daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Áp Dụng Dạy Học Theo Dự Án Trong Dạy Học Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông

DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ 10
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học................................................................................................... 3
8. Điểm mới của luận văn.............................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............ 4
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và ứng dụng dạy học theo dự án ...........................4
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu dạy học theo dự án ở Việt Nam .................................5
1.2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN .................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm dự án.........................................................................................................8
1.2.2. Khái niệm dạy học theo dự án ...................................................................................8
1.2.3. Đặc điểm dạy học theo dự án ..................................................................................11
1.2.4. Dạy học theo dự án là hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới...................13
1.2.5. Các bước thực hiện dạy học theo dự án ..................................................................13
1.2.6. Ưu và nhược điểm của dạy học theo dự án .............................................................18
1.2.7. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án ...................................20
1.2.8. Chuẩn bị của giáo viên khi dạy học theo dự án.......................................................21
1.2.9. Quy trình dạy học theo dự án ..................................................................................26
1.2.10. Đánh giá trong dạy học theo dự án .......................................................................29
1.2.11. Lưu trữ tài liệu dự án.............................................................................................31
1.3. THỰC TRẠNG DHTDA BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT................ 33
1.3.1. Mục đích điều tra.....................................................................................................33
1.3.2. Đối tượng điều tra....................................................................................................33
1.3.3. Kết quả điều tra .......................................................................................................34
Chương 2: ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HỌC HOÁ
HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................ 40
2.1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH SGK HOÁ HỌC PHỔ THÔNG..................... 40
2.2. QUAN ĐIỂM LỰA CHỌN NỘI DUNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN................ 42
2.3. CÁC LOẠI DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT ....... 45
2.3.1. Dự án tham quan và tìm hiểu...................................................................................45
2.3.2. Dự án thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh .......................................................45
2.3.3. Dự án nghiên cứu học tập........................................................................................46
2.3.4. Dự án tuyên truyền giáo dục, tiếp thị sản phẩm......................................................46
2.3.5. Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội........................................................46
2.4. CÁC GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO DỰ ÁN......... 46
2.4.1. Giai đoạn 1: Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu dự án ..................................47
2.4.2.Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch ..............................................................................49
2.4.3. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án..................................................................................50
2.4.4. Giai đoạn 4: Giới thiệu sản phẩm ...........................................................................50
2.4.5. Giai đoạn 5: Đánh giá .............................................................................................50
2.5. CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO DỰ ÁN ..................................................... 51
2.5.1. Tổ chức thực hiện các dự án....................................................................................51
2.5.2. Dự án SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ........................................................................53
2.5.3. Dự án NITƠ VÀ HỢP CHẤT...................................................................................69
Chương 3:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................ 87
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM............................................................................. 87
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ............................................................................. 87
3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .......................................................................... 88
3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM .......................................................................... 88
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...................................... 91
3. 6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 119
1. Kết luận ................................................................................................................. 119
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Francis Bacon đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh”. Ông đã đúng nhưng lại thiếu một
từ giúp câu nói trở nên chuẩn xác: “Sử dụng tri thức là sức mạnh”. Có được kiến thức
không khó nhưng dùng được nó vào thực tế còn khó gấp ngàn lần. (trích từ cuốn sách
“Không theo lối mòn” của Joanchim de Posada và Ellen Singer).[22].
Chúng ta cũng thường nói: “tui nghe thì quên, tui nhìn thì nhớ, tui làm thì hiểu”.
Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại [25] cũng đã cho thấy, học sinh (HS)
chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe
thầy giảng thì nhớ được 15%. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ
được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được
trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới
75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác
dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS.
Học thông qua hoạt động là cách tốt nhất vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề trong cuộc sống, từ đó thấy việc học có ý nghĩa, tạo ra động lực để các em khám phá.
Biết đâu chính từ những khám phá nho nhỏ sẽ tạo đà cho những phát minh lớn? Cũng chính
những khám phá ấy là nhiên liệu duy trì ngọn lửa đam mê môn học của các em.
Phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống hiện nay vẫn là phương pháp phổ biến
trong nhà trường phổ thông. Theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh là
sách giáo khoa (SGK) và giáo viên (GV).
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ luôn luôn vượt xa tốc độ cập
nhật kiến thức của SGK: cho dù SGK được đổi mới hàng năm đi nữa thì việc cập nhật kiến
thức vẫn chỉ dừng ở mức độ tương đối.
Theo các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống thì người thầy đóng vai trò
trung tâm trong quá trình dạy học: Thầy “truyền đạt” kiến thức từ SGK đến HS. Trong điều
kiện tối ưu, HS tiếp thu 100% những gì được truyền đạt. PPDH truyền thống không tạo điều
kiện cho học sinh đi xa hơn kiến thức trong SGK. Nói cách khác, “chuẩn” kiến thức là điểm
đến cuối cùng.
Trong PPDH học truyền thống, không có chỗ cho một môi trường cộng tác, trong đó
từng thành viên đảm nhận một vai trò, một công việc cụ thể hướng đến một mục tiêu chung.
Trong thực tế cuộc sống, kĩ năng làm việc trong một môi trường như vậy là điều thiết yếu
để tồn tại. Thế nhưng trong dạy học truyền thống thì mối quan tâm hàng đầu là tích lũy kiến
thức để vượt qua các kỳ thi chứ không phải là việc áp dụng những gì đã học vào cuộc sống
thật mà HS phải đối mặt sau khi rời trường.
Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA) là một hướng tích cực để khắc phục
những hạn chế của PPDH truyền thống.
Chúng tui tạm dẫn lời Brandford trong tác phẩm “Con người học như thế nào” [13]
để minh hoạ cho Dạy học theo dự án:
“Kiến thức của người tinh thông được tổ chức… Kiến thức của họ không đơn giản
chỉ là một dãy các sự kiện và công thức liên quan đến đối tượng mà thay vào đó, kiến thức
của họ được tổ chức xung quanh những khái niệm cơ bản hay “những ý tưởng lớn”, cái
mà hướng dẫn họ nghĩ về đối tượng.”
Với những lý do như trên, chúng tui lựa chọn nghiên cứu đề tài “Áp dụng dạy học
theo dự án trong dạy học Hoá học ở trường Trung học phổ thông”. Một điều mà chúng
tui mong muốn là làm cho học sinh nghĩ về những gì mà các em được học.
2. Mục đích nghiên cứu
Áp dụng PPDHTDA trong dạy và học bộ môn hoá học trong trường trung học phổ
thông (THPT).
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc vận dụng PPDHTDA để tiến hành một số dự án trong
dạy và học bộ môn hoá học ở trường THPT.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan vấn đề vận dụng PPDHTDA trong dạy học.
- Nghiên cứu chương trình và SGK hoá học phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của DHTDA trong dạy và học Hoá học ở trường THPT tại
Tp. Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng việc đưa DHTDA vào dạy và học bộ môn hoá học ở trường
THPT.
- Thiết kế một số dự án trong dạy học hoá học phù hợp với nội dung, chương trình và
trình độ học sinh THPT.
- TNSP để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án thiết kế để từ đó khẳng
định PPDHTDA là một hướng tích cực để bổ sung làm đa dạng các hình thức dạy học sử
dụng trong nhà trường đồng thời khắc phục những mặt hạn chế của PPDH truyền thống.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chọn lựa một vài nội dung chương trình Hoá học lớp 10, 11 và 12 trung học phổ
thông (THPT) có thể áp dụng PPDHTDA.
- Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2010 đến tháng 10/2011.
6. Phương pháp nghiên cứu
• Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Phân loại, khái quát hoá
• Nhóm các phương pháp thực tiễn
- Điều tra thu thập thông tin
- Thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
• Các phương pháp toán học: sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
7. Giả thuyết khoa học
- Nếu áp dụng DHTDA vào dạy học sẽ giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, khả năng làm việc hợp tác, hình thành được những năng lực cần thiết, đáp
ứng cho nhu cầu nhân lực của xã hội thế kỉ XXI.
8. Điểm mới của luận văn
- Khai thác những nội dung trong chương trình Hoá học ở trường THPT có thể xây
dựng thành dự án hoá học.
- Thiết kế một số dự án có tính khả thi trong việc dạy và học hoá học ở trường THPT.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và ứng dụng dạy học theo dự án
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc DHTDA. Khái niệm project
được sử dụng lần đầu tiên trong dạy học vào thế kỷ XVI. Khi đó, những kiến trúc sư người Ý
đã làm chuyên nghiệp xu hướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một học viện nghệ
thuật – The Accademia di San Luca – Rome dưới sự bảo trợ của giáo hoàng Gregory XIII năm
1577. Cuộc thi đầu tiên của học viện này được tổ chức năm 1656. Cấu trúc của các cuộc thi vào
học viện tương đương với kỳ thi kiến trúc. Việc thiết kế trong các cuộc thi vào học viện chỉ là
những tình huống giả định. Vì lý do này, chúng được gọi là dự án – những dự án với ý định là
những bài tập trong tưởng tượng chứ chúng không dùng để xây dựng. (theo Egbert).
Được thiết kế sau mô hình của Ý, viện hàn lâm kiến trúc hoàng gia cũng được thành lập
ở Pháp năm 1671, nhiệm vụ của cuộc thi ở đây trở nên phổ biến. Ngoài những cuộc thi “Prix de
Rome” diễn ra hàng năm thì có các cuộc thi Prix d’Emulation” diễn ra hàng tháng.
Với sự giới thiệu của “Prix d’Emulation”, việc đào tạo đã tập trung vào học tập bằng các
dự án. Sinh viên phải hoàn thành một vài dự án cấp tháng để được trao tặng huy chương hoặc
để được công nhận kết quả. Sự công nhận này hết sức cần thiết để học tiếp thạc sĩ và được trao
tặng danh hiệu kiến trúc sư hàn lâm. Với “Prix d’Emulation” năm 1763, sự phát triển ý tưởng
dự án thành phương pháp học tập và giáo dục hàn lâm được hoàn thiện.
Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất với ngành kiến trúc. Đến cuối thế kỷ
XVIII, chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi là một bộ phận của các trường Đại
học Công nghiệp và Kỹ thuật mới [6].
Từ đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ tiêu biểu là J.Dewey và S. Charles Peirce đã
đưa ra những cơ sở của DHTDA và khẳng định rằng: tất cả mọi người dù trẻ hay già đều học
bằng hoạt động thông qua những mối liên hệ với môi trường. Tuy nhiên ở thời điểm đó, việc
học tập còn thiếu tính tự chủ, thiếu nguồn tư liệu trong lớp học, làm hạn chế những thành quả
mà xã hội đòi hỏi ở nhà trường.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ điện tử, DHTDA trở nên khả thi hơn. Với sự
phát triển của chính trị, kinh tế, văn hoá và những mối quan hệ mang tính toàn cầu, xã hội trở
thành xã hội tri thức, trong đó con người không chỉ có học thức hơn, trí tuệ hơn, có khả năng
sáng tạo hơn mà còn năng động hợp tác nhiều hơn trong công việc. Do vậy dạy học phải chuẩn
bị tốt nhất cho người học thích ứng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là trong sự hợp tác với
người khác [8].
Có thể chia quá trình lịch sử nổi bật của phương pháp dạy học theo dự án thành các giai
đoạn như sau [6]:
- Từ 1590 – 1765: Sinh viên được làm việc theo dự án tại các học viện kiến trúc ở Roma
và Paris.
- Từ 1765 – 1880: Dự án đã trở thành phương pháp dạy học phổ biến. Tư tưởng dạy học
này đã được kế tục tại các trường kỹ thuật mới thành lập ở Pháp, Đức và Thuỵ Điển. Năm 1865,
dự án được giới thiệu bởi William B. Rogers tại viện công nghệ Massachusetts ở Hoa kỳ.
- Từ năm 1880 – 1918: Calvin M.Wooward đã đưa phương pháp DHTDA vào các
trường nghề. Tại các trường này sinh viên thường giới thiệu các dự án mà học thiết kế. Ý tưởng
DHTDA đã được chuyển dần từ việc đào tạo thủ công sang giáo dục nghề nghiệp và khoa học
nói chung.
- Từ 1918 – 1965: William Kilpatric định nghĩa lại DHTDA và đưa nó từ Mỹ quay lại
Châu Âu.
- Từ 1965 đến nay, các nhà giáo dục khám phá lại ý tưởng về phương pháp DHTDA và
phổ biến nó trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong đào
tạo đại học, trước hết là các trường kỹ thuật. Hiện nay, hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá
luận được thực hiện trong các trường Cao đẳng và Đại học rất gần với DHTDA [8].
Với những ưu điểm vượt trội, DHTDA đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, một số bài viết và công trình nghiên cứu chúng tui trình bày trong phần sau
đây.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu dạy học theo dự án ở Việt Nam
1.1.2.1. Khoá luận tốt nghiệp
“Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội
dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT –
nâng cao” của Đào Thị Như (2008), Trường ĐHSP Hà Nội.
giải quyết vấn đề.
- Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC do hiệu quả của PP
không phải ngẫu nhiên.
- Các GV đều cho rằng việc sử dụng PPDHTDA tốn nhiều thời gian và công sức
nhưng có tính hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ các nguyên tắc dạy học
hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hay gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học
chưa được như mong đợi.
Từ những kết quả TNSP, chúng tui nhận thấy việc áp dụng PPDHTDA vào dạy và
học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã
phản ánh tính thực tiễn của đề tài.
2. Đề xuất
Dạy học theo dự án vốn chứa đựng những tính ưu việt của dạy học, rất cần thiết để
phát triển ở HS những kĩ năng như tìm kiếm thông tin, thuyết trình, làm việc nhóm, giải
quyết vấn đề… Đây là những kĩ năng làm hành trang cho HS sau khi rời ghế nhà trường.
Những kĩ năng này khó có thể hình thành thông qua hình thức dạy học kiểu chương bài. Để
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ở trường THPT, chúng tui có một số đề
xuất sau đây:
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đổi mới PPDH, chú trọng đầu ra
về cả kĩ năng cứng và kĩ năng mềm của HS, chứ không dừng lại ở thành tích về tỉ lệ tốt
nghiệp. Theo đó, cần tạo môi trường dạy học sáng tạo cho GV, dạy kĩ năng sống cho HS
thông qua dạy kiến thức của bộ môn bằng cách kết hợp các yếu tố về tâm lí và trình độ HS,
tạo điều kiện cho HS tự thể hiện mình qua các sản phẩm học tập. Những kiến thức khoa học
là nguyên liệu để HS tập giải quyết vấn đề, khi cần có thể tìm kiếm được nhờ các công cụ
tìm kiếm chứ không phải là ghi nhớ những kiến thức đó để trả bài, vượt qua các kì thi kiểm
tra trí nhớ.
- Nghiên cứu áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học trong đó có DHTDA. Ngành
giáo dục cần tổ chức những khoá học đào tạo và bổ sung kĩ năng cho GV về quản lí HS
trong hoạt động nhóm, kĩ năng về công nghệ thông tin; cho phép lãnh đạo các trường, các tổ
bộ môn chủ động cải tạo nội dung đảm bảo yêu cầu chung và phù hợp với điều kiện thực tế
theo hướng gia tăng sự tham gia của HS, tạo cơ hội học tập công bằng cho mọi HS, tạo điều
kiện cho các mô hình dạy học mới được triển khai. Khích lệ sự tích cực đổi mới dạy học của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học hình học 8 theo dự án cho học sinh THCS Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Dạy học theo chủ đề Toán 10 Tên chủ đề Các hệ thức lượng trong tam giác (Mẫu mới) Luận văn Sư phạm 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế chuyên đề dạy học "vi sinh vật" - môn sinh học lớp 10, theo định hướng phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Tiểu học Âm nhạc Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top