Raymund

New Member

Download miễn phí Đề án Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam





MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. 2

1. Các khái niệm: 2

2. Tính tất yếu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 4

2.1. Vai trò và ưu thế của kinh tế thị trường 4

2.2. Tính tất yếu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5

PHẦN II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 8

1. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 8

2. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12

2.1.tích cực 12

2.2. Tiêu cực. 13

2.3. Nguyên nhân những hạn chế 14

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 15

1. Quan điểm cơ bản trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 15

1.1. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 15

1.2. Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. 15

1.3. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực. 16

1.4. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 16

1.5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng- an ninh. 17

2. Giải pháp. 17

C. KẾT LUẬN . 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy chức năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm… Kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xe để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
2.2. Tính tất yếu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sau chiến tranh do nguồn viện trợ to lớn từ bên ngoài bị sút giảm đột ngột nên khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta vốn đã gay gắt nay càng gay gắt hơn. Đồng thời, hàng loạt thử thách làm bộc lộ đầy đủ những khuyết tật của mô hình cũ và hệ qủa của những bước đi nóng vội, chủ quan. Trong thực tiễn kinh tế hiện vật với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều tiêu cực: sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân sa sút, trong quản lý đã tỏ rõ sự bất lực. Trong nông nghiệp khoán trở thành phổ biến ở các địa phương. Trong công, thương nghiệp các nhà máy, xí nghiệp không thể bằng lòng với cơ chế cấp phát, giao nộp đã tự động “xé rào” do thiếu vật tư, nguyên liệu, vốn liếng, do công cụ quá cũ và lạc hậu. Sự lẳng lặng vi phạm các quy tắc, chuẩn mực lúc bấy giờ, là những phản ứng kinh tế xã hội phản ánh sự bất cập và sự bất lực của một cơ chế quản lý cứng nhắc. Những tìm tòi, thử nghiệm trong cuộc sống của đông đảo quần chúng là hiện tượng kinh tế mới lạ có sức thuyết phục giống như những giải pháp thực tế đích thực, cả tích cực lẫn tiêu cực để tồn tại.
Bên cạnh đó, kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều cách sản xuất, ở đó, hầu như các quan hệ kinh tế-xã hội đều thể hiện thông qua quan hệ hàng hoá-tiền tệ( mua, bán, thị trường, giá cả, cung, cầu, cạnh tranh…) Hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay đều có nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của nhà nước với mức độ và hình thức khác nhau. Sản xuất hàng hoá là nấc thang lịch sử tiến lên trên con đường xã hội mới có tiền đề nảy sinh và phát triển. Theo quy luật tự nhiên của lịch sử, phát triển kinh tế hàng hoá là giai đoạn tất yếu chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn. Nền kinh tế hàng hoá đó tuân theo các quy luật trở thành kinh tế thị trường. Hoàn cảnh trong nước và mặt ưu thế của kinh tế thị trường thì trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan bởi vì:
Về phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi, chẳng những không mất đi ; trái lại, ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính quốc tế. Nước ta đang tồn tại nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau và nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển. Sản phẩm hàng hoá đa dạng phong phú. Phân công lao động nước ta được tiến hành trong từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực thống nhất trong cả nước và không ngừng mở rộng phân công lao động quốc tế. Sự tác động của cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay càng làm cho quá trình phân công lao động xã hội phát triển mạnh mẽ, ngày càng thúc đẩy phân công lao động quốc tế.
Về hình thức sở hữu: trong xã hội tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định và chịu sự chi phối của quy luật kinh tế nhất định. Bao gồm kinh tế nhà nước; kinh tế cá thể , tiểu chủ; kinh tế hợp tác; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước. Các chủ thể kinh tế vừa độc lập, cạnh tranh, vừa hợp tác, cùng tồn tại. Ngay các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước cũng cần quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Mặc dù dựa trên chế độ sở hữu nhà nước, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn có sự tách biệt giữa quyền sở hữu của nhà nước và quyền sử dụng, quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế, giữa các chủ thể kinh tế vẫn có sự khác biệt về lợi ích kinh tế. Việc giải quyết các quan hệ kinh tế giữa chúng tốt nhất vẫn cần thông qua quan hệ hàng hoá- tiền tệ.
Về quan hệ với nước ngoài: trình độ xã hội hoá sản xuất đòi hỏi sản xuất hàng hoá, quan hệ hàng-tiền còn là một tất yếu kinh tế và càng cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước trên thế giới. Nước ta có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới cả nước xã hội chủ nghĩa và các nước phát triển. Nên nước ta rất có điều kiện giao lưu kinh tế với các nước, phát triển kinh tế của mình, hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH thời kỳ mà các thành phần kinh tế thuộc tư bản và xã hội chủ nghĩa cùng tồn tại, để tránh trệch hướng XHCN thì vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trọng. Do đó Đảng ta đã xác định muốn phát triển kinh tế phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tức là có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Phần II: thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Do hoàn cảnh nước ta: sau khi giành được độc lập đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Nên mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm khác nhau cơ bản:
Về chế độ sở hữu: cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước: trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuân khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh,…
Về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội: trong sự phát triển của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vấn đề công bằng xã h

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top