Link tải miễn phí Luận văn: Điển cố trong thơ ca Phật giáo thời Lý Trần : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Văn học Việt Nam
Phật giáo
Điển cố văn học
Thơ
Nhà Lý
Nhà Trần
Miêu tả: 142 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày quan niệm về dụng điển trong truyền thống và trong các nghiên cứu chịu ảnh hưởng phương Tây. Giới thiệu diện mạo chung của điển cố trong thơ ca Phật giáo Lý Trần. Nghiên cứu dụng điển trong thơ văn Lý Trần nhìn qua trước tác của Tuệ Trung thượng sĩ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..1
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………...1
2.Lịch sử vấn đề……………………………………………………………………...…2
3.Định hƣớng của luận văn…………………………………………………………....12
4.Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu……………………………………..….13
5.Cấu trúc của luận văn……………………………………………………………..…13
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………....15
CHƢƠNG 1: Quan niệm về dụng điển trong truyền thống và trong các nghiên cứu
chịu ảnh hưởng phương Tây………………………………………………………...15
1.1.Điển cố nhìn từ truyền thống………………………………………………….....15
1.1.1.Khái niệm và tên gọi………………………………………………………….…15
1.1.2.Điển cố với truyền thống trọng lịch sử và học vấn sách vở………………….….19
1.1.3.Động lực và hiệu quả của việc dụng điển………………………………….……22

1.1.4.Yêu cầu và phƣơng thức dụng điển…………………………………………..….24
1.2.Điển cố nhìn từ các nghiên cứu chịu ảnh hưởng phương Tây…………..…….…29
1.2.1.Khái niệm và phân loại điển cố……………………………………………….…29
1.2.2.Điển cố và liên văn bản…………………………………………………….……34
1.2.3.Điển cố và ẩn dụ………………………………………………………………....43
CHƢƠNG 2: Diện mạo chung của điển cố trong thơ ca Phật giáo thời Lý Trần...48
2.1.Thái độ của Thiền đối với kinh điển…………………………………..……...….48
2.2.Nguồn điển, dấu hiệu nhận diện điển và cách dụng điển trong thơ ca
Phật giáo thời Lý Trần…………………...…………………………………….……..51
2.2.1.Nguồn điển……………………………………………………………………....51
2.2.2.Dấu hiệu nhận diện điển………………………………………………………....54


2.2.3.Phƣơng thức dụng điển……………………………………………………….…57
2.3.Điển cố trong tương quan với văn cảnh của các bài thơ Thiền Lý Trần…….....58
2.4.Đặc trưng ẩn dụ của điển cố Thiền……………………………………….……..65
CHƢƠNG 3: Dụng điển trong thơ ca Phật giáo thời Lý Trần nhìn qua trước tác
của Tuệ Trung thượng sĩ…………………………………………………………….71
3.1.Điển cố và sự thể nghiệm của bản ngã đối với chân lý Thiền…………….…….73
3.2.Điển cố và sự thể hiện cái nhìn nhân sinh………………………………………89
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..……101
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..……..104
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….…110


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong hệ thống thi liệu văn liệu Hán học, điển cố là một trong những biện
pháp tu từ then chốt và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong trƣớc tác thời trung đại. Điển
cố không chỉ là phƣơng tiện tu từ học mà còn phản ánh tƣ duy sáng tác đặc thù của văn

nhân ngày xƣa.
Hiện tại việc nhận diện điển cố ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu hƣởng
ứng. Không ít các nhà nghiên cứu đã nêu lên một quan niệm khái quát của mình về
điển cố. Ấn tƣợng chung là các quan niệm này hầu hết đều bắt nguồn từ truyền thống
tu từ học Trung Hoa, vốn chỉ nhấn mạnh kĩ năng dụng điển. Trong cái nhìn chung,
nghiên cứu điển cố đƣợc hình dung là một cơng việc thực chứng nhằm tìm hiểu nguồn
gốc ngữ nguyên học của từ ngữ. Một số tác giả đã chú tâm hơn vào giá trị biểu trƣng,
kí hiệu, ẩn dụ của điển, đem lại một cái nhìn hiện đại hơn đối với điển. Song có thể
thấy hầu nhƣ chƣa xuất hiện việc dẫn nhập các quan niệm về điển của các học giả chịu
ảnh hƣởng của phƣơng Tây. Xu thế nghiên cứu điển cố với tƣ cách là một hình thức
liên văn bản (intertextuality), đồng thời nhìn điển cố nhƣ là một nhân tố cấu trúc nội
văn bản trong hệ thống ngôn từ của tác phẩm, vốn đƣợc vận dụng rộng rãi ở phƣơng
Tây vài mƣơi năm lại đây, chƣa thực sự đƣợc nhắc đến. Luận văn của chúng tui sẽ
phần nào bổ sung hƣớng tiếp cận này để có một cái nhìn đa dạng hơn về điển cố, bên
cạnh quan niệm truyền thống về điển vốn chịu ảnh hƣởng của tu từ học Trung Hoa.
Trong thơ ca Phật giáo thời Lý Trần, điển cố có vai trị quan trọng trong việc
truyền tải các hàm ý triết học – tôn giáo nhà Phật. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề
cập đến điều này, nhƣng hiện vẫn chƣa có cơng trình nào đi sâu bàn giải. Nhìn từ góc
độ liên văn bản, đâu là đặc trƣng của điển cố Thiền trong nguồn điển? Đặc trƣng đó
đƣợc phát huy nhƣ thế nào trong văn cảnh của mỗi bài thơ Thiền và đƣa lại hiệu quả gì
cho ý nghĩa mỗi tác phẩm? Những vấn đề cịn bỏ ngỏ đó là lí do để chúng tơi lựa chọn

1


đề tài luận văn của mình, với hy vọng đặt một góc nhìn khác vào điển cố trong thơ ca
Phật giáo thời Lý Trần.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Nghiên cứu điển cố văn học trung đại Việt Nam
Điển cố trong thơ văn dân tộc đã xuất hiện từ lâu nhƣng việc nghiên cứu về điển

thì chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ XX. Thời trung đại, trong môi trƣờng sáng tác đòi
hỏi viện dẫn điển là điều quá ƣ hiển nhiên, các nhà văn nhà thơ ít chú ý đến việc
nghiên cứu và làm chú thích về điển cố, chỉ bình phẩm, thƣởng ngoạn về điển một cách
ít ỏi trong các lời bàn luận về văn chƣơng.
Sang thế kỉ XX, khi nền Hán học suy tàn, văn học chuyển sang dùng chữ quốc
ngữ làm phƣơng tiện sáng tác, thì ý thức tìm hiểu, nghiên cứu điển cố mới thực sự trỗi
dậy, đánh dấu trƣớc hết bằng việc biên soạn các cuốn từ điển công cụ chú giải về điển
cố. Trƣớc 1945 có cuốn Từ điển văn liệu (Á Châu, Hà Nội, 1941) của Long Điền
Nguyễn Văn Minh và cuốn Tầm nguyên từ điển (Quốc học thƣ xã, Hà Nội, 1941) của
Lê Văn Hòe. Sau 1945, đặc biệt khoảng ba mƣơi năm lại đây, các cuốn từ điển công cụ
kiểu này xuất hiện rất nhiều phục vụ nhu cầu tra cứu của đơng đảo độc giả vốn càng
ngày càng ít hiểu biết về Hán học, có thể kể đến: Điển cố văn học (Đinh Gia Khánh
chủ biên, Nxb Văn học 1977), Từ điển từ ngữ tầm nguyên (Bửu Kế, Nxb Thuận Hóa
2000), Điển hay tích lạ (Nguyễn Tử Quang, Sài Gịn, Khai Trí, 1974, Nxb Trẻ tái bản
1995), Điển tích chọn lọc (Mộng Bình Sơn, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1989), Từ điển giải
thích thành ngữ gốc Hán (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, Nxb Văn hóa, 1994), Từ điển
thành ngữ điển cố Trung Quốc (Lê Huy Tiêu biên soạn, Nxb KHXH, 1993), Ngữ liệu
văn học (Đặng Đức Siêu, 1998), Từ điển điển cố văn học trong nhà trường (Nguyễn
Ngọc San, Đinh Văn Thiện, Nxb Giáo dục, 1998), Từ ngữ điển cố văn học (Nguyễn
Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên, Nxb Văn học 1999), Điển tích truyện Kiều (Nguyễn Tử
Quang, Nxb Văn hóa thơng tin, 2003)…Tuy số lƣợng sách nhiều nhƣng có thể đƣa ra
một nhận xét chung là ở Việt Nam vẫn chƣa có một cuốn từ điển điển cố thật sự. Trong

2


các cơng trình kể trên, phần lớn điển cố, điển tích bị nằm lẫn trong hệ thống ngữ liệu
Hán học nói chung. Ngay các từ điển có tiêu đề “điển cố” nhƣ Điển cố văn học [24]
của Đinh Gia Khánh, Từ điển điển cố văn học trong nhà trường [49] của Nguyễn Ngọc
San cũng khơng hồn tồn là các cuốn sách cơng cụ về điển cố, bởi có vơ số khái niệm,

thuật ngữ vốn không phải là điển cũng đƣợc đem vào nhƣ: Pháp giới, Cam lộ, Bát nhã,
Ngũ đế, Tam tòng, Nghiệp…Điều này cho thấy một số tác giả vẫn chƣa rạch ròi trong
việc nhận diện điển, chƣa đƣa ra những nội hàm để xác định một khái niệm điển cố khả
dĩ sử dụng đƣợc.
Bổ sung cho điều này, trong các cơng trình và các bài viết, các nhà nghiên cứu
đều cố gắng đƣa ra một quan niệm về điển cố nhằm cô lập điển cố khỏi các đơn vị
ngôn ngữ khác đƣợc dùng làm ngữ liệu văn chƣơng. Cuốn Ngữ liệu văn học [51] của
Đặng Đức Siêu định nghĩa điển cố là “chuyện cũ ngƣời xƣa đƣợc rút gọn lại thành đôi
ba chữ nhằm dẫn lại trong văn thơ để biến những chuyện xƣa ngƣời cũ ấy phục vụ cho
mục đích, ý đồ của ngƣời sáng tác” [51,15]. Nguyễn Ngọc San trong lời nói đầu Từ
điển điển cố văn học trong nhà trường [49] cũng quan niệm tƣơng tự: “Điển cố là viết
gọn truyện cũ lời xƣa thành đôi ba chữ để đƣa vào văn chƣơng, làm cho các câu văn
hàm súc ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [49,3].
Nguyễn Thúy Hồng với bài viết Việc sử dụng điển cố Hán học trong “Chinh phụ
ngâm” [18] định nghĩa điển cố trên hai phƣơng diện hình thức và nội dung: về hình
thức “điển cố Hán học thƣờng là các ngữ Hán Việt cố định (…) hay là các ngữ cố
định mà màu sắc Hán Việt còn rất đậm”, về nội dung “các điển cố Hán học là sự đúc
kết các truyện cũ tích xƣa, các bài học thế sự nhân tâm Trung Quốc đƣợc ghi chép
trong các thƣ tịch trƣớc tác Hán học. Việc sử dụng điển cố Hán học có tác dụng gia
tăng tính hàm súc, ý ở ngồi lời cho văn bản văn học nhờ sự liên tƣởng của độc giả tới
nội dung điển cố” [18,44].
Về phƣơng thức sử dụng điển cố, có thể thấy các định nghĩa thƣờng gặp nhau
trong việc phân chia điển cố thành hai loại là “dùng điển” và “dùng chữ”. “Dùng điển”

3


tức dùng câu chuyện, tích chuyện, cịn “dùng chữ” là dùng lời nói, câu chữ nổi tiếng.
Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cƣờng trong Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn
gốc đến thế kỷ XIX [7] coi điển cố “khơng phải là trích dẫn ngun văn, mà là lối dùng

lại vài chữ (…). Lối này đƣợc gọi chung là dùng điển cố, bao gồm phép dùng điển và
dùng chữ” [7,142-143]. Trong Tìm hiểu điển tích truyện Kiều [47], Phạm Đan Quế
gộp chung hai phƣơng thức này thành một từ là “điển chữ” tƣơng đƣơng với điển cố:
“Trong văn chƣơng, điển, chữ giúp cho ngơn ngữ và hình tƣợng văn học sinh động
hẳn lên (…). Trong tu từ học, điển chữ đƣợc gọi là những dẫn ngữ (allusion)” [47,6].
Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên trong Từ ngữ điển cố văn học [44] xem dùng
điển là “cách mƣợn những điển tích, những chữ sách” [44,19]. Thực ra cách gọi này
đã có từ trƣớc. Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm đã chia điển cố thành
hai phép là “dùng điển” và “lấy chữ”, trong đó “dùng điển ám chỉ đến việc cũ tích xƣa
khiến cho ngƣời đọc nhớ đến việc ấy, tích ấy mới hiểu ý nghĩa và vấn đề lý thú trong
câu văn”, còn “lấy chữ là mƣợn một vài chữ trong câu thơ và câu văn cổ để đặt vào
câu văn của mình, khiến cho ngƣời đọc phải nhớ đến câu thơ hay câu văn kia mới
hiểu đƣợc cái ý mình muốn nói” [36,183-186]. Lê Văn Hòe trong Chữ nghĩa truyện
Kiều [17] dùng chữ “điển cố” và “chữ sách” để chỉ cách phân chia này: “Từ Nguyễn
Văn Vĩnh, Bùi Khánh Vĩnh, tới Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và thi sĩ Tản Đà, có thể nói
hết thảy các nhà chú giải đều chỉ chú trọng đến các điển cố và chữ sách” [16,6]. Triệu
Hữu Lập trong lời tựa cho cuốn Từ điển văn liệu [42] của Long Điền Nguyễn Văn
Minh cũng sử dụng khái niệm “dùng chữ” và “dùng điển” trỏ việc vận dụng điển cố:
“Ngƣời ta làm văn tất cũng phải có văn liệu, nghĩa là phải dùng chữ, dùng điển ở
trong Ngũ kinh, Tứ thƣ, chƣ sử, các chuyện, để phụ diễn ra thành văn, thì lời văn mới
hay mới đẹp, lời nói châu ngọc hàng hàng gấm thêu” [41,7].
Trong một số phân tích khác, cũng có tác giả chú trọng hơn về một trong hai
phƣơng thức này. Nguyễn Khắc Phi trong bài viết “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần
Côn và thơ ca cổ điển Trung Quốc [45] đã dùng khái niệm “điển thơ”, “điển chữ” (tác

4


giả phân biệt “điển thơ”, “điển chữ” với “điển chuyện”) khi tập trung phân tích hệ
thống vay mƣợn thơ ca cổ điển Trung Hoa trong nguyên tác Chinh phụ ngâm [45,118].

“Điển thơ” hay “điển chữ” tức là lối dùng chữ, nhƣng không phải chữ trong kinh sách
mà lấy từ trong thơ ca cổ điển. Cịn Phan Khơi trong bài báo Sự dùng điển trong thơ
văn và sự chú thích [25], trong khi bác lại quan niệm của Dƣơng Quảng Hàm về điển,
đã nghiêng về lối “dùng điển”. Phan Khôi cho rằng nội hàm chặt chẽ nhất của điển cố
chính là lối “dùng điển”, tức là “khiến việc”, dùng “sự tích xƣa” chứ khơng phải là “lời
nói”, là “lấy chữ”. Nếu bao gộp lối lấy chữ vào thì điển đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng
[25,243]. Bài báo sắc sảo của Phan Khôi đã đặt ra một xác định rất đáng để xem xét,
giúp chúng ta xâu chuỗi các hình dung chung về điển với nhau.
Bênh cạnh các định nghĩa chung nói trên cịn có một số quan niệm nhận diện điển
cố ở các khía cạnh chuyên biệt hơn, liên quan đến ý nghĩa biểu trƣng và ẩn dụ của điển.
Trong Ngôn ngữ thơ [3], đặt điển cố trong tƣơng quan so sánh với các yếu tố của hệ
thống chuyển nghĩa có tính ẩn dụ (gồm so sánh, ẩn dụ, điển cố), Nguyễn Phan Cảnh
định nghĩa: “Đẩy hết các tổ chức kép các lƣợng ngữ nghĩa về phía cực đối lập – nghĩa
là tổ chức cho chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thơng báo, cịn tín hiệu đƣợc kêu
gọi thì khơng những tiềm tàng trong mã mà cịn chỉ có thể đƣợc liên tƣởng với điều
kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía ngƣời đọc, chúng ta sẽ có điển
tích” [3,99]. Trong định nghĩa này, “tín hiệu kêu gọi xuất hiện trên thơng báo” tức là
dấu hiệu nhận diện điển cố trong văn bản thơ, cịn “tín hiệu đƣợc kêu gọi tiềm tàng
trong mã” tức là nguồn điển qua bề dày thời gian đƣợc mã hóa một ý nghĩa tƣợng trƣng
ẩn dụ nào đó.
Cuốn Cấu trúc thơ [26] của Thụy Khuê cũng đặt điển cố làm một tập con của ẩn
dụ (ẩn dụ gồm ba phƣơng thức: cắt gọt, thay thế, điển cố). Khẳng định điển cố cũng là
một “hình thức tu từ có tính cách ẩn dụ”, tác giả chia điển cố thành hai loại: điển cố
trực tiếp (hay điển cố từ chƣơng) và điển cố gián tiếp (hay điển cố phân hóa). Điển cố
trực tiếp là “thay thế cách diễn đạt thông thƣờng bằng một từ ngữ, một câu hay một sự


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top