amye_lht

New Member

Download miễn phí Luận văn Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung





Mục lục
Mở đầu 1
1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của đề tài 3
B. NỘI DUNG 4
Chương 1 Khái quát chung về truyện cười dân gian Việt Nam 4
1.1. Khái niệm truyện cười 4
1.1.1. Vị trí của truyện cười trong nền văn học dân gian 5
1.1.2. Phân loại truyện cười 6
1.2 Hiện thực lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam 7
Chương 2. Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung 9
2.1. Bộ máy cai trị thối nát 9
2.1.1 Sự bạc nhược của các bậc “phụ mẫu” 12
2.1.2 Sự lên ngôi của “ đồng tiền” trong luật pháp 14
2.2. Bộ mặt thật của các tầng lớp trên trong xã hội 16
2.2.2 Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống 23
2.3 Những thói hư tật xấu trong đời sống quần chúng nhân dân 28
Chương 3. Giá trị của truyện cười trong việc phản ánh hiện thực xã hội 32
3.1. Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội 32
3.2. Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân 33
3.3. Truyện cười – màng lọc “ cải tạo” xã hội 34
Kết luận 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vậy ta không chỉ thấy trong hệ thống truyện cười xuất hiện những truyện mà khi chúng ta đọc xong phải bật cười, đó là việc làm hành động của nhân dân trước bộ máy quan lại thối nát, như Toàn gạo với muối, một ông quan huyện ăn tiền rát lắm, xử với dân rất tàn nhẫn. Do đó mà khi quan bị đổi đi nơi khác, chẳng ai đến tiễn quan cả, quan mới trách, khi có người thưa, cả hàng huyện đã sắp đỗ lễ tiền quan rồi, đã làm cho quan bà mừng rỡ, vì sắp được nhận một món hời nào đó, nhưng rồi phải thất vọng khi chỉ toàn gạo và muối, đó là những thứ khi nhân dân dùng để tống khứ những quan ôn, có lẽ đó là một sự đáp lễ rất xứng đáng cho những kẻ làm quan “phụ mẫu” nhưng lại tham lam và dốt nát.
Bên cạnh quan lại, thì hào trưởng, địa chủ, phú ông cũng là những đối tượng quen thuộc của truyện cười dân gian., những truyện như : Sang cả mình con, Anh cả lắc, Tại ông không hỏi, Gỉả nợ tiền kiếp...đã cho chúng ta thấy rõ được vẻ bên trong của những kẻ trực tiếp hút máu nhân dân, nhưng bề ngoài vẫn ra vẻ ân nghĩa, thương xót, như trong Trả nợ tiền kiếp là nhữg trong những truyện tiêu biểu nhất. Truyện kể rằng có một người chết, xuống âm phủ, Diêm Vương tra sổ thấy công nợ chưa trả hết, mới bắt hóa xuông làm kiếp trâu kéo cày trả nợ cho bọn địa chủ. Anh ta liền kêu rằng: “làm kiếp trâu không xong, trừ phi làm bố chúng nó mới giả hết nợ chúng nó được”. Diêm Vương hỏi tại sao, anh ta giải thích thế này: “làm kiếp trâu cũng làm có hạn thôi, làm bố chúng nó thời e sợ cho chúng nó tất cả thì mới trả xong nợ chúng nó được. Lại còn một nỗi khi chúng bóp hầu nặn họng người ta ra quá đáng thì người ta lại gọi bố chúng nó ra người ta chửi”. Nghe đến đây mọi người đều khâm phục trí thông minh của người kể chuyện đã đặt ra một nghịch lí :“làm trâu chưa khổ, chưa nhục bằng làm bố bọn trọc phú’’. Rõ ràng đây là một câu chửi thâm độc mà khéo léo. Đó là một câu trả lời rất thông minh, nhưng đằng sau lại mang ý nghĩa sâu sắc, nó cho ta thấy được thực trạng của nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ, đó là người dân có làm cho đến chết vẫn chưa trả hết nợ cho bọn địa chủ.
Truyện cười đã giáng một đòn mạnh vào giai cấp thống trị, để thấy được bản chất bên trong của chúng. Ngoài mặt thì chúng nói đạo đức, bắt mọi người phải theo cái đạo đức mà chúng bày đặt ra, nhưng bản thân chúng lại làm điều ác, bất lương, không tuân theo những đạo đức đó, thì người ta chỉ căm ghét, khing bỉ chúng. Tiêu biểu Rắm của con đấy ạ!, có một nội dung phản phong sâu xắc, nó là một nhát búa bổ vào bộ mặt giả tạo của bà huyện ngu xuẩn kia. Ta hãy phu nhân của một bậc phụ mẫu, có cách ứng sử văn minh đối với người đầy tớ một cách trơ trẽn như thế nào, khi mà bà ta thấy xấu hổ với cái rắm của mình, nhưng anh đầy tớ hiền lành, đã không biết nhận thay cho chủ “Đồ ngu, đồ ngu, đồ không ra gì! Mày như người ta thì mày nhận là của mày có được không?”[17;183]. Khi người ta cái câu vô nghĩa lí, trái tự nhiên của bà huyện, là ta nhận thức rõ một trường hợp thất bại về sự ngu xuẩn, của một kẻ vì quá nặng đầu óc sĩ diện mà đã làm một việc không bình thường. Chúng ta phê phán hành động trái tự nhiên đó nên chúng ta cười, đồng thời chúng ta phê phán động cơ của hành động đó mà chúng ta ghét con người ấy. Hơn nữa qua câu truyện, chúng ta đã vạch trần được sự giả tạo của luận điệu “Những người ở giai cấp thống trị thì thanh cao, những người ở trong hàng ngũ nhân dân thì thô bỉ”[13;134].
hay khi tố cáo một cách sâu xắc sự bóc lột của giai cấp thống trị, sự sung sướng của chúng, được xây dựng trên sự đau khổ của người khác, trong Sang cả mình con là một thí dụ, một lão đi chơi về, mùa hè nóng nực, mồ hôi hắn ra ướt như tắm, hắn bắt một chú nhỏ con quạt, chú nhỏ cắm đầu quạt cho chủ. Được một lúc, chú bé đã làm khô mồ hôi của chủ, nhưng mồ hôi chú bé lại chảy ra đầm đìa. Lão chủ nhà khoái quá hỏi rằng : “Ồ! mồ hôi của tao đi đằng nào ấy nhỉ?”. Chú nhỏ bèn thưa rằng: “Dạ! thưa ông nó sang cả mình con rồi ạ!”. Ở đây cái “bi” và cái “hài” đã kết hợp với nhau, khiến cho chúng ta phải cười, nhưng sau đó là tiếng cười rơi lệ, đối với chú bé, trong thực trạng xã hội lúc bấy giờ.
Người ta còn có thể thấy được sự dốt nát của một lão trọc phú, nhưng lại luôn tỏ ra là người hay chữ Chốc nữa tao sang nên đã hiểu lầm ý bức thư của một người bạn gửi cho, để mượn ngựa chứ không phải mời lão sang chơi. Đó là bộ mặt thật của một kẻ giàu có, nhưng bên trong thì trống rỗng, luôn cố che dấu sự dốt nát của mình, vì sợ người ta biết.
Những truyện cười trên đây đã tạo nên những nét chấm phá, làm phong phú cho bức dáng về bộ máy cai trị của một thời kì xã hội phong kiến ở Việt Nam, đang biến thành trò hề trên sân khấu chính trị, chúng không còn giữ được vai trò quyền lực của mình như trước nữa, ngược lại chúng bị nhân dân ta đả kích, châm biếm mạnh mẽ.
2.1.2 Sự lên ngôi của “đồng tiền” trong luật pháp
Đằng sau thế lực của chốn quan trường, không bao giờ có thể thiếu sự hiện diện của thế lực đồng tiền, đồng tiền đã len lỏi vào khắp mọi nơi, nó chi phối tâm lí một bộ phận lớn những người trong xã hội. Đặc biệt trong chốn quan trường lúc bấy giờ, nó ra sức làm mưa làm gió, thao túng cả pháp luật, người ta vẫn thường nói, pháp luật sinh ra là bảo vệ công lí, cho lẽ phải, và những người dân vô tội, vậy mà nó vẫn bị đồng tiền chuyển lay, cũng như có thể thay đen đổi trắng. Ở trong chốn quan trường, nó là món ăn tráng miệng không thể thiếu được của những ông quan chuyên ăn đút lót, để sử kiện, bên nguyên có thể bỏ ra một ít tiền, thì đối với quan mọi chuyện đều không có gì là không thể giải quyết được. Vì vậy mà trong dân gian có câu lưu truyền là “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ” hay “Tiền vào cửa quan như gang vào lò”.
Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, không chỉ là sự tha hóa, xuống cấp của bộ máy cai trị mà đó còn là sự lũng đoạn, tham nhũng của những bậc quan lại ở địa phương, ở đâu cần “pháp luật” thì ắt sẽ không thể thiếu người bạn đồng hành là “đồng tiền” đi cùng. Quyền lực của pháp luật thì thể hiện ở đằng trước công đường, còn đồng tiền thì đi bằng cửa sau, để sắp xếp mọi việc. Ta có thể bắt gặp điều đó trong truyện Nhưng nó lại phải bằng hai mày [17;179]. Đó là việc “cải với ngô” đánh nhau, rồi mang nhau ra kiện, cải vì sợ kém thế, nên lót trước tiền cho quan năm đồng, nhưng khi sử vẫn bị phạt đánh một chục roi, chỉ vì “ngô” kia cũng không vừa cũng đã đút sẵn tiền cho quan trước nữa, hơn cả số tiền của chàng cải kia. Vì vậy mà có chuyện “cải” kiện lại “xin xét lại. Lẽ phải về con mà” nhưng thật trớ trêu, khi quan lại nói ra một sự thật chẳng mấy chút vui vẻ gì “Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày!”. Qua truyện trên ta thấy rằng ba con người kia đang thực hiện hàn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top