e_nhin_ji_anh

New Member
Thông thường khi đi khám thai bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày kinh cuối để tính ngày dự sinh cũng như tính tuổi thai đối với những người phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày. Còn với những người có chu kỳ kinh không đều như trong trường hợp trên thì sẽ phải tính tuổi thai dựa trên siêu âm 3 tháng đầu tiên. Vì siêu âm 3 tháng đầu cho biết chính xác tuổi thai. Bạn cũng nên biết tuổi thai mà các bạn sĩ sản khoa tính ở đây là tính tuần vô kinh chứ không phải tính tuổi thai dựa vào ngày hai vợ chồng quan hệ. "Cụ thể cho trường hợp của độc giả nêu là ngày 21/01/14 thai được 6 tuần 2 ngày và 09/02/14 thai được 8 tuần 5 ngày. Vậy nếu tính theo siêu âm 3 tháng đầu và vợ chồng em quan hệ trong khoảng thời gian như bạn đã nêu ở trên là rất trùng khớp với ngày trứng rụng (ước tính là vào khoảng ngày 23/12 ). Với vacxin phòng rubella, các bạn sĩ thường khuyên sau tiêm 3 tháng, tối thiểu là sau 1 tháng mới nên có thai, khi đó cơ thể đã sản sinh ra kháng thể. Như trường hợp của bạn đã tiêm được một tháng nên không cần quá e sợ nhé.", bác sĩ Hà cho hay. Phụ nữ trước khi mang thai cần được tiêm phòng Rubella bởi trong thời gian mang thai mà không may mắc phải chứng bệnh này sẽ vô cùng nguy hiểm bởi có thể gây dị tật cho thai nhi, cụ thể là: Trong 3 tháng đầu: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hay thai chết lưu trong tử cung . Và thống kê cho thấy 70%-100% trẻ sinh ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não…do vi-rút ức chế khả năng phân chia tế bào, tác động đến sự phát triển cơ quan, dẫn đến nhiều bất thường về cấu trúc, gây dị dạng cho thai nhi và bé còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ… Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, rất hiếm gặp dị tật và tỷ lệ gần như là 0%. Tuỳ theo bạn bị nhiễm rubella vào thời điểm nào của thai kỳ mà có các hướng theo dõi hay xử trí khác nhau Việc tư vấn xử trí phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định thời điểm nhiễm bệnh. Vấn đề khó khăn là khó chẩn đoán chính xác là mẹ chắc chắn bị nhiễm rubella và thời điểm nhiễm là lúc nào. Tuỳ theo tình trạng hiện tại mà bác sĩ sẽ cho làm các loại xét nghiệm khác nhau. Tóm lại là không nên hoang mang, khi nghi ngờ bị nhiễm, nên tư vấn bác sĩ, theo hướng dẫn của bác sĩ để chẩn đoán mẹ có bị nhiễm hay không. Việc quyết định giữ hay bỏ thai cần được tư vấn bởi các bạn sĩ chuyên khoa. Theo bác sĩ Song Hà, trong trường hợp chưa có kháng thể hay chưa tiêm ngừa thì để phòng bệnh, cần hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh hay nghi ngờ mang mầm bệnh. Ngoài ra, cần thiết phải giữ sức khoẻ tốt, ăn uống đủ dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều vitamin. "Đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu không nên đến chỗ đông người khi không cần thiết và thường xuyên mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, nhất là người nghi ngờ mang mầm bệnh,vệ sinh, rửa tay thường xuyên. Lúc mang thai không thể chích ngừa, còn nếu có ý định mang thai, bạn nên tiêm ngừa trước đó một tháng. Nếu bạn đã có kháng thể kháng rubella thì không cần xét nghiệm máu lại. Bạn có thể chích thêm một mũi vacxin rubella nếu nồng độ kháng thể lần trước thấp", bác sĩ Hà khuyên. Dấu hiệu mắc bệnh Rubella và cách xử trí Sau khi virus vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC. Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết. Phát ban: Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Đau khớp hay đau khắp mình mẩy. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng. Khi bị rubella bạn cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị các triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Bên cạnh đó bạn nên giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Biện pháp phòng ngừa tốt và hiệu quả nhất với các bệnh Rubella là chủ động tiêm ngừa vắc xin. Phụ nữ đến tuổi sinh sản nên chủ động tiêm ngừa vacxin phòng ngừa bệnh này ít nhất là một tháng trước khi mang thai.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top