daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiệp vụ Hải quan: Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 4
I. TÓM TẮT CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 5
1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ 5
2. Các quy tắc xuất xứ trong EVFTA 7
Cách xác định xuất xứ hàng hóa: 7
a.1. Quy tắc xuất xứ chung 7
a.2. Các trường hợp không áp dụng khi xác định xuất xứ hàng hóa 14
a.3. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ 15
a.4. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa 16
a.5. Bộ hàng hóa 17
a.6 Nguyên tắc lãnh thổ 17
3. Thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ 18
4. Điều khoản đặc biệt 18
a. Vùng lãnh thổ Ceuta và Melia 18
b. Công quốc Andorra 19
c. Cộng hoà San Marino 19
5. Điều khoản thi hành 20
6. Tóm tắt 20
II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 24
1. Áp dụng 2 cơ chế chứng nhận xuất xứ 24
2. Những nước được hưởng ưu đãi C/O form EVFTA 25
3. Tạm dừng ưu đãi 25
4. Chuyển đổi cơ chế GSP trong 7 năm 26
5. Đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nắm bắt rõ chính sách, tránh vi phạm 28
III. CƠ CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CO) (℅ MẪU EUR.1) VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA 30
1. Điều kiện áp dụng 2 cơ chế xin CO và tự chứng nhận 30
2. Quy trình cấp giấy Chứng nhận xuất xứ 32
3. Hướng dẫn kê khai CO mẫu EUR.1 32
4. Một số vấn đề thực tế cần quan tâm trong việc áp dụng CO mẫu Eur.1 45
5. Thuận lợi/khó khăn của 2 cơ chế đối với doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng sang EU 45
I. Tóm tắt các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ
Hiệp định EVFTA (EU-VN Free Trade Agreement) là: Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước
thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP),
là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ
trước tới nay.
Quy tắc xuất xứ (Rules of origin - ROO) là gì: Theo định nghĩa của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết
nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa. Quy tắc
xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm
bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định
về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó.
Mục đích của quy tắc xuất xứ: (i) Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của
hàng hóa, giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng
đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Quy tắc xuất xứ trong FTA
nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ” trong FTA đó sẽ
được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngoài FTA đó sẽ
không được hưởng ưu đãi thuế quan.
(ii) Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng
tránh gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, dễ áp
dụng sẽ giúp “thuận lợi hóa thương mại”. Bên cạnh đó, các tiêu chí “đơn giản, linh
hoạt” hay “có phần lỏng lẻo” sẽ dễ dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại”. Một
bộ quy tắc xuất xứ chặt chẽ, phức tạp, không dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm
soát và quản lý tốt hơn nhưng lại phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa
thương mại”. Thông qua việc quy định một bộ “quy tắc xuất xứ” hàm chứa các
yếu tố cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng chống gian lận thương
mại” có thể đo được tính hiệu quả mà FTA đó mang lại cho những người sử dụng
bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan FTA.
(iii) Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số đo
này được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
ưu đãi đến một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu
chung đến thị trường FTA đó. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi càng cao, chứng tỏ số lượng
hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi càng
nhiều
(iv) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc
Tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi – là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được
hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên
phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA
mang lại.
- Phạm vi áp dụng:
+ Tất cả hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm.
+ Tất cả các sản phẩm tương tự và có cùng HS code của các doanh
nghiệp Việt Nam khác.
- Nội dung: Nếu nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa
hay nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh
xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày
không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và
sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện
pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể
gia hạn thêm 3 tháng.
4. Chuyển đổi cơ chế GSP trong 7 năm
Nhắc lại: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là cơ chế ưu đãi đơn phương dành
cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với
các nền kinh tế lớn. Trong những năm qua, Liên minh châu Âu (EU) đã dành cơ
chế này cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong đó có da giày, may mặc, đồ
nhựa,... Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ chế này để mở rộng
thị trường tại EU.
Theo quy định của EU, khi một nước đang được EU cho hưởng cơ chế GSP mà
ký kết FTA với EU thì cơ chế GSP sẽ tự động kết thúc. Tuy nhiên, trong thời gian
đầu EVFTA có hiệu lực, do các bước cắt giảm thuế trong biểu cam kết thuế quan
của EU nên thuế quan ưu đãi của EU tại thời điểm EVFTA có hiệu lực có thể cao
hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang được hưởng trong GSP. Chính vì vậy,
EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình 7 năm.
Cụ thể, trong 2 năm đầu tiên kể từ khi có Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sang EU được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức
thuế ưu đãi từ GSP hay Hiệp định EVFTA.
Trường hợp lựa chọn mức thuế ưu đãi của cơ chế nào thì phải đáp ứng quy tắc
xuất xứ của cơ chế đó. Ví dụ, doanh nghiệp lựa chọn mức thuế ưu đãi từ GSP thì
hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong GSP. Tương
tự như vậy với Hiệp định EVFTA.
Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép
lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hay Hiệp định EVFTA.
Tuy nhiên, dù áp dụng thuế ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam phải đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam sang EU sẽ được hưởng thuế và áp dụng quy tắc xuất xứ hoàn toàn theo
Hiệp định EVFTA.
Thời gian
GSP EVFTA
Thuế ưu đãi Quy tắc xuất xứ Thuế ưu đãi Quy tắc xuất xứ
2 năm đầu x x x x
5 năm tiếp theo x x x x
Sau 7 năm x x
5. Đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nắm bắt rõ chính sách, tránh vi phạm
Muốn hưởng được bữa tiệc EVFTA thì điều tiên quyết là phải đáp ứng được quy
tắc xuất xứ. Việc Việt Nam mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho EU tạo
ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch
vụ của nước ta. Ở chiều ngược lại thì rào cản kĩ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu
từ nước ta vào EU là rất chặt chẽ nên cũng tạo ra thách thức không nhỏ.
EU là thị trường bậc cao nên ưu đãi về mặt thuế quan không phải là màu hồng. Ví
dụ như muốn nắm bắt được cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU thì nông, thủy
sản của Việt Nam phải vượt qua được các rào cản kĩ thuật, tiêu chuẩn khắt khe.
Chúng ta đã tập trung vào vấn đề này kể từ năm 2016 để không chỉ ứng xử với
EVFTA mà còn nhiều FTA khác. Và điều quan trọng là làm sao doanh nghiệp có
thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đó trong cả quá trình từ trồng trọt đến xuất
khẩu.
Chúng ta dễ dàng thấy được quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA yêu cầu sự
tham gia lớn của nguồn nguyên liệu trong khu vực FTA, ví dụ như thủy sản, dệt
may hay da giày, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất,
chế biến sâu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong khu vực hay phát triển các nguồn
nguyên liệu từ trong nước. Lấy ví dụ một số ngành hàng dệt may chưa đáp ứng
được quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA do nguồn nguyên liệu cho sản xuất
hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc
hay ASEAN.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu, tham gia các hoạt động phổ
biến về Hiệp định để hiểu rõ, hiểu đúng các quy định về quy tắc xuất xứ, tự tin áp
dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến
thương mại với sự tham gia của đối tác EU để tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng
như bạn hàng mới, mở rộng chuỗi cung ứng trong khu vực cũng như mở rộng thị
trường tới những nước EU mà trước đây chưa hay ít khai thác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp việc thực hiện các nguyên tắc cũng như quy trình thiết kế Luận văn Kinh tế 0
N Thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; phương hướng xây dựng bộ quy tắc ứng xử : Luận văn Luật 0
I Quy tắc thị trường? Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta đi theo đúng quy Tài liệu chưa phân loại 0
R Quy tắc thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại theo quy tắc đó Tài liệu chưa phân loại 0
M Các quy tắc phát âm tiếng anh Ngoại ngữ 0
A 10 quy tắc cho các doanh nghiệp dịch vụ Mẹo vặt cuộc sống 0
N Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm Tài liệu chưa phân loại 0
T Vai trò của liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
Y Tác động của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc hình thành quy chế pháp lý các vùng biển theo quy Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top