Chess

New Member
Download Đồ án Nghiên cứu lựa chọn kết cấu và công nghệ thi công kết cấu nhịp dẫn bê tông dự ứng lực cho cầu giao thông nông thôn tỉnh An Giang

Download Đồ án Nghiên cứu lựa chọn kết cấu và công nghệ thi công kết cấu nhịp dẫn bê tông dự ứng lực cho cầu giao thông nông thôn tỉnh An Giang miễn phí





MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG.
1.Giới thiệu chung : 1
1.1. Địa giới hành chính : 1
1.2. Bản đồ vị trí 2
1.3. Bản đồ hành chính 2
1.4. Địa hình : 3
2. Giới thiệu khái quát về tình hình giao thông và các điều kiện, đặc điểm địa chất, thủy văn ở khu vực tỉnh An Giang: 5
2.1. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh An Giang: 5
2.1.1. Kênh rạch - sông ngòi: 5
2.1.1.1. Rạch tự nhiên 5
2.1.1.2. Kênh đào 6
2.1.1.3. Khe suối 7
2.1.1.4. Hồ 7
2.1.2. Điều kiện địa lý : 8
2.1.3. Điều kiện hoàn lưu khí quyển : 8
2.1.4. Đặc điểm về khí hậu: 8
2.1.4.1. Nhiệt độ và độ ẩm: 8
2.1.4.2. Lượng mưa: 8
2.1.4.3. Gió: 9
2.1.5. Đặc điểm địa chất: 9
2.1.5.1. Các thành tạo magma : 9
2.1.5.2. Các thành tạo trầm tích : 10
2.1.6. Tài nguyên khoáng sản 10
2.1.6.1. Đá xây dựng : 10
2.1.6.2. Cát xây dựng : có 2 nhóm 10
2.1.6.3. Đất sét: 11
2.2. Tình hình giao thông nông thôn ở khu vực tỉnh An Giang: 11
2.2.1. Về hệ thống giao thông: 11
2.2.1.1. Đường bộ: 11
2.2.1.2. Giao thông đường thủy nội địa: 12
2.2.2. Định hướng phát triển GTNT 12
2.2.2.1. Định hướng chung : 12
2.2.2.2. Định hướng của tỉnh An Giang 16
 
 
 
 
Chương II : KHÁI QUÁT VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CẤU CẦU GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Yêu cầu thiết kế cho hệ thống giao thông nông thôn tỉnh An Giang: 18
1.1. Yêu cầu theo Quy trình thiết kế: 18
1.1.1. Tải trọng thiết kế : 18
1.1.2. Khổ cầu thiết kế : 19
1.1.3. Bề rộng và chiều cao thông thuyền dưới cầu : 19
1.2. Yêu cầu theo thực tế khu vực tỉnh An Giang 19
1.2.1. Tải trọng thiết kế : 19
1.2.2. Khổ cầu thiết kế : 20
1.2.3. Bề rộng và chiều cao thông thuyền dưới cầu : 21
1.2.4. Khẩu độ cầu có xét đến điều kiện thông thuyền, thoát lũ : 21
1.3. Kiến nghị : 22
1.3.1. Qui phạm thiết kế : 22
1.3.2. Loại kết cấu nhịp cầu : 23
1.3.3. Mố trụ cầu : 23
1.3.4. Tải trọng thiết kế : 23
1.3.5. Khổ cầu 23
1.3.6. Trắc dọc cầu : 24
1.3.7. Khẩu độ cầu : 24
2. Các giải pháp thiết kế đã dùng cho hệ thống giao thông nông thôn tỉnh An Giang: 24
2.1. Hướng thiết kế theo phương án đúc dầm BTCT thường tại công trường: 24
2.1.1. mặt cắt ngang kết cấu nhịp : (Dự án GTNT năm 1 – An Giang) 24
2.1.2. Ưu điểm 25
2.1.3. Khuyết điểm 25
2.2. Hướng thiết kế theo phương án kết cấu nhịp giàn BALEY thép lắp ghép từng đoạn nhịp: 25
2.2.1. mặt cắt ngang kết cấu nhịp : 25
2.2.2. Ưu điểm 26
2.2.3. Khuyết điểm 27
2.3. Hướng thiết kế theo phương án cầu treo dây văng dầm thép: 27
2.3.1. mặt cắt ngang kết cấu nhịp : 27
2.3.2. Ưu điểm 28
2.3.3. Khuyết điểm 28
2.4. Hướng thiết kế theo phương án kết cấu nhịp dầm BTCT DƯL căng trước tại xưởng đúc rồi vận chuyển đến công trường : 28
2.4.1. mặt cắt ngang kết cấu nhịp : 28
2.4.2. Ưu điểm 29
2.4.3. Khuyết điểm 29
 
2.5. Hướng thiết kế theo phương án kết cấu nhịp dầm thép liên hợp BTCT : 30
2.5.1. mặt cắt ngang kết cấu nhịp : 30
2.5.2. Ưu điểm : 30
2.5.3. Khuyết điểm : 30
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài : 30
CHƯƠNG III : NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC.
1.Tổng quan về dầm Bê Tông Dự Ứng Lực: 32
1.1. Nguyên tắc làm việc của dầm BTCT DUL 32
1.2. Các chỉ tiêu cơ lý : 33
1.2.1. Yêu cầu đối với hổn hợp bê tông : 33
1.2.1.1. Xi măng : 33
1.2.1.2. Cát : 34
1.2.1.3. Cốt liệu thô : 35
1.2.1.4. Nước để trộn bê tông và bảo dưàng bê tông : 37
1.2.2. Các chất phụ gia dùng trong bê tông : 38
1.2.3. Cốt thép dự ứng lực : 39
1.2.4. Cốt thép thường và các chi tiết bằng thép chôn sẵn : 40
1.2.5. Ống tạo lỗ đặt cốt thép DƯL : 41
1.2.6. Chất bôi trơn trong lòng ống đặt cốt thép DƯL : 42
1.2.7. Neo CT DƯL và các phụ kiện của neo : 42
1.2.8. Keo epoxy : 44
2. Tính toán thiết kế, công nghệ chế tạo, phạm vi ứng dụng, quy trình thí nghiệm dầm Bê tông Dự Ứng Lực: 44
2.1. Tính toán thiết kế: 44
2.1.1. Nguyên lý thiết kế : 44
2.1.1.1. Tổng quát : 44
2.1.1.2. Tính dẻo : 45
2.1.1.3. Tính dư : 46
2.1.1.4. Tầm quan trọng trong khai thác : 46
2.1.2. Các trạng thái giới hạn 47
2.1.2.1. Tổng quát 47
2.1.2.2. Trạng thái giới hạn sử dụng 47
2.1.2.3. Trạng thái giới hạn mỏi 47
2.1.2.4. Trạng thái giới hạn cường độ 49
2.1.2.5. Trạng thái giới hạn đặc biệt 51
2.1.3. Ứng suất trong cốt thép dự ứng lực ở mức sức kháng uốn danh định : 51
2.1.3.1. Phân bố ứng suất theo hình chữ nhật 51
2.1.3.2. Các cấu kiện có cốt thép dự ứng lực dính bám : 51
2.1.3.3. Các cấu kiện có thép dự ứng lực không dính bám 53
2.1.4. Sức kháng uốn 54
2.1.4.1. Sức kháng uốn tính toán 54
2.1.4.2. Mặt cắt hình T 54
2.1.4.3. Mặt cắt hình chữ nhật 55
2.1.4.4. Các dạng mặt cắt khác 55
2.1.5. Các giới hạn về cốt thép : 55
2.1.5.1. Lượng cốt thép tối đa : 55
2.1.5.2. Lượng cốt thép tối thiểu 56
2.1.6. Khống chế nứt bằng phân bố cốt thép 57
2.1.7. Các biến dạng 58
2.1.7.1. Tổng quát 58
2.1.7.2. Độ võng và độ vồng 59
2.1.8. Cắt và xoắn : 62
2.1.8.1. Tổng quát 62
2.1.9. Các giới hạn ứng suất cho các bó thép DUL : 63
2.1.10. Các giới hạn ứng suất đối với bê tông : 64
2.1.10.1. Đối với các ứng suất tạm thời trước khi xảy ra các mất mát - Các cấu kiện dự ứng lực toàn phần : 64
2.1.10.2. Đối với các ứng suất ở trạng thái giới hạn sử dụng sau khi xảy ra các mất mát. Các cấu kiện dự ứng lực toàn phần 65
2.1.11. Mất mát dự ứng suất : 66
2.1.11.1. Tổng mất mát dự ứng suất 66
2.1.11.2. Các mất mát tức thời 67
2.1.11.3. Ước tính gần đúng toàn bộ mất mát theo thời gian 69
2.1.11.4. Ước tính chính xác các mất mát theo thời gian 70
2.1.11.5. Các mất mát dự ứng suất để tính độ võng 72
2.1.12. Tải trọng : 73
2.1.12.1. Hệ số và tổ hợp tải trọng thiết kế : 73
2.1.12.2. Tải trọng thi công – Hệ số tải trọng thi công : 76
2.2. Công nghệ chế tạo: 79
2.2.1. Gia công cốt thép thường và cốt thép dư ứng lực 79
2.2.1.1. Yêu cầu chung 79
2.2.1.2. Gia công cốt thép thường 80
2.2.1.3. Lắp đặt cốt thép thường 81
2.2.1.4. Nối cốt thép thường 81
2.2.1.5. Đặt cốt thép chờ 82
2.2.1.6. Bảo vệ tạm thời cho cốt thép dự ứng lực 82
2.2.1.7. Đặt các ống chứa cốt thép dự ứng lực 82
2.2.1.8. Lặp đặt neo và bộ nối neo 83
2.2.1.9. Gia cốt cốt thép dự ứng lực 84
 
2.2.2. Bệ căng, ván khuôn, đà giáo 84
2.2.2.1. Khái quát 84
2.2.2.2. Thiết kế : 86
2.2.2.3. Thi công 87
2.2.2.4. Kiểm tra, nghiệm thu, tháo dỡ 89
2.2.3. Căng kéo cốt thép : 90
2.2.2.5. Kích căng kéo cốt thép : 90
2.2.2.6. Bộ neo và công cụ kẹp 91
2.2.2.7. Khống chế ứng suất căng kéo : 91
2.2.2.8. Phương pháp căng trước : 94
2.2.2.9. Phương pháp căng sau 96
2.2.4. Đổ bê tông dầm : 97
2.2.4.1. chừa sẳn lổ đặt cốt thép căng sau : 97
2.2.4.2. Đổ bê tông : 98
2.2.4.3. Công tác bê tông với các công nghệ thi công : 103
2.2.4.4. Bảo dưỡng bê tông : 104
2.2.4.5. Bơm vữa xi măng 105
2.2.4.6. Đổ bê tông bịt đầu dầm : 107
2.3. Đánh giá chất lượng và nghiệm thu dầm cầu BTDƯL : 107
2.3.1. Quy định chung : 107
2.3.2. Nghiệm thu qua các hồ sơ, tài liệu, nhật ký thi công : 108
2.3.3. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực tế : 108
2.3.3.1. Kiểm tra kích thước hình học của dầm 108
2.3.3.2. Kiểm tra tình trạng mặt ngoài của dầm. 109
2.3.3.3. Kiểm tra vết nứt 109
2.3.3.4. Kiểm tra và đánh giá chất lượng bê tông dầm bằng phương pháp gián tiếp. 110
CHƯƠNG IV : ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:
1.Tính kinh tế : 111
2.Điều kiện chế tạo : 111
3.Điều kiện thi công : 112
4.Duy tu bảo dưỡng : 112
5.Mỹ Quan và môi trường : 112
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN - DỰ KIẾN HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1.Kết luận: 113
1.1. Tổng kết các kết quả nghiên cứu đã thu được: 113
1.2. Khả năng áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế: 113
2.Dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo : 114
CÁC PHỤ LỤC THAM KHẢO :
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG.

Giới thiệu chung :

Địa giới hành chính :

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên ; có biên giới Việt Nam – Campuchia.

An Giang có diện tích tự nhiên 3.536,76 km2 bao gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện.

Dân số Tổng dân số toàn tỉnh: 2.231.062 người, trong đó:

Thành thị : 634.313 người (28,43 %)

Nông thôn : 1.596.749 người (71.57 %)

Mật độ bình quân : 631 người/km2. Cao nhất tại thành phố Long Xuyên 2.387 người/km2, thấp nhất tại huyện Tri Tôn 212 người/km2.

Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km. Gồm 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694,463km, trong đó 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079km, 21 tuyến huyện dài 313,233km và 3 tuyến tỉnh dài 222,151km, được xác định bằng 461 mốc địa giới hành chính các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và 333 mốc cấp xã.

Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km.

Bản đồ vị trí

Bản đồ hành chính

Địa hình :

An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi.

Đồng bằng : Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.

Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây :

Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính. Hướng từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang

Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính. Cao từ 3m00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư hay bờ kênh đào. Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ở khu giữa sông Tiền, sông Hậu. Cao dưới 1m50 phổ biến nhất ở phía hữu ngạn sông Hậu.

Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ. Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là xép và rạch tự nhiên bị bồi lấp).

Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu : kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng phù sa cổ .

Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và có độ cao từ 5m đến 10m .

Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng. Chênh lệch độ cao giữa các bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m.

Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn.

Dạng núi Có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính : cao và dốc, thấp và thoải .

Dạng núi cao và dốc được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt, có dốc lớn trên 25°, như núi Cấm, núi Tô, núi Dài . . .

Dạng núi thấp và thoải được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15° . Phần lớn các núi dạng này nằm liền hay gần kề với các núi lớn như núi Nam Qui, Sà Lôn, núi Đất.

Độ cao núi : Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập như sau :

Cụm núi Sập có 4 núi là : núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập to lớn hơn có độ cao 85m với chu vi 3.800m .

Cụm Ba Thê có 5 núi cũng nằm trên đất huyện Thoại Sơn là : Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Núi Ba Thê lớn nhất trong 5 núi với độ cao 221m và chu vi khoảng 4.220m .

Cụm núi Phú Cường có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên là : núi Phú Cường, núi Dài năm giếng, núi Két, núi Rô, Trà Sư, Bà Vải, Đất Lớn, Bà Đắt, núi Cậu, Đất Nhỏ, Mo Tấu, núi Chùa và Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282m với chu vi khoảng 9.500m.

Cụm núi Cấm có 7 núi nằm giáp trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên gồm : núi Cấm, Bà Đội, Nam Qui, Bà Khẹt, Tà Lọt, Ba Xoài và Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705m với chu vi 28.600m .

Cụm núi dài thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi : núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao nhất 554m và chu vi là 21.625m .

Cụm núi Tô có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cô Tô là núi cao nhất 614m với chu vi 14.375m .

Núi Nổi nằm độc lập ở huyện An Phú độ cao 10m và chu vi khoảng 3.200m .

Núi Sam cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228m và chu vi khoảng 5.200m .

Giới thiệu khái quát về tình hình giao thông và các điều kiện, đặc điểm địa chất, thủy văn ở khu vực tỉnh An Giang:

Điều kiện tự nhiên ở tỉnh An Giang:

Kênh rạch - sông ngòi:

Rạch tự nhiên

Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên.

Những rạch lớn hiện có ở An Giang gồm Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là 2 rạch quan trọng, khá dài, rộng và sâu hơn các rạch còn lại.

Rạch Ông Chưởng có hình dạng uốn khúc như mình rồng, lấy nước sông Tiền ngay đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam trên chiều dài 20km, chia huyện Chợ Mới thành 2 khu vực nằm ở phía Đông và Tây của rạch này, cuối cùng đổ nước vào sông Hậu tại đỉnh cua cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng. Rạch Ông Chưởng có độ rộng gần 100m và sâu hơn 8m, khả năng tải nước mùa lũ ở mức 800m3/s với tốc độ trên 1m/s.

Rạch Long Xuyên bắt đầu khởi nguồn từ thành phố Long Xuyên chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, với độ uốn khúc quanh co ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đồ án nghiên cứu thiết kế hệ thống gạt mưa rửa kính tự động trên xe ô tô Khoa học kỹ thuật 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
D Đồ án nghiên cứu lý thuyết hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh và quy trình nắn ảnh trong các phần mềm n Công nghệ thông tin 0
T Đồ án Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm quy mô phòng thí nghiệm Khoa học Tự nhiên 0
T Đồ án NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MALT TỪ LÚA NẾP THAN Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu hoạt động OpenID - đồ án môn bảo mật thông tin ( word và sile thuyết trình ) Lập trình Web PHP, .NET, Joomla, Wordpress 0
D Thuyết minh đồ án: Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA và tình hình triển khai 3 Tài liệu chưa phân loại 0
W Đồ án: nghiên cứu về phương pháp đo sâu điện Tài liệu chưa phân loại 0
K Đồ án: NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ KHỞI ĐỘNG MỀM CHO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. Tài liệu chưa phân loại 0
L Đồ án: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ AN NINH MẠNG , INTERNET KHÔNG DÂY VÀ ỨNG DỤNG Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top