Foster

New Member

Download miễn phí Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO





MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO

I. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và xuất khẩu:

1. Lý luận chung về thương mại quốc tế và xuất khẩu:

1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối – Adam Smith (1723-1790):

1.1.1 Quan niệm lợi thế tuyệt đối:

1.1.2 Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng:

1.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh – David Ricardo (1772-1823):

1.2.1 Quan niệm về lợi thế so sánh:

1.2.2 Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng:

1.3 Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố (Mô hình H-O):

2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:

2.1 Các hình thức xuất khẩu:

2.1.1 Xuất khẩu trực tiếp:

2.1.2 Xuất khẩu uỷ thác:

2.1.3 Xuất khẩu tại chỗ:

2.1.4 Buôn bán đối lưu:

2.1.5 Tạm nhập tái xuất:

2.1.6 Gia công quốc tế:

2.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu:

2.2.1 Nhân tố sản xuất:

2.2.2 Nhân tố thị trường:

II. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội:

1. Phát huy lợi thế so sánh của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

2. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước:

3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:

4. Tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân:

5. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta:

III. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Những cam kết của Việt Nam đối với EU trong điều kiện gia nhập WTO:

2. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO

I. Vài nét về Liên minh châu Âu và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU:

1. Vài nét về Liên minh châu Âu:

2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU:

II. Tổng quan về thị trường EU:

2. Quy mô thị trường:

2.1 Dân số:

2.2 Nhu cầu tiêu dùng:

3. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng:

4. Kênh phân phối:

5. Chính sách thương mại:

5.1 Chính sách thương mại nội khối:

5.2 Chính sách ngoại thương:

5.2.1 Một số quy định hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:

5.2.2 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng:

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2001 - 2007:

1. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn từ năm 2001 đến thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006):

1.1 Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trước khi Việt Nam gia nhập WTO:

1.2 Những khó khăn ngành dệt may gặp phải trong giai đoạn này và nguyên nhân:

1.3 cách thâm nhập vào thị trường EU:

1.4 Cơ cấu các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

1.5 Cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU:

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: 50

2.1 Những kết quả đạt được và tồn tại của ngành dệt may trong năm 2007:

2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế trong những tháng đầu năm 2008:

3. Những ảnh hưởng bất lợi chung đến hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường EU:

3.1 Rào cản thuế và tiêu chuẩn kỹ thuật:

3.1.1 Chính sách thuế quan:

3.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật:

3.2 Cạnh tranh từ phía Trung Quốc:

3.3 Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

3.4 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO

I. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam:

1.1 Phát huy lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam:

1.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU:

2. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may:

2.1 Sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khi xuất khẩu vào EU:

2.2 Ảnh hưởng của xu thế tự do hoá thương mại:

II. Định hướng của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới:

1. Định hướng phát triển ngành dệt may của Việt Nam đến năm 2020

1.1 Quan điểm phát triển:

1.2 Định hướng phát triển:

1.3 Mục tiêu phát triển:

1.4 Quy hoạch phát triển:

2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU:

1. Giải pháp từ phía Chính Phủ:

1.1 Đàm phán với EU:

1.1.1 Duy trì tốt mối quan hệ về chính trị, kinh tế:

1.1.2 Tăng cường xúc tiến thương mại song phương với EU:

1.1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về hoạt động thương mại quốc tế:

1.2 Chính sách, cơ chế của Chính Phủ:

1.2.1 Chính sách tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất:

1.2.2 Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dệt may:

1.2.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế:

2. Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt may:

3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp dệt may:

3.1 Hạ giá thành sản phẩm:

3.2 Không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu cũng như uy tín của sản phẩm đối với khách hàng:

3.3 Nâng cao tay nghề cho công nhân, trình độ và khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế:

3.4 Đẩy mạnh đầu tư và thay thế máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu

4. Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để thành công trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU:

4.1 Xác định thị trường mục tiêu:

4.2 Khả năng thiết kế, quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội:

4.3 Chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất và nâng cao khả năng quản lý:

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uan hệ Việt Nam – EU và Chương trình hành động của Chính phủ đến 2015. Đây là các định hướng quan trọng định ra các giải pháp chung và riêng đối với tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế và thương mại và kinh tế và thương mại là nền tảng và là điều kiện vật chất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác có hiệu quả, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ký với EU hiệp định hợp tác mới sâu rộng hơn vào thời điểm thích hợp.
II. Tổng quan về thị trường EU:
2. Quy mô thị trường:
2.1 Dân số:
Về dân số, Đức là nước có dân số đông nhất trong các nước thành viên, dân số Đức năm 2006 là 82,4 triệu người sau đó là Anh, Italia và Pháp. Tổng dân số EU hiện nay khoảng 456 triệu người. Với một quy mô dân số tương đối lớn cùng với thu nhập cao, EU chắc chắn sẽ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nhà xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Bảng 8: Quy mô dân số một số nước thành viên EU năm 2006
(Đơn vị: triệu người)
TT
Quốc gia
Tổng dân số
1
Đức
82.4
2
Anh
60.5
3
Pháp
61.2
4
Italia
59
5
Tây Ban Nha
45.5
6
Hà Lan
16.4
7
Hy Lạp
11.1
8
Bỉ
10.5
9
Bồ Đào Nha
10.6
10
Thụy Điển
9.1
11
Áo
8.3
12
Đan Mạch
5.4
13
Phần Lan
5.3
Nguồn: www.gso.gov.vn
2.2 Nhu cầu tiêu dùng:
EU có nền thương mại lớn thứ 2 Thế giới, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 (sau Mỹ). Hàng năm EU nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên Thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng được gia tăng từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 2298 tỷ USD năm 2000 và 4600 tỷ USD năm 2006 trong đó 60% là nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên và 40% là nhập khẩu từ ngoài EU (khoảng 900 tỷ). Giá trị nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển là 534,12 tỷ, chiếm 11,8% trong tổng nhập khẩu năm 2006 của EU.
Có thể thấy cơ cấu nhập khẩu chung của EU trong những năm qua bao gồm: sản phẩm thô chiếm 29,74%, sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,19%, các sản phẩm khác chiếm 3,07% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nông sản chiếm 11,79%, khoáng sản chiếm 17,33%, máy móc chiếm khoảng 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8% .... Một số mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu cao và cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế là: giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản rau quả, thủ công mỹ nghệ và cao su tự nhiên.
3. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng:
EU là một thị trường thống nhất trong đó hàng hoá được tự do lưu thông giữa 27 nước thành viên tuy vậy EU lại được tạo bởi 27 quốc gia có những phong tục, tập quán, đặc điểm văn hoá xã hội và tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp Pháp chủ yếu quan tâm đến giá cả và họ thích gắn mác lên hàng hoá theo kiểu Pháp; doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalo trong khi các doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo những luật lệ một cách chính xác. Tuy nhiên, thị trường EU cũng có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất, ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn như: thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm độc môi trường; hàng may mặc và giày dép có chất lượng và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất, mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho giày da đang thịnh hành.
Bên cạnh đó, mức sống của người dân châu Âu tương đối cao nên vấn đề được họ chú ý là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Họ sẵn sàng chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu về thị hiếu và chất lượng theo ý họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển ở châu Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình, phù hợp với người dân có mức sống trung bình (chiếm khoảng 65 - 70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (chiếm khoảng 10% dân số). Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng lâu bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít, nhưng chất liệu có nguồn gốc tự nhiên như: dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi tổng hợp, đồ gỗ chứ không phải đồ nhựa …
4. Kênh phân phối:
Có thể thấy hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ; tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập … Trong đó, hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Ngược lại, đối với kênh phân phối không theo tập đoàn thì các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này không những cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình mà còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Và đặc biệt, rất ít trường hợp các siêu thị lớn hay các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dù giá hàng có rẻ hơn nhiều, vì uy tín kinh doanh với khách hàng được họ đặt lên hàng đầu mà muốn giữ được điều này thì hàng phải đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp ổn định. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các quy định của luật kinh tế. Vì vậy mà các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian giao hàng.
5. Chính sách thương mại:
5.1 Chính sách thương mại nội khối:
Chính sách thương mại nội khối của EU chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới quốc gia để tự do lưu thông hàng hóa, vốn và lao động, điều hòa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Các nước thuộc EU đã thoả thuận tiến hành phương châm 4 xóa để tự do lưu thông hàng hóa trong thị trường chung, đó là: xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên; xóa bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối; xóa bỏ tất cả các “biện pháp tương tự” hạn chế số lượng, các biện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai nguyên tắc điều hoà và công nhận lẫn nhau; xóa bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên mà thực chất là việc đổi mới thủ tục thu thuế, chuyển chức năng kiểm soát thuế từ biên giới thuế tớ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top