musvn_fanleague

New Member

Download miễn phí Đề án Xây dựng hệ thống thông tin quản lí tài sản cố định





1.Thủ tục chứng từ: TSCĐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhượng bán, thanh lý, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, kiểm kê phát hiện thiếu, đánh giá lại làm giảm giá trị TSCĐ và các nguyên nhân khác
Trong trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có;).
2.Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình.
a.Nhượng bán TSCĐ
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hay xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục (quyết định, biên bản, hợp đồng, hóa đơn )
- Căn cứ chứng từ nhượng bán hay chứng từ thu tiền nhượng bán TSCĐ, số tiền đã thu hay phải thu của người mua, ghi:
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, số thu về nhượng bán, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
I.2. Phân loại tài sản cố định:
Do tài sản cố định của cơ quan tổ chức bao gồm nhiều loại với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định cần thiết phải sắp xếp tài sản cố định theo từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng xác định. Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý và hạch toán. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hìnhA thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, biểu hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả để có được các nguồn lợi về mặt kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ đặc quyền hay quyền của cơ quan tổ chức.
Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
Theo quyền sở hữu tài sản cố định được chia thành tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ quan tổ chức và tài sản cố định thuê ngoài:
Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ quan tổ chức là những tài sản do cơ quan tổ chức tự mua sắm, xây dựng, chế tạo bằng nguồn vốn ngân sách cấp, quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Tài sản thuê ngoài là những tài sản cố định do cơ quan tổ chức thuê bên ngoài về để sử dụng trong một thời gian nhất định tuy theo hợp đồng thuê (tài sản cố định thuê tài chính hay thuê hoạt động)
Phân loại tài sản cố định theo công dụng:
Theo cách phân loại này tài sản cố định của cơ quan tổ chức có thể phân thành các loại sau:
Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng (nhà văn hoá, nhà nghỉ, nhà ăn, sân bóng, thiết bị thể thao…)
I.3. Hạch toán tài sản cố định:
I.3.1. Tính giá tài sản cố định.
Tính giá tài sản cố định là xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định. Tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.
*Đối với tài sản cố định hữu hình:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình chỉ thay đổi trong các trường hợp:
+ Đánh giá lại tài sản cố định.
+ Xây lắp, trang bị thêm tài sản cố định.
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của tài sản cố định.
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định.
*Đối với tài sản cố định vô hình: Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
I.3.2. Hạch toán tài sản cố định
I.3.2.1. Hạch toán tăng tài sản cố định
a) Tài khoản sử dụng:
* TK 211 – Tài sản cố định hữu hình: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên Nợ: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do được cấp, mua sắm, XDCB hoàn thành bàn giao, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được biếu tặng, viện trợ…
Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm, do cải tạo, nâng cấp…
Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên Có: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý hay đem góp liên doanh…
Nguyên giá giảm bớt do tháo dỡ bớt một số bộ phận hay do đánh giá lại.
Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
* TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Tk này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp
*TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh: TK này dùng để phản ánh số nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm do trả vốn cho ngân sách Nhà nước, trả vốn cho các bên tham gia liên doanh, các cổ đông…
Bên Có: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.
. b. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như được cấp vốn, mua sắm, xây dựng, được viện trợ, biếu tặng…
*TSCĐ hữu hình được cấp(cấp vốn bằng TSCĐ), được điều chuyển từ đơn vị khác…:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
*Mua sắm TSCĐ hữu hình ( kể cả mới hay đã sử dụng) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ (hóa đơn, phiếu chi…), kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hành ghi sổ:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Nợ Tk133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Có TK 133 – Phải trả người bán, hoặc
Có TK 341 – vay dài hạn
- Nếu mua TSCĐ hữu hình theo cách trả chậm, trả góp và đưa vào sử dụng ngay:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
Trường hợp TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hay chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (tổng giá thanh toán)
Có TK 111,112,331,341…
Nếu TSCĐ hữu hình mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh, bằng vốn khấu hao TSCĐ, bằng vốn vay, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động SXKD thì chỉ ghi tăng giá trị TSCĐ (Nợ TK 211/Có TK 111,112,331…), không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (Có TK 411).
- Khi mua sắm TSCĐ hữu hình bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng:
+ Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ hoạt động chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,131…
+ Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hay sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, vào các mục đích phúc lợi văn hóa, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (giá thanh toán)
Có TK 111,112,331,341…
- Nếu mua TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi không tương tự:
Khi giao TSCĐ cho ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
T Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
I Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần lilama Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần Sudico Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Nghi Xuân Nông Lâm Thủy sản 0
B Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu k Kinh tế quốc tế 2
B Xây dựng quy trình quản lý đề tài/ dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa h Kinh tế quốc tế 0
W Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng Khoa học Tự nhiên 0
F Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Chi - huyện T Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top