haihcmuns_06

New Member

Download miễn phí Đồ án Phân tích các phương pháp hạ cọc gia cố nền món - Qui trình công nghệ sửa chữa thiết bị thi công cọc bêtông cốt thép bằng gầu ngoạm thuỷ lực dung tích gầu 1,3m3 trên máy cơ sở IHI – IDP 80





Mục lục
 
Lời mở đầu.
Phần thứ nhất:
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠ CỌC GIA CỐ NỀN MÓNG
 
Chương 1: Những vấn đề chung về máy và thiết bị gia cố nền móng
1.1. Mục đích ý nghĩa của việc gia cố nền móng
1.2. Các phương pháp gia cố nền móng chủ yếu
1.3. Phân loại thiết bị thi công cọc cứng
1.4. Khái niệm hạ cọc
Chương 2: Búa Diesel đóng cọc.
Chương 3: Búa rung đóng cọc
Chương 4: Máy và thiết bị khoan cọc nhồi
Chương 5: Búa đóng cọc thuỷ lực
 
Phần thứ hai:
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
THIẾT BỊ THI CÔNG CỌC BÊTÔNG CỐT THÉP BẰNG GẦU NGOẠM THUỶ LỰC DUNG TÍCH GẦU 1,3M3 TRÊN
MÁY CƠ SỞ IHI – IDP 80
 
Chương 1: Giới thiệu chung về thiết bị
Chương 2: Chọn phương án sửa chữa
2.1. Các phương án.
2.2. Lựa chọn phương án sửa chữa.
Chương 3: Công tác chuẩn bị sửa chữa
3.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sửa chữa.
3.2. Qui trình công nghệ sửa chữa máy.
Chương 4: công nghệ sửa chữa phục hồi động cơ
4.1. Cấu tạo của động cơ.
4.2. Những cơ cấu và bộ phận chính của động cơ.
4.3. Sửa chữa-phục hồi cơ cấu Trục khuỷu-Thanh truyền.
4.4. Phục hồi - sửa chữa cơ cấu phân phối khí.
4.5. Phục hồi - sửa chữa hệ thống làm mát.
4.6. Phục hồi - sửa chữa hệ thống bôi trơn.
4.7. Phục hồi - sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu
 
Chương 5: công nghệ phục hồi - sửa chữa bộ phận gầm xích
5.1. Phục hồi - sửa chữa hộp số
5.2. Phục hồi - sửa chữa cơ cấu di chuyển bánh xích
Chương 6: Công nghệ sửa chữa kết cấu thép cần (thiết bị công tác)
6.1. Giới thiệu về thiết bị công tác.
6.2. Phục hồi – sửa chữa kết cấu thép
6.3. Phục hồi – sửa chữa gầu ngoạm.
Chương 7: Công nghệ phục hồi – sửa chữa hệ thống thuỷ lực
7.1. Giới thiệu chung.
7.2. Phục hồi - sửa chữa bộ phân phối thủy lực.
7.3. Phục hồi - sửa chữa ống dẫn mềm.
7.4. Phục hồi - sửa chữa các ống dẫn.
7.5. Phục hồi - sửa chữa các van.
7.6. Phục hồi - sửa chữa Xylanh – Piston.
7.7. Phục hồi - sửa chữa bơm Piston.
Chương 8: Lắp ráp – chạy rà và thử nghiệm máy sau khi sửa chữa
8.1. Lắp ráp máy.
8.2. Chạy rà.
8.3. Chạy thử
 
KẾT LUẬN CHUNG
 
Tài liệu tham khảo.
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phay đứng, lượng kim loại bị gọt bỏ tùy theo độ vênh để khỏi ảnh hưởng đến tỉ số nén (buồng nổ bị thu nhỏ).
Khi toàn bộ chiều dài cong vênh quá 0,4mm thì nói chung cần thay cái mới.
Trường hợp bị nứt giữa hai bệ xupáp ở nắp xylanh ta có thể vá lại bằng hàn hơi.
Phương pháp hàn được thực hiện như sau:
Khi hàn dùng ngọn lửa trung tính, chất trợ dung, que hàn gang-đồng có đường kính 5mm.
Mối hàn phải liên tục, đều và chỉ được nhô cao hơn bề mặt kim loại nền từ 1,0¸1,5mm là nhiều nhất.
Sau khi hàn phải làm nguội dần trong hố giữ nhiệt.
hay cũng có thể vá bằng bột nhão êpôxi.
Khi mòn các lỗ trong ống dẫn hướng và các lỗ lắp ống dẫn hướng của xupáp, thì gia công bằng phương pháp doa theo kích thước sửa chữa. Nếu độ mòn lớn hơn dung sai thì phải thay ống dẫn hướng.
Ống dẫn hướng.
Bệ xupáp.
Lỗ lắp ống dẫn hướng.
Nắp xylanh.
Hình 4.5 Mặt cắt nắp xylanh.
Bề mặt của đế xupáp bị mòn hay bị rỗ thì phải khắc phục bằng cách mài lại hay thay thế nếu đường kính bệ xupáp mòn quá 45,920mm thì phải thay bệ xupáp mới.
Xupáp
Đế xupáp
Các phương pháp khắc phục bề mặt đế xupáp được thể hiện bằng các hình vẽ sau:
Hình 4.6 Rà Bề Mặt Xupáp Với Đế Xupáp.
Hình 4.7 Trình Tự Khoét Đế Xupáp.
b
a
Khi thay mới phải dùng vam tháo để tháo đế ra khỏi ổ. Cách tháo đế ra khỏi ở được thể hiện ở hình vẽ 4.8:
Hình 4.8 Thay đế xupáp.
a. Tháo đế xupáp bằng vam tháo. b. Đặt và bịt kín bằng gá trục.
1.Thân vam tháo. 6. Lò xo kéo.
2.Đai ốc. 7.Côn tháo vấu.
3.Vòng đệm. 8.Vấu của vam tháo.
4.Vít. 9,12. Đế xupáp.
5.Đai ốc có 3 vấu. 10. Nắp xylanh.
11. Trục gá.
Thông thường để khắc phục bề mặt đế xupáp bị rỗ ta dùng phương pháp rà đế xupáp với xupáp hay khoét đế xupáp rồi mài và rà. Khi khoét, dùng đủ bộ bốn dao khoét hình côn có góc độ của lưỡi cắt là 300 hay 450, 750 và 150. Các dao khoét có góc độ 750 và 150 là phụ và dùng để đạt được các mặt làm việc cần thiết.
* Thanh truyền.
Thanh truyền liên kết piston với trục khuỷu truyền lực của thì nổ làm trục khuỷu quay.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình 4.23 Nhóm thanh truyền.
Đai ốc.
Bạc lót đầu to.
Bulông.
Đầu to thanh truyền.
Bạc lót đầu nhỏ.
Đầu nhỏ thanh truyền.
Thân thanh truyền.
Nón thanh truyền.
Chốt bi.
Trong quá trình làm việc, thanh truyền bị chùng lại trong thì ép và thì nổ, bị kéo dãn ở thì hút.
Tải trọng tác dụng lên thanh truyền có tính cách va đập thay đổi, do đó thanh truyền phải được kết cấu bền chắc và nhẹ để giảm chấn rung.
Thanh truyền được chế tạo bằng thép cácbon 50.
Thanh truyền gồm có 3 phần:
Đầu nhỏ:
Đầu nhỏ nối với piston nhờ chốt piston, nó có dạng trụ rỗng đóng bạc lót thau, phía trên có khoan lỗ hứng dầu bôi trơn. Thanh truyền có khoan mạch thông dầu dọc theo thân, dẫn dầu nhớt bôi trơn trục piston, phía trên đầu nhỏ có bố trí lỗ phun dầu làm mát mặt dưới đỉnh piston
Thân: đầu nhỏ nối với đầu lớn, có tiết diện chữ I. Kết cấu này làm cho thanh truyền vừa chắc lại vừa nhẹ, dễ rà khuôn
Đầu to thanh truyền: quay nhanh trên tay quay trục khuỷu gồm hai phần: một phần dính vào thân, phân kia làm rời gọi là nón. Nón gắn cứng vào thân nhờ hai bulong. Trong đầu to có hai miếng bạc lót thường gọi là miểng.
Những hư hỏng thường gặp.
Lỗ đầu lớn và lỗ đầu nhỏ bị mòn.
Bề mặt chỗ nối của đầu lớn và mặt tì của bulông bị sứt mẻ.
Thanh truyền bị biến dạng: cong, xoắn.
Thanh truyền bị nứt.
Những nguyên nhân làm hư hỏng.
Do sửa chữa và lắp ráp không chính xác.
Khe hở vách sơmi xylanh quá nhỏ làm cho piston sau khi nóng thì bị kẹt ở trong sơmi. Làm cong hay gãy thanh truyền.
Khi cạo lỗ chốt piston có lượng dư gia công lớn cũng dễ làm cho thanh truyền bị biến dạng.
Phát hiện khuyết tật.
Dùng bộ đồ nắn và căn lá để kiểm tra độ cong và độ xoắn của thanh truyền. (Hình 4.24 ).
Hình 4.24
Kiểm tra độ cong và xoắn của thanh truyền.
Cách kiểm tra
Trước khi kiểm tra thanh truyền, cần lấy bạc ở đầu lớn ra.
Lắp chốt piston tiêu chuẩn vào đầu nhỏ.
Đặt cố định lên bộ đồ nắn.
Dùng thước ba điểm (con ngựa) đặt lên chốt.
Dùng căn lá đo khe hở giữa các tiếp điểm với tấm phẳng của bộ đồ nắn.
Trị số đo không được lớn hơn 0,05mm.
Các trường hợp
Nếu cả 3 tiếp điểm đều tiếp xúc tốt với tấm phẳng, lật ngược thanh truyền lại cũng tiếp xúc tốt. Trường hợp này chứng tỏ bình thường.
Chỉ có hai tiếp điểm dưới hay tiếp điểm trên tiếp xúc với tấm phẳng. Trường hợp này chứng tỏ thanh truyền bị cong.
Chỉ có tiếp điểm trên và một trong hai tiếp điểm dưới tiếp xúc với tấm phẳng. Trường hợp này chứng tỏ thanh truyền bị xoắn.
Chỉ có một tiếp điểm ở dưới tiếp xúc với tấm phẳng, hay cả hai tiếp điểm đều chưa tiếp xúc, nhưng khe hở khác nhau. Trong trường hợp này chứng tỏ thanh truyền vừa bị cong vừa bị xoắn.
Thanh truyền bị cong và bị xoắn theo hai chiều. Trường hợp này có thể phán đoán bằng phương pháp đo khoảng cách hai tâm.
2
1
3
Hình 4.25
Thanh truyền bị cong hai chiều.
1.Thanh truyền.
2.Êke.
3.Thiết bị kiểm tra.
Dùng thước cặp để xác định kích thước của lỗ đầu lớn và lỗ đầu nhỏ bị mòn.
Kiểm tra bề mặt chỗ nối của đầu lớn và mặt tì của bulông bị sứt mẻ.
Để kiểm tra sự rạn, nứt của thanh truyền ta dùng dầu hỏa bôi vào chỗ cần kiểm tra, sau đó lau khô rồi rắc một lớp bột trắng, dùng búa con gõ nhẹ, nếu thấy màu vàng rõ rệt thì ở đó có vết nứt.
* Phục hồi-sửa chữa thanh truyền.
Sau đây là một số thiết bị dùng để nắn lại thanh truyền khi bị cong hay xoắn:
Thanh truyền bị cong có thể nắn trên bộ đồ nắn.
Chú ý:
Đầu tiên phải nắn cho hết xoắn sau đó mới nắn cho hết cong, khi nắn phải dùng lực đều đặn.
Thanh truyền bị xoắn thường được nắn trên bộ đồ nắn như hình 4.26.
Sau khi nắn, qua một thời gian nhất định lại có thể bị biến dạng, đó là do ứng suất dư gây nên.
Vì vậy sau khi nắn nên nung nóng thanh truyền ở nhiệt độ lên 4000C¸5000C và kéo dài trong 0,5¸1 giờ khiến cho nó ổn định thì ta sẽ được kết quả tương đối tốt.
Ta cũng có thể sử dụng gá lắp để nắn và kiểm tra thanh truyền như hình 4.26.
Hình 4.26
Gá lắp để kiểm tra và nắn thanh truyền.
1,5,6,7. Đồng hồ so
2. Chốt.
3. Trục của đòn bẩy.
4. Đòn bẩy.
8,10. Trục nắn.
9,11. Bệ.
12. Bàn máp.
13. Tay cầm.
Độ cong của thanh truyền trên 100mm không được quá 0,04mm.
Độ xoắn không quá 0,06mm. Nếu quá những trị số ấy sẽ có hiện tượng “lệch xylanh”, làm cho vách sơmi xylanh bị mòn nghiêm trọng.
Khi sửa chữa cần kiểm tra trọng lượng và phải đạt tiêu chuẩn qui định.
Ống lót đầu nhỏ thanh truyền bị mòn thường thay mới, hay đôi khi doa lại theo kích thước sửa chữa tăng lên của chốt piston.
* Bạc lót thanh truyền:
Bạc lót của động cơ được chế tạo bằng hợp kim chịu mòn là hợp kim đồng chì.
Thành phần hợp kim đồng chì gồm: 69%¸72% Cu và 28%¸31% Pb.
Hợp kim chịu mòn được tráng lên bạc lót rời.
Lớp hợp kim chịu mòn này có độ dày khoảng 0,5¸1mm.
Mặt trong bạc lót được móc rãnh để chứa dầu bôi trơn....
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top