bi_86

New Member

Download miễn phí Đề án Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất những kiến nghị về định hướng tự do hoá lãi suất ở nước ta hiện nay





 Các chính trị gia, những người đi vay vốn nói chung, các doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những khoản vay với mức lãi suất thấp nhất có thể được(ta thấy điều này cũng khó có thể thoả mãn một cách tuyệt đối), trong khi đó các NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao(một điều dễ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu có lợi nhuận cao nhất).Từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh giữa người đi vay và người cho vay. Mỗi người đứng trên các quan điểm riêng của mình và có những cách đối xử khác nhau. Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bàn thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng, và người ta cũng không thể có bằng chứng có sức thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất do thị trường quyết định, tức là tự do hoá.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủa việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua hàng. Lãi suất làm việc tăng, chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã giả định trước làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm.Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ.
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu.
lãi suất có ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu của một quốc gia thông qua tỷ giá. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động.... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng.Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại.Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và ngược lại..
5. Lãi suất với lạm phát.
lãi suất và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát.
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Phần II
Thực trạng
lãi suất Việt Nam hiện nay.
I.Sơ lược việc điều hành, cải tiến lãi suất trong
Thời gian qua.
1.tháng 3- 1989 : chúng ta lấy mốc thời gian này vì đây là thời gian có những cải cách lớn trong hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp.
trước tháng 3 –1989 là thời kỳ điều hành theo cơ chế lãi suất âm. Điều này có nghĩa là:
Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát.
Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát.
Hệ thống lãi suất có nhiều tiêu cực.
Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho doanh nghiệp.
Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng. Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường.
b.Từ tháng 3-1989:
Do thời kì này có lạm phát cao nên ngân hàng nhà nước đã chủ động rút tiền về bang việc tăng lãi suất từ lãi suất âm thành lãi suất dương. Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về, kìm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, ngân hàng nhà nước đã nâng lãi suất huy động lên một lượng rất cao trong một thời gian ngắn (lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 109 % / năm, lãi suất tiết kiệm 3 tháng 144 %/ năm). Nhờ vậy mà ngân hàng nhà nước đã thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát. làm trùng lắp lợi ích của người gửi vốn và người vay vốn. Đưa hệ thống ngân hàng vào tinh thế bắt buộc phải hoạt động kinh doanh hiệu quả để tồn tại.song giai đoạn này lãi suất chưa được đổi mới triệt để. vẫn còn nhiều vướng mắc, phức tạp.như :đối với từng ngành kinh tế có mức lãi suất riêng. có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế về tỉ lệ lãi suất cho vay.
2. Từ 1/ 10/ 93:
thời gian này với sự ra đời của luật tín dụng ngân hàng.ngân hàng nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần( cho vay) vừa áp dụng lãi suất thoả thuận.
Trần: Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8% / tháng, kinh tế ngoài quốc doanh 2,1 % / tháng.
Thoả thuận: Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn là 0,1 %/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng.
Trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5 % tháng. Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất, hay đó là cơ chế cho vay với lãi suất “cứng” đi đôi với một biên độ dao động nhất định.
3.Chuyển từ lãi suất thoả thuận qua trần lãi suất.
a) Việc quy định trần lãi suất và khống chế mức chênh lệch 0, 35% thực chất là vừa quy định trần lãi suất, vừa quy định sàn lãi suất. Vì thế từ 1/ 1/ 96, ngân hàng nhà nước đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0,35 % thay cho việc điều hành theo lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận quy định trước đó .
Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau, nhu cầu vốn khác nhau, chi phí hoạt động khác nhau, nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau:
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn.
Trần lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn.
Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn.
Trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng đối với các thành viên.
Từ 21/1/1998 đến nay, Quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch0,35 % / tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa mức lãi suất cho vay của thành thị và nông thôn, NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3 trần lãi suất và không quy định mức chênh lệch 0,35 %/ tháng nữa:
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2 % tháng.
Trần lãi suất cho vay trung dài hạn 1,25 % tháng.
Trần lãi suất quỹ tín dụng cho vay thành viên 1,5 % tháng.
Việc quản lí lãi suất theo trần có ưu điểm sau:
Trong phạm vi trần, các tổ chức tín dụng được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể, linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh doanh , thực hiện chính sách khách hàng, tự chủ trong kinh doanh, thực hiện cạnh tranh l...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top