thumotlantinem

New Member

Download miễn phí Đề án Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thu và quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam





Để đảm bảo nguồn kinh phí lâu dài cho hệ thống trợ cấp BHXH, Nhà nước quy định: ngân sách Nhà nước trợ cấp hưu trí cho cán bộ, công chức, quân nhân đã nghỉ việc trước năm 1995 đang hưởng lương hưu và các loại trợ cấp hàng tháng khác. Như vậy là quỹ BHXH không phải chi một khoản trợ cấp khá lớn cho người lao động trong một thời gian dài. Quỹ BHXH chỉ chịu trách nhiệm chi trả các loại trợ cấp cho cán bộ, công chức, quân nhân hưởng trợ cấp sau năm 1995. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, khi so sánh tổng số chi BHXH hơn 24.000 tỷ đồng và tổng số thu BHXH gần 4.200 tỷ đồng, chúng ta thấy thu BHXH không thể bù đắp cho chi BHXH. Chính vì vậy, những năm qua, ngân sách Nhà nước luôn phải hỗ trợ quỹ BHXH. Tình hình cụ thể như sau:

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h và của BHXH huyện cấp dưới
* BHXH Việt Nam
Thu BHXH của BHXH bộ Quốc phòng, bộ Công an, ban cơ yếu Chính phủ
Lập kế hoạch thu BHXH trong toàn bộ hệ thống BHXH, giao kết kế hoạch thu BHXH cấp dưới
Kiểm tra thẩm định số liệu thu của BHXH cấp dưới
Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống BHXH lên Chính phủ, bộ Lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan
Các đơn vị, doanh nghiệp có người lao động tham gia BHXH phải có trách nhiệm báo cáo cho BHXH cấp tương ứng về số lao động tham gia BHXH và quỹ tiền lương của doanh nghiệp; trích và nộp tiền BHXH vào tài khoản thu BHXH tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay tại Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn quy định .
Theo cơ cấu thu trên, các cấp quản lý thu BHXH được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không có sự trùng lắp ở các cấp. Ngoài ra, hệ thống quản lý thu theo chiều dọc giúp cho việc kiểm tra, thẩm định hoạt động của các cấp được dễ dàng.
Hiện nay, mô hình quản lý thu như trên đang được áp dụng trong hệ thống BHXH Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân mà tình hình thu và quản lý thu quĩ BHXH Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Sau đây chúng ta hãy xem xét tình hình thu và quản lý thu quĩ BHXH Việt Nam.
Phần hai: Tình hình thu và quản lý thu quĩ BHXH Việt Nam những năm gần đây (1995 - 2000)
Tình hình số người tham gia BHXH tại Việt Nam (1995 - 2000)
Theo Nghị định 12/CP năm 1995, ngoài những người lao động được tham gia BHXH đã nêu ở trên, còn một lượng lớn lao động trong lực lượng lao động ở nước ta chưa tham gia BHXH như lao động nông nghiệp ở nông thôn, những người lao động làm việc tự do, không ổn định (thợ thủ công, tiểu thương, lao động làm việc theo mùa vụ ngắn hạn ...). Số lao động chưa tham gia BHXH này không phải là nhỏ, chiếm khoảng 40% lực lượng lao động ở nước ta. Tuy nhiên, số lao động thuộc diện tham gia BHXH thuộc các thành phần kinh tế cũng vẫn chưa tham gia BHXH đầy đủ. Tình hình thực tế như sau:
Bảng 1: Số lao động tham gia BHXH tại Việt Nam giai đoạn (1995-2000)
Năm
Tổng số
(người)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
KV tư nhân - ngoài quốc doanh (người)
Tốc độ tăng (%)
DN vốn nước ngoài
(người)
Tốc độ tăng(%)
1995
1996
1997
1998
1999
2275998
2961444
3162352
3355589
3579427
-
30,1
6,78
6,1
6,7
30063
56280
84058
122685
125279
-
87,2
49,4
46
37
78791
125889
214596
242108
361522
-
59,8
70,5
12,8
49,3
(Nguồn : Tạp chí BHXH 5/2000)
Xét về số lao động tham gia BHXH tại Việt Nam, theo bảng trên ta thấy, sau khi đổi mới hệ thống BHXH Việt Nam, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng lên với tốc độ cao. Năm 1995, số người lao động tham gia BHXH là 2,2 triệu, đến năm 1999, con số này đã tăng đến 3,6 triệu, như vậy là tăng khoảng 60%. Chưa kể hàng năm có khoảng 15 vạn lao động về hưu không được liệt kê vào bảng số liệu trên.
Năm 1995 là năm gốc của đổi mới, số lao động tham gia BHXH mới chỉ đạt 2.275.998 người. Sang năm 1996, sau khi có đầy đủ số liệu về số lao động thuộc diện tham gia BHXH, quĩ lương... một số lượng lớn lao động ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng 10 lao động trở lên đã tham gia BHXH. Số người tham gia BHXH năm 1996 tăng lên 685.446 nghĩa là tăng 30,1% so với năm 1995. Các năm sau 1997, 1998, 1999, số người lao động tham gia BHXH liên tục tăng tốc độ hơn 6%/năm.
Tuy nhiên, khi so sánh lượng tăng tuyệt đối trung bình của giai đoạn 1995 - 2000 là khoảng 300.000 người với 1.200.000 lực lượng tăng tự nhiên hàng năm của Việt Nam thì số người tham gia bảo hiểm tăng thêm chiếm 1/4 số người lao động tăng thêm. Tất nhiên, trong 1,2 triệu lao động tăng thêm hằng năm còn bao gồm cả thất nghiệp, người làm việc ở khu vực tư nhân, tiểu thương, thợ thủ công... Mặt khác, Việt nam hiện nay có khoảng 38 triệu lao động ,nhưng chỉ 14% trong số đó tham gia BHXH. Vậy trong những năm tới, Nhà nước cũng như ngành bảo hiểm xã cần có những giải pháp tích cực để tăng số người tham gia BHXH .
Như vậy, nhìn chung là số người tham gia BHXH tăng liên tục với tốc độ cao qua các năm. Tuy nhiên tỉ lệ số người tham gia BHXH so với tổng số lao động còn thấp, đặc biệt là khi so sánh với các nước trên thế giới: tỉ lệ này là xấp xỉ 95% ở các nước kinh tế phát triển .
Tình hình chung là như vậy, nhưng để tìm ra nguyên nhân của thực trạng và giải pháp thích hợp để tăng số người tham gia BHXH, chúng ta cần xem xét tình hình người lao động tham gia BHXH ở từng khối - loại hình kinh tế. Đối với khối hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang, do lương của người lao động được ngân sách Nhà nước cấp nên số lao động tham gia hoạt động trong khu vực này đảm bảo tham gia BHXH đầy đủ. Cũng như vậy, trong khối doanh nghiệp Nhà nước - những doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn thành lập và quản lý - do hệ thống quản lý lao động, tiền lương chặt chẽ nên người lao động tại các doanh nghiệp này tham gia BHXH cũng đầy đủ. Cụ thể là, năm 1999, số người lao động tham gia BHXH khối hành chính sự nghiệp là 1.367.341 người; khối doanh nghiệp Nhà nước là 1.521.256 người. Số người lao động tham gia BHXH ở hai khối ngành này chiếm hơn 3/4 số người lao động tham gia BHXH cả nước. Trong những năm tới, ở hai khối ngành này, do hầu hết lao động đều tham gia BHXH đầy đủ nên số người lao động tham gia bảo hiểm sẽ tăng không mạnh.
Ngược với xu hướng của 2 khối ngành trên, số người lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số người lao động tham gia BHXH cả nước cũng như so với số người tham gia lao động trong lĩnh vực này.
Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bảng 1 cho chúng ta thấy, số người tham gia BHXH liên tục tăng mạnh trong các năm từ 1995 đến 1999. Số lao động tham gia BHXH năm 1999 so với năm 1995 tăng từ 30.063 đến 125.279 người, nghĩa là tăng gấp 4 lần. Đây cũng là khu vực có số lao động tham gia BHXH tăng phát triển nhất so với các loại hình kinh tế khác với tốc độ tăng bình quân 60%/năm. Tuy nhiên, khi so sánh với số lao động tham gia hoạt động trong khu vực thì số lao động tham gia BHXH chỉ chiếm hơn 10%. Hơn thế nữa, số lao động tham gia BHXH này chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài lý do là đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn là lao động ở các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên, thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều phía: Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động:
Về phía Nhà nước: Nhà nước, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến khu vực lao động này, chưa có chế độ kiểm tra, quản lý, xử lý cũng như chế tài thoả đáng để đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, còn do sức ép về việc làm của khu vực này mà các cơ quan chức năng nhiều khi lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp chế tài của pháp luật.
Về phía người sử dụng lao động: Do đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các đơn vị kinh tế nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa ổn định, số đầu doanh nghiệp nhiều nhưng các yếu tố như lao động, địa bàn, hoạt động... lại thường xuyên th...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
X Đề án Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Một số biện pháp nhằm hoàn thiện định giá đất đô thị ở nước ta Kiến trúc, xây dựng 0
I Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần lilama Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần Sudico Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0
G Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thươn Luận văn Kinh tế 0
S Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng Khoa học Tự nhiên 0
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top