụt trong kiểm kê
+ Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kì
(Phương pháp kiểm kê định kì)
Dư nợ: Phản ánh giá thjưc tế của thành phẩm tồn kho đầu kì hay cuối kì.
* TK 632 "Giá vốn hàng hóa" (phương pháp kiểm kê định kì)
Bên nợ: + Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kì
(Giá thành sản xuất thực tế)
+ Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm nhập trong kì
Bên có: + Kết chuyển giá thực tế của thành phẩm tồn cuối kì
+ Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kì sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kì
Cuối kì không có số dư.
a) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp thành phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên).
TK154
TK155
TK154
TK157
Thành phẩm sản xuất xong hay thuê ngoài gia công xong nhập kho (giá thành sản xuất thực tế) (1)
Giá vốn của thành phẩm gửi bán, giao đại lý đã được coi là tiêu thụ bị trả lại mang về nhập kho (2)
Thành phẩm thừa trong kiểm kê chờ giải quyết (3)
Đánh giá tăng (số chênh lệch tăng) (4)
TK157, 632
TK3381
TK412
Xuất thành phẩm gửi bán giao đại lý
Xuất thành phẩm tiêu thụ trực tiếp
TK632
Xuất thành phẩm góp vốn tham gia liên doanh
(giá ghi sổ) Giá thực tế được đánh giá
TK412
Số chênh
lệch
Số chênh
lệch
TK1381
Thành phẩm thiếu hụt trong kiểm kê chờ
xử lý (7)
Đánh giá giảm (số chênh lệch) (8)
TK412
Tk 128,222
b) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp thành phẩm (theo phương pháp ki...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Những vấn đề tồn tại và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
W [Free] Quan hệ lao động tại Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương : Những vấn đề cần quan Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Đề án Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất những kiến nghị về định hướng tự do hoá l Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đề án Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay và những vấn đề đang đặt ra Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Những vấn đề chung về công nghiệp hoá-hiện đại hoá và công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn. Tài liệu chưa phân loại 0
X [Free] Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Những vấn đề lí luận chung về kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Những vấn đề lý luận về lạm phát Tài liệu chưa phân loại 0
X [Free] NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top