Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lịch sử thế giới -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Giới thiệu sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600. Tìm hiểu về Vương quốc Xiêm đến cuối thế kỷ XVI và những mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587-1611). Nghiên cứu Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm (1611-1623)

1. Lý do chọn đề tài
Châu Âu trung cổ không có cuộc tiếp xúc nào với Đông Nam Á được
ghi lại cho đến cuối thế kỷ XIII, khi cuốn Viễn du của Marco Polo được xuất
bản. Những miêu tả về xứ đất vàng, đảo vàng, giàu hương liệu càng kích
thích trí tò mò của các thương nhân châu Âu đang khao khát các sản phẩm xa
xỉ từ phương Đông. Nhưng cũng phải đợi đến cuối thế kỷ XV, sau những đại
phát kiến địa lý của hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, quá trình giao
lưu trao đổi thương mại Á - Âu mới thực sự có chuyển biến mới. Trong đó,
Bồ Đào Nha trở thành những người tiên phong khai mở con đường hàng hải
sang phương Đông qua mũi Hảo Vọng. Vào cuối thời trung cổ, người Bồ Đào
Nha rất thích hợp để lãnh đạo các cố gắng của người châu Âu khai thác nền
thương mại của Ấn Độ Dương. Vị trí của người Bồ Đào Nha ở Đại Tây
Dương đã làm cho họ trở thành giống nòi thủy thủ có khả năng đối phó với
những hiểm nguy trên biển cả [2, 377].
Đi tiên phong trong công cuộc khai phá con đường sang thế giới hương
liệu phương Đông qua mũi Hảo Vọng, Bồ Đào Nha trong hơn một thế kỷ sau
khi đặt trên đến châu Á, đã xây dựng cho riêng mình mạng lưới độc quyền
thương mại hương liệu. Sự thâm nhập của người Bồ Đào Nha vào phương
Đông và quá trình xác lập mạng lưới thương mại liên Đông Á của Công ty
Hoàng gia Bồ Đào Nha (Estado da India) đã từng bước phá vỡ cấu trúc
thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông và Đông Á [25, 2]. Tuy nhiên,
sang thế kỷ XVII, sự hùng mạnh, vinh quang của người Bồ Đào Nha chỉ còn
là những kỷ niệm [13, 19]. Một số quốc gia Tây Âu khác tiêu biểu là Anh, Hà
Lan, Pháp... có truyền thống hàng hải và tiềm lực kinh tế đã nỗ lực thử
nghiệm nhiều con đường khác nhau nhằm thâm nhập vào phương Đông để
phá vỡ sự độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha. Với ưu thế vượt trội, các
quốc gia này đã thành lập các công ty thương mại như VOC (Công ty Đông
Ấn Hà Lan), EIC (Công ty Đông Ấn Anh), CIO (Công ty Đông Ấn Pháp)...
nhằm tăng cường sức mạnh của họ khi tham gia vào các hoạt động trao đổi
buôn bán ở châu Á. Trong khi nền thương mại tại châu Á của người Bồ Đào
Nha chỉ đơn thuần là một hãng buôn hoàng gia, thì những thương nhân Anh,
Hà Lan và những công ty thương mại thứ yếu khác đã tích lũy một số vốn
lớn và dùng nó vào việc tăng cường sức mạnh hàng hải ở miền Đông
Ấn. Người Âu không chỉ kiểm soát con đường buôn bán liên lục địa Á - Âu
mà còn tham gia vào các tuyến thương mại Nội Á truyền thống.
Bên cạnh đó, với sự thâm nhập của người châu Âu vào Đông Á thế kỷ
XVI, cấu trúc hải thương của khu vực Biển Đông cũng dần bị phá vỡ, thay thế
bởi một cấu trúc mới mang đậm dấu ấn của các thế lực thương mại và hàng
hải phương Tây, góp phần làm nên thời đại hoàng kim trong trong nền thương
mại châu Á. Với vị trí của một vùng biển được biệt đãi [63, 21], Đông Nam Á
sớm trở thành địa điểm buôn bán, trao đổi thương mại sôi động, tấp nập tàu
thuyền. Hòa cùng những biến chuyển chung của thời đại thương mại, một loạt
các quốc gia Đông Nam Á cũng đã tích cực dự nhập vào dòng chảy của nền
hải thương khu vực. Vì vậy, nghiên cứu quá trình thâm nhập, xây dựng cơ sở
thương mại của các thế lực hàng hải phương Tây ở Đông Nam Á là một phần
không thể thiếu nhằm phục dựng bức tranh kinh tế - xã hội của khu vực trong
giai đoạn phát triển đầy năng động này.
Vào cuối thế kỷ XVI, cùng với những biến chuyển của bầu không khí
chính trị và xã hội Anh, nền kinh tế của quốc gia đảo quốc cũng đứng trước
thách thức và cơ hội phát triển mới. Những phát kiến địa lý thành công của
hai quốc gia trên bán đảo Iberia vào cuối thế kỷ XV, khiến cho công cuộc
chạy đua hàng hải và thương mại ở một số dân tộc hàng hải truyền thống Tây
Âu như Hà Lan, Anh càng trở nên gay gắt. Dù vậy, trong suốt nửa đầu thế kỷ
XVI, người Anh không thể tạo ra một bước ngoặt nào trong quá trình khai
phá con đường sang phương Đông do thiếu kiến thức bởi người Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha đã thiết lập “hàng rào kín”, quyết tâm bảo mật các thông tin
về những vùng đất mới.
Phải đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XVI, người Anh mới bắt đầu có
được những kiến thức - dù còn hết sức tản mạn - về phương Đông sau các
chuyến đi vòng quanh thế giới của Francis Drake và Thomas Cavendish (1577-1580). Một làn sóng tìm kiếm con đường sang phương Đông buôn bán
sôi sục ở thủ đô Luân Đôn; nhiều công ty ra đời để buôn bán với vùng Đông
Ấn. Tuy nhiên, do ngại đối đầu với người Bồ Đào Nha trên con đường qua
mũi Hảo Vọng, trong nhiều thập niên sau đó, người Anh đã nỗ lực tìm kiếm
con đường đi sang phương Đông qua phía đông bắc (biển Ban Tích và Bắc
Băng Dương) hay vượt đường bộ qua xứ Ba Tư.
Sau nhiều thất bại, thương nhân Anh thấy rằng con đường duy nhất để
Đông tiến chính là chấp nhận đương đầu với người Bồ Đào Nha để đi qua mũi
Hảo Vọng. Cùng với quyết tâm đó, năm 1591, thương nhân Luân Đôn đã tổ
chức chuyến đi Đông Ấn đầu tiên. Mặc dù vấp phải thất bại cay đắng, nhưng
việc tàu của người Anh vượt qua mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ Dương và
sang đến tận vùng quần đảo hương liệu Đông Nam Á đã tạo ra tiếng vang lớn
đến giới thương nhân và hàng hải Anh. Ở Luân Đôn, giới thương nhân và tài
phiệt ráo riết vận động và đệ trình lên Nữ hoàng Elizabeth kế hoạch thành lập
công ty Đông Ấn buôn bán sang phương Đông. Ngày 31/12/1600, Nữ hoàng
Elizabeth phê duyệt kế hoạch trên, Công ty của các thương nhân Luân Đôn
buôn bán với miền Đông Ấn được phê chuẩn.
Ngay sau khi được thành lập, Ban Giám đốc tích cực chuẩn bị cho
những chuyến đi Đông Ấn đầu tiên dưới danh nghĩa Công ty, đánh dấu một
thời kỳ mới của nền hải thương Anh trong lịch sử thương mại và hàng hải thế
giới. Theo số liệu lưu trữ của Công ty, từ năm 1620 đến năm 1700, trung bình
mỗi năm có 8 tàu rời nước Anh đi phương Đông. Nếu tính gộp cả giai đoạn
1600-1833, đã có khoảng 4.600 tàu rời Luân Đôn đi phương Đông. Đặc biệt,
sau năm 1800, trung bình mỗi năm có 42 tàu Anh đi phương Đông [47, 23].
Tại phương Đông, ngoài Ấn Độ, nhiều khu vực thuộc Đông Nam Á hải đảo,
Miến Điện, Cao Miên, Đài Loan, Nhật Bản... Công ty Đông Ấn Anh cũng đã
có mối liên hệ thương mại, kinh tế từ khá sớm ở vương quốc Xiêm. Cùng với
sự xuất hiện của các thương nhân phương Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Pháp...), người Anh bước đầu đã xây dựng được thương điếm ở Pattani và
Ayutthaya. Tuy không giành được nhiều thành công trong hoạt động buôn bán ở
Xiêm trong khoảng 3 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII. Nhưng quan hệ
thương mại thời kỳ này, dường như đã để lại nhiều hệ lụy cho mối quan hệ
thương mại, chính trị rất đặc biệt giữa hai quốc gia Anh - Xiêm trong những
thế kỷ tiếp theo. Đề tài luận văn “Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm
nửa đầu thế kỷ XVII” cố gắng phục dựng bức tranh hoạt động bang giao và
thương mại của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm trong bối cảnh chung của khu
vực Đông Á thời kỳ này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc
Xiêm là một đề tài tương đối rộng, đòi hỏi cần nhiều thời gian, đầu tư công
sức nghiên cứu. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ chịu giới hạn về thời
lượng, người viết xin tập trung làm sáng rõ một giai đoạn cụ thể của mối quan
hệ Anh - Xiêm, giai đoạn khởi động từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1623, khi
người Anh tạm thời đóng cửa thương điếm ở Xiêm nhằm chấn chỉnh lại hoạt
động chung của Công ty ở Đông Á.
Do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên hoạt động của công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm giai đoạn này không thực sự thành
công. Sự cạnh tranh khốc liệt của thương nhân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật
Bản, Trung Hoa... cũng như sự độc quyền thương mại của hoàng gia Xiêm đã
làm cho hoạt động trao đổi buôn bán của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian này, bên cạnh Xiêm, Công ty cũng đã bước đầu xây dựng mối
quan hệ thương mại với Nhật Bản, một số tiểu quốc ở khu vực Đông Nam Á
hải đảo, vùng vịnh Bengal... Vì vậy, nghiên cứu hoạt động thương mại của
Công ty ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII cần được đặt trong bối cảnh
chung của tình hình khu vực. Luận văn sẽ cố gắng trình bày những nét cơ bản
về tình hình hoạt động của Công ty ở Xiêm, đồng thời luận giải những nguyên
nhân khiến cho hoạt động của Công ty trong giai đoạn này chưa mang lại
nhiều thành công, lợi nhuận như mong đợi.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Tổ chức mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Đông Ấn. Tài liệu chưa phân loại 0
S Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần Đông Ấn. Tài liệu chưa phân loại 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chương trình quản lí chất lượng theo HACCP cho sản phẩm Chả giò xốp tôm cua chiên đông lạnh tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện đông anh, thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Sơ đồ quy trình Công nghệ chế biến tôm tẩm bột đông lạnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng nhập khẩu mặt hàng đông lạnh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm đông á Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát qui trình chế biến cá Tra Fillet đông lạnh IQF tại Công ty TNHH thực phẩm QVD Đồng Tháp Nông Lâm Thủy sản 0
D TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3/ngày đêm Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về qui trình công nghệ sản xuất bánh bông lan tại công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top