contraibien

New Member
Luận văn luật: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2013
Chủ đề: Luật Quốc tế
Luật thương mại
Xuất khẩu
Miêu tả: Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Làm rõ một số vấn đề lý luận về các biện pháp phòng vệ thương mại đang được pháp luật thương mại thế giới thừa nhận và cho phép áp dụng, cụ thể như: Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại; các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại và các điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; vai trò, tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thương mại hàng hóa và kinh tế quốc tế. Phân tích, đánh giá khái quát các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, đồng thời nghiên cứu các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên và thực tiễn sự tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, đưa ra các kiến nghị về giải pháp pháp lý nhằm góp phần ngăn chặn tác động của các biện pháp này tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam, góp phần giúp giao thương của Việt Nam được thuận lợi và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI 9 1.1. Khái niệm về phòng vệ thương mại 9 1.2. Một số biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến 10 1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá 12 1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp 20 1.2.3. Biện pháp tự vệ 24 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHẬT BẢN 30 2.1. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ 30 2.1.1. Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại 30 2.1.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ và đặc điểm của các biện pháp này 30 2.1.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Hoa Kỳ 33 2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ 42 2.1.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ 2.1.2.2. Các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại 44 2.1.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 44 2.1.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 50 2.2. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Liên minh châu Âu 55 2.2.1. Tổng quan pháp luật Liên minh Châu Âu về phòng vệ thương mại 55 2.2.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU và đặc điểm của các biện pháp này 55 2.2.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật EU 57 2.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu 66 2.2.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 68 2.2.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - EU 70 2.3. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản 72 2.3.1. Tổng quan pháp luật Nhật Bản về phòng vệ thương mại 72 2.3.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Nhật Bản và đặc điểm của các biện pháp này 72 2.3.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Nhật Bản 75 2.3.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Nhật Bản 88 2.3.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Nhật Bản với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác 2.3.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Nhật Bản 91 2.4. Những lưu ý chung cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản 93 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NGĂN NGỪA SỰ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 96 3.1. Tác động của phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam 96 3.1.1. Tổng quan về tác động của phòng vệ thương mại và kinh nghiệm ứng phó của Việt Nam 96 3.1.2. Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam 99 3.1.2.1. Tác động tới kim ngạch xuất khẩu 99 3.1.2.2. Tác động tới môi trường đầu tư 101 3.1.2.3. Tác động tới hình ảnh và uy tín của Việt Nam 103 3.1.2.4. Các tác động khác 104 3.2. Các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động của phòng vệ thương mại tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam 105 3.2.1. Các giải pháp chung 105 3.2.2. Các giải pháp pháp lý 108 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu" [11] là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ ra. Trong đó, cũng nêu rõ một trong những rào cản lớn cho thương mại quốc tế là chủ nghĩa bảo hộ, mà các biện pháp phòng vệ thương mại là một trong những công cụ phổ biến đang được các quốc gia sử dụng, như một hình thức bảo hộ hợp pháp. Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về phòng vệ thương mại của những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng như luật lệ về phòng vệ thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu gây ra. Pháp luật Việt Nam cũng kịp thời ghi nhận và có các quy định hướng dẫn cách áp dụng các công cụ này để bảo hộ cho hàng hóa và nền sản xuất trong nước trước sự thâm nhập và cạnh tranh ngày một mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài. Cụ thể, pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp và pháp lệnh tự vệ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành, để trang bị cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm một phương tiện hợp pháp trong quá trình tự do hóa thương mại quốc tế, tuy nhiên trên thực tế các văn bản này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trên thực tế, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại. Dưới hình thức thuế bổ sung, hạn ngạch… các biện pháp phòng vệ thương mại này là những rào cản mang tính bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng tại các thị trường xuất khẩu, gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị phần xuất khẩu. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, những vụ kiện do các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không giảm đi mà ngược lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Những vụ kiện này rõ ràng đã gây ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Nhà nước, các địa phương, Hiệp hội ngành hàng và nhất là bản thân các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động đối phó, phải nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế mới có thể mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam" có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu sâu pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần chú trọng tới những yếu tố nào và cần làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản về phòng vệ thương mại cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng thương mại hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Việt Nam, liên quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và các đề tài chuyên khảo. Cụ thể, các sách do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành, như cuốn "Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều cần biết" do VCCI, với sự cộng tác của các Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, xuất bản. Đây là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu tương đối đầy đủ những quy định hiện hành của WTO, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu về việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá dưới dạng các câu hỏi và đáp ngắn gọn, cụ thể và thiết thực. Ngoài ra, các ấn phẩm khác của VCCI như "Kiện chống bán phá giá", "Trợ cấp và thuế chống trợ cấp", "Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế" hay "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ" cũng là những ấn phẩm bổ ích trong việc đem lại những kiến thức cơ bản cho người đọc trong việc tiếp cận các khái niệm chung, các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại. Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) thuộc VCCI cũng đã phát hành nhiều cuốn sách về phòng vệ thương mại, như cuốn "Tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO", "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ", Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ"… cùng với các ấn phẩm khác của Cục Quản lý Cạnh tranh, trực thuộc Bộ Công thương như "Các văn bản pháp luật về Biện pháp bảo đảm thương mại công bằng trong thương mại quốc tế của Việt Nam" và "Hỏi đáp về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam" là những ấn phẩm đã được xuất bản rộng rãi, là tài liệu quen thuộc với các doanh nghiệp, các đối tượng muốn tìm hiểu về pháp luật phòng vệ thương mại nói chung. Bên cạnh đó, không thể không kể đến rất nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài này. Gần đây nhất có hai luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Luật Hà Nội, và Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng nghiên cứu về đề tài này còn có công trình nghiên cứu cấp thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới cùng nhiều luận văn, luận án khác có liên quan hay có đề cập, nghiên cứu một khía cạnh của đề tài… Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc về pháp luật chống bán phá giá nói riêng cũng như pháp luật phòng vệ thương mại nói chung của Việt Nam và một số nước đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đáng tham khảo. Ở nước ngoài, pháp luật phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã được phân tích và nghiên cứu trong rất nhiều các công trình. Điển hình trong những công trình nghiên cứu này là các tác phẩm của Clive Stanbrook và Philip Bentley, Dumping and subsidies: the law and procedures governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the european community (1996), Keith Steele (editor), Anti-dumping under the WTO: a comparative review, (1996), Wolfgang Muller, EC anti-dumping law: a commentary on regulation 384/96, John Ohnesorge, State, Industrial Policies & Antidumping Enforcement in Japan, South Korea and Taiwan, 3 Buffalo Journal of International Law 289 (1996-97), Sebastian Farr, EU anti-dumping law: pursuing and defending investigations (1998), Pierre Didier, WTO trade instruments in EU law: commercial policy instruments: dumping, subsidies, safeguards, public procurement (1999), Brink Lindsey, Antidumping Exposed: The Devilish Details of Unfair Trade Law, Cato Institute (2003), Wenxi Li, Anti-dumping law of the WTO/GATT and the EC: gradual evolution of anti-dumping law in global economic integration (2003), Aradhna Aggarwal, The Anti-Dumping Agreement and Developing Countries: An Introduction, Oxford University Press (2007), Anderson Mori & Tomotsune, Anti-Dumping Laws and Regulations in Japan, A Global Competition Review special report (2008), Yan Luo, Anti-dumping in the WTO, the EU Một đặc điểm khác của pháp luật phòng vệ thương mại của EU, đó là quy tắc thuế thấp hơn. Cụ thể, theo quy định của WTO, mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ phá giá. Trên thực tế, các quốc gia thường áp dụng quy tắc thuế bằng biên độ phá giá được xác định trong điều tra. Tuy nhiên, EU lại xác định hai loại biên độ: biên độ phá giá và biên độ thiệt hại và sẽ áp dụng thuế suất bằng biên độ nào thấp hơn trong hai loại biên độ này. Như vậy, trong mọi trường hợp, Liên minh Châu Âu nếu có quyết định áp dụng biện pháp thuế cũng sẽ không cao hơn biên độ phá giá và có khả năng thấp hơn, điều này không giống như nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, vì mức thuế suất luôn bằng biên độ phá giá được xác định, không có bất kỳ khả năng nào thấp hơn hay giảm nhẹ hơn. 2.2.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật EU  Pháp luật của EU về chống bán phá giá Biện pháp phòng vệ được sử dụng đầu tiên và nhiều nhất tại EU là kiện chống bán phá giá. Hệ thống chống bán phá giá của EU được điều chỉnh bởi Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay. Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước thành viên EU. Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo bốn điều kiện: (i) Các sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá (tức là bán với mức giá thấp hơn giá trị thông thường); (ii) Ngành công nghiệp nội địa ("ngành công nghiệp của Liên minh";) đang phải gánh chịu thiệt hại vật chất hay đang đe dọa bị thiệt hại; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa mặt hàng nhập khẩu phá giá và những thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa; và (iv) Việc áp dụng các biện pháp là vì lợi ích của Liên minh. Yêu cầu "việc áp dụng các biện pháp vì lợi ích của Liên minh" không được nhắc đến trọng Hiệp ước chống bán phá giá của WTO và đây chính là cơ sở quan trọng cho các nhà xuất khẩu để chống lại việc thi hành các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo pháp luật về chống bán phá giá của EU, bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp nhân, một hiệp hội hay một liên đoàn thay mặt cho tối thiểu 25% tổng sản lượng mặt hàng đó tại các nước EU. Một Ủy ban Tư vấn gồm thay mặt của các nước thành viên EU và do thay mặt của Ủy ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Ủy ban châu Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiện trong vòng 40 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện. Ủy ban châu Âu sau đó sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá trên Công báo. Quyết định này bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và tóm tắt những thông tin Ủy ban đã nhận được. Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Ủy ban châu Âu sẽ tìm một nước có những điều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá thông thường của mặt hàng đang bị điều tra. Trên thực tế, Ủy ban Châu Âu thường chọn các nước có giá cao hơn giá của các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam để làm tăng biên độ phá giá của các vụ điều tra. Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm đơn xin được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường nếu chứng minh được rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can thiệp của Nhà nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được chấp nhận, giá trị thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước đối với giá xuất khẩu và như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ khi EU tính toán thuế chống bán phá giá.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các cảng container tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn và du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách Sạn Du lịch Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Kinh tế 4
D Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top